Xây dựng, vận hành hệ thống thoát nước đô thị

Một phần của tài liệu QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ (Trang 28 - 30)

- Khi xác định độ sâu đặt ống cần xét đến cốt mặt đất theo thiết kế quy hoạch san nền của đô thị và khả năng sử dụng của đường ống trước khi hoàn thành công tác san nền.

3.1.5.Xây dựng, vận hành hệ thống thoát nước đô thị

1) Xây dựng hệ thống thoát nước phải tính đến các giải pháp cơ bản của sơ đồ hệ thống thoát nước phù hợp với qui hoạch xây dựng đô thị, các khu công nghiệp, mặt bằng tổng thể của các khu hay cụm công nghiệp.

2) Sơ đồhệ thống thoát nước phải được đánh giá về mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội, môi trường, mức độ đảm bảo vệ sinh của các công trình thoát nước hiện có và khả năng tiếp tục sử dụng chúng trong t ương lai.

3) Đối với các điểm dân cư, cho phép sử dụng các loại hệ thống thoát nước chung, riêng một nửa, riêng hoàn toàn hoặc hệ thống kết hợp tuỳ theo địa hình,điều kiện khí hậu, yêu cầu vệ sinh của công trình thoát nước hiện có trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật.

4) Hệ thống thoát nước của các xí nghiệp công nghiệp phải theo kiểu riêng hoàn toàn, khi có các loại nước thải chứa các chất ô nhiễm khác nhau đòi hỏi các phương pháp xử lý khác nhau. Trong mọi trường hợp phải xem xét khả năng kết hợp thoát n ước toàn bộ hoặc một phần nước thải sản xuất với n ước thải sinh hoạt.

5) Thoát nước cho xí nghiệp cần xem xét:

- Khả năng thu hồi các chất có thể tái sử dụng tro ng nước thải.

- Khả năng giảm nước thải sản xuất bằng cách áp dụng quá trình công nghệ hợp lí, thực hiện chương trình sản xuất sạch hơn, sử dụng hệ thống cấp n ước tuần hoàn toàn bộ, một phần hoặc lấy n ước thải của phân x ưởng này để sử dụng cho phân x ưởng khác.

Chú thích: Chỉ cho phép sử dụng nước thải sinh hoạt đãđược làm sạch và khử trùng để cấp nước cho

rửa sàn nhà, tưới đường, tưới cây xanh.

6) Nước thải không bị nhiễm bẩn trong quá trình sản xuất (còn gọi là nước thải sản xuất quy ước sạch) cần sử dụng lại trong hệ thống cấp nước tuần hoàn. Khi không thể sử dụng lại thì cho phép xả vào nguồn tiếp nhận nước (sông, hồ v.v..) hoặc vào hệ thống thoát nước mưa.

7) Nước thải sản xuất khi xả vào hệ thống thoát nước sinh hoạt của đô thị phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Có nồng độ chất lơ lửng, chất nổi và các thông số ô nhiễm khác phải đạt yêu cầu loại C của quy chuẩn kỹ thuật môi trường Việt nam.

- Không chứa các chất có thể phá huỷ vật liệu làmống và những công trình khác của hệ thống thoát nước;

- Không chứa các chất có khả năng dính bám lên thành ống hoặc làm tắc ống thoát nước;

- Không chứa các chất dễ cháy (dầu, xăng) và các chất khí hoà tan có thể tạo thành hỗn hợp nổ trong đường ống hoặc công trình thoát nước;

- Không chứa các chất độc có nồng độ ảnh h ưởng xấu tới quá trình xử lý sinh học đối với nước thải.

Chú thích: Nếu nước thải sản xuất không đảm bảo các yêu cầu nói trên phải làm sạch sơ bộ. Mức độ

xử lý sơ bộ cần thoả thuận với c ơ quan thiết kế và quản lí hệ thống thoát nước chung của khu vực.

8) Khi nối mạng lưới thoát nước thải sản xuất của từng xí nghiệp vào mạng lưới của đô thị thì mỗi xí nghiệp cần có ống xả riêng và có giếng kiểm tra đặt ngoài phạm vi xí nghiệp hay khu công nghiệp.

Chú thích:Cho phép đặt ống dẫn chung nước thải sản xuất của một vài xí nghiệp sau giếng kiểm tra

của từng xí nghiệp.

9) Nước thải có chứa các chất phóng xạ, các chất độc và vi trùng gây bệnh trước khi xả vào mạng lưới thoát nước của đô thị phải được khử độc và khử trùng.

10) Không cho phép xả nhiều loại nước thải vào cùng một mạng lưới thoát nước, nếu như việc trộn các loại nước thải với nhau có thể tạo thành các chất độc, khí nổ hoặc các chất không tan với số lượng lớn.

11) Không được xả nước thải sản xuất có nồng độ nhiễm bẩn cao tập trung thành từng đợt. Trường hợp khối lượng và thành phần nước thải thay đổi quá lớn trong ngày cần phải thiết kế bể điều hoà.

12) Điều kiện xả nước thải vào nguồn tiếp nhận được xác định bằng tính toán tr ên cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn môi trường khi xả nước thải vào nguồn tiếp nhận.

13) Khoảng cách an toàn về môi trường (ATVMT) từ các công trình xử lý và trạm bơm nước thải tới ranh giới xây dựng nhà ở, công cộng, bệnh viện, tr ường học, các xí nghiệp thực phẩm phải tuân thủ qui định tại bảng 3.1.

- Trong khoảng cách ATVMT phải trồng cây xanh với chiều rộng ≥10m.

- Đối với loại trạm bơm nước thải sử dụng máy b ơm thả chìmđặt trong giếng ga kín thì không cần khoảng cách ATVMT, nh ưng phải có ống thông hơi xả mùi hôi (xả ở cao độ ≥3m).

- Nếu trong địa giới của trạm xử lý n ước thải cơ học và sinh học công suất đến 50m3/ngđ và bãi lọc diện tích đến 0,5ha thì lấy khoảng cách bằng 100m.

- Khoảng cách ly vệ sinh trong bãi lọc ngầm công suất đưới 15m3/ngđ lấy bằng15m. - Khoảng cách ly vệ sinh của bãi lọc ngầm và thấm đất sỏi lấy bằng 25m, của bệ tự

Bảng 3.1: Khoảng cách ly tối thiểu giữa trạm b ơm, công trình xử lý nước thảivới khu dân cư, bệnh viện, trường học, công trình công cộng và xí nghiệp thực phẩm

Khoảng cách ATVMT tối thiểu (m) ứng với công suất (m3/ngđ) TT Loại công trình < 200 (m3/ngđ) 200-5.000 (m3/ngđ) >5.000- 50.000 (m3/ngđ) > 50.000 (m3/ngđ)

1 Trạm bơm nước thải 15 20 25 302 Trạmxử lý nước thải:

Một phần của tài liệu QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ (Trang 28 - 30)