- Biến đều (độ lệch chuẩn) nhập số 2 vào công thức Biến không đều: nhập số 3 vào công thức
3. Mức độ ảnh hưởng (ES)
Mức độ ảnh hưởng (ES) cho biết độ lớn ảnh hưởng của tác động. Độ chênh lệch giá trị
trung bình chuẩn (SMD) chính là công cụ đo mức độ ảnh hưởng. Công thức tính mức độ
ảnh hưởng sử dụng độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của Cohen (1998) được trình bày trong bảng dưới:
Có thể giải thích mức độ ảnh hưởng bằng cách sử dụng các tiêu chí của Cohen, trong đó phân ra các mức độ ảnh hưởng từ không đáng kể đến rất lớn.
Giá trị mức độ ảnh hưởng (ES) Ảnh hưởng > 1,00 Rất lớn 0,80 – 1,00 Lớn 0,50 – 0,79 Trung bình 0,20 – 0,49 Nhỏ < 0,20 Rất nhỏ
Về mặt lý thuyết, không có giới hạn trên của mức độ ảnh hưởng. Giá trị SMD = 0,63, mức độ ảnh hưởng nằm ở mức trung bình, nghĩa là tác động mang lại ảnh hưởng ở mức độ trung bình. Giá trị SMD = 0,10 thuộc mức rất nhỏ, nghĩa là tác động không có ảnh hưởng thực tiễn.
Tác động của NC được xác định thông qua mức độ ảnh hưởng là một cơ sở tốt để người quản lý đưa ra quyết định. Ví dụ, nhà trường có thể lựa chọn thực hiện các nghiên cứu có ảnh hưởng lớn hơn thay vì các nghiên cứu có ảnh hưởng nhỏ.
Ví dụ, mức độ ảnh hưởng giữa hai bài kiểm tra trước tác động và hai bài kiểm tra sau tác động có kết quả như sau:
Giá trị mức độ ảnh hưởng (ES)
Ảnh hưởng
KT trước tác động 0,03 Rất nhỏ
KT sau tác động 0,63 Trung bình
Các bước kiểm tra mức độ ảnh hưởng
1. Tính độ lệch chuẩn theo công thức trong phần mềm Excel:
=Stdev(number1, number 2, …)
2. Tính SMD theo công thức: