0
Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Một số kiến nghị hoàn thiện

Một phần của tài liệu CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ (Trang 66 -71 )

- Giai đoạn từ 2005 đến nay

3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện

Qua việc nghiên cứu tìm hiểu chế định "chứng cứ và chứng minh" trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (và các văn bản liên quan). Tác giả đã chỉ ra phần nào về u điểm, bất cập hạn chế về chế định chứng cứ và chứng minh; thực tiễn, áp dụng trong xét xử, tác giả xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị mong sao góp phần về lý luận và thực tiễn để việc thực hiện, áp dụng và hoàn thiện chế định chứng cứ và chứng minh nói riêng và tố tụng dân sự nói chung.

- Việc quy định khái niệm chứng cứ trong Bộ luật Tố tụng dân sự vẫn đang gây tranh cãi hiện nay. Bởi ngôn ngữ Việt Nam rất đa nghĩa, nên cụm từ "những gì có thật" có quan điểm là quá trừu tợng, khó xác định là gì, bởi vậy mà nên có quy định rõ ràng, chi tiết bằng các văn bản dới luật.

Những tình tiết, sự kiện phải chứng minh bao gồm các tình tiết sự kiện mà quan hệ dân sự phụ thuộc vào nó và có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ việc dân sự. Phải xác định rõ các tình tiết sự kiện nào, nh thế nào là không phải chứng minh (Điều 80 Bộ luật Tố tụng dân sự) và nên quy định rõ những tình tiết sự kiện nào phải chứng minh. Do vậy, khoản c Điều 80 Bộ luật Tố tụng dân sự cần xác định rõ thêm nếu thẩm phán có nghi ngờ thì yêu cầu đơng sự, thậm chí là cơ quan công chứng, chứng thực xác định lại, xuất trình bản gốc. Điều này là rất cần thiết để tránh tình trạng cố ý làm sai, xác định rõ quyền nghĩa vụ của họ. Tạo điều kiện cho Tòa án thực hiện quyền của mình dễ dàng hơn.

- Để tạo điều kiện cho ngời bảo vệ cho đơng sự (có thể là Luật s; chuyên viên, trợ giúp viên ở trung tâm trợ giúp pháp lý) vì lợi ích hợp pháp của đơng sự, và bảo vệ các quan hệ dân sự một cách hợp pháp, góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự nêu quy định thêm quyền trong thu thập chứng cứ cho họ. Ví dụ nh họ phải đợc thực hiện các quyền "xem xét thẩm định tại chỗ; yêu cầu các cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ". Nếu không có quy định rõ ràng thì trong tác nghiệp của ngời

bảo vệ bị hạn chế và ảnh hởng cho việc giải quyết đúng đắn, toàn diện đầy đủ vụ việc dân sự.

- Về thời hạn giao nộp chứng cứ: Trong Bộ luật Tố tụng dân sự cha quy định rõ về thời hạn để đơng sự, ngời đại diện, ngời bảo vệ cho đơng sự giao nộp chứng cứ. Bởi vậy, nên sớm có quy định một thời hạn hợp lý để đơng sự.... vừa có đủ thời gian để thu thập cung cấp cho Tòa vừa để Tòa án giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, nhanh chóng đúng theo thời hạn tố tụng dân sự quy định. Phải nên đặt ra trờng hợp đơng sự cố tình không nộp chứng cứ cho Tòa án, thì phải chịu một hình phạt nhất định. Việc quy định này vừa đảm bảo nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của đơng sự mặt khác bảo vệ trật tự chung của các quan hệ dân sự, bảo đảm pháp luật đợc thực hiện nghiêm túc và đúng đắn, đảm bảo cho Tòa án là cơ quan thể hiện quyền lực Nhà nớc thông qua hoạt động xét xử.

- Trong thu thập đánh giá, xác định, bảo quản, bảo vệ chứng cứ Bộ luật Tố tụng dân sự nên quy định thêm cơ quan Viện Kiểm sát để tăng thêm độ chính xác và hạn chế tính chủ quan, cố ý làm trái của đơng sự và ngời tiến hành tố tụng.

- Bộ luật Tố tụng dân sự quy định tại Khoản 4 Điều 79 Bộ luật Tố tụng dân sự cha nêu đợc rõ là phải chịu hậu quả gì? Hậu quả nh thế nào nếu đơng sự không đa ra đợc chứng cứ hoặc không đa ra đủ chứng cứ. Nên quy định rõ cụ thể hoặc có văn bản hớng dẫn.

- Trong trng cầu giám định, qua thực tế kết luận giám định ở Viện Khoa học hình sự hay dùng cụm từ "có khả năng"; luật pháp không nên thực hiện dựa theo phán đoán cha khẳng định chắc chắn. Nh trong vụ án về đòi tài sản, hợp đồng đánh máy còn chữ ký của hai bên cho vay, bên vay khẳng định là không phải chữ ký của mình. Kết luận giám định ghi "có khả năng" thì xử lý thế nào?

Cần thiết quy định chỉ chấp nhận kết luận giám định là khẳng định và u tiên áp dụng thực hiện kết luận giám định ở cơ quan chuyên môn Trung ơng.

- Khoản 1 Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự về trách nhiệm bảo quản của Tòa án khi lu giữ, quy định này cha thể hiện rõ trách nhiệm gì của Tòa án. Giả sử đơng sự cung cấp cho Tòa án hợp đồng vay tài sản là bản gốc duy nhất (đơng sự không công chứng) giá trị tài sản hàng tỷ đồng nên chẳng may Tòa án làm mất... thì giải quyết nh thế nào? Bởi vậy, việc quy định rõ trách nhiệm là cần thiết. Từ đó tại Điều 84 Bộ luật Tố tụng dân sự việc giao nộp quy định rõ nếu là tài liệu, văn bản chỉ yêu cầu bản phô tô - công chứng cầm kèm theo bản gốc để Tòa đối chiếu lại. Sau đó đơng sự lu giữ xuất trình cho Tòa án khi có yêu cầu.

- Để hạn chế, tránh tình trạng chứng cứ bị tiêu hủy hoặc có thể bị tiêu hủy. Bộ luật nên quy định thời gian Tòa án buộc phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ chứng cứ khi đơng sự có yêu cầu. Thực tiễn vấn đề này hầu hết đơng sự trong các vụ việc dân sự đều không hài lòng với Tòa án, một hoặc các bên đơng sự đã bị thiệt hại quyền lợi của mình do việc chậm trễ của Tòa án.

Tại Điều 385 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về các biện pháp xử lý ngời có hành vi cản trở nhng hoạt động xác minh thu thập chứng cứ của ngời tiến hành tố tụng nhng cha quy định cụ thể việc áp dụng các chế tài, nên quy định hình thức xử lý cụ thể ngời đứng đầu cơ quan, tổ chức không chịu cung cấp chứng cứ hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật gây trở ngại cho việc giải quyết vụ án. Quy định chế tài rõ ràng sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan tổ chức đang lu giữ chứng cứ.

kết luận

Chứng cứ và chứng minh là một chế định lớn trong Bộ luật tố tụ dân sự Việt Nam. Nghiên cứu về quá trình thu thập, cung cấp, xác định, bảo quản, đánh giá, bảo vệ chứng cứ của chế định chứng cứ và chứng minh trong Bộ luật Tố tụng dân sự (và các văn bản liên quan) liên quan đến đề tài mặc dù đã có một số đề tài nghiên cứu, công trình khoa học đợc công bố, có nhiều quan điểm trên các tạp chí khoa học pháp lý, song việc làm sáng tỏ đầy đủ nội dung cụ thể của chế định này đến nay cha có, điều đó dẫn đến việc nghiên cứu, luận giải và làm sáng tỏ đề tài đối với tác giả gặp không ít trở ngại và khó khăn. Trong thực tiễn chế định chứng minh và chứng cứ đợc áp dụng chồng chéo và cha nghiêm túc bởi việc quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự về chế định này cha thực sự phù hợp với thực tiễn.

Kết quả nghiên cứu phần nào luận giải đợc rõ cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý, chỉ ra đợc bất cập, hạn chế của các quy định về chứng minh và chứng cứ trong Bộ luật Tố tụng dân sự và vận dụng trong thực tiễn. Từ việc nghiên cứu toàn diện các khía cạnh của chế định chứng minh và chứng cứ, tác giả cho rằng để giải quyết án tồn đọng, án hủy, án sai... nhằm nâng cao chất lợng xét xử của mỗi bản án, quyết định của Tòa án góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân và bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa cần hoàn thiện tổng thể các quy định trong tố tụng dân sự và các văn bản quy định pháp luật liên quan. ở chế định chứng minh và chứng cứ cần hoàn thiện, pháp điển hóa ở mức cao hơn vừa cụ thể vừa có phạm vi khái quát vừa dễ sử dụng mà đúng văn phong. Hơn lúc nào hết phải đào tạo, bồi dỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết cho thẩm phán, kiểm soát viên, hội thẩm nhân dân, luật s... đồng thời tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân. Điều đó sẽ góp phần lớn trong việc nâng cao kỷ c- ơng pháp luật nói chung.

Một phần của tài liệu CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ (Trang 66 -71 )

×