0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ-KHAI THÁC DẦU KHÍC ỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP “THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ THĂM DÒ- KHAI THÁC DẦU KHÍ Ở NƯỚC NGOÀI CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM” (Trang 27 -37 )

So với các ngành công nghiệp khác trong nước, ngành Dầu khí được coi là phát triển sau. Tuy nhiên với sự hấp dẫn của nó và sự quan tâm ưu tiên đặc biệt của Đảng và Chính phủ, trong vòng 30 năm trở lại đây, ngành công nghiệp đặc thù này đã phát triển mạnh và trở thành một trong những ngành có vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế quốc dân hiện nay.

Có thể tạm chia tiến trình phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam theo các giai đoạn như sau:

1. Giai đoạn trước 1987.

Thời kì những năm 60 cho đến năm 1975, khi Tổng cục Dầu khí chưa được thành lập (ngày 3/9/1975 chính phủ quyết định thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt mà ngày nay trở thành Tổng công ty Dầu khí Việt Nam). Lúc đó các hoạt động thăm dò dầu khí là nhiệm vụ của Tổng cục Địa chất với sự tham gia của các nhà địa chất dầu khí Việt Nam và các chuyên gia Liên Xô. Trong thời gian này chủ yếu tìm kiếm, thăm dò ở miền Bắc, trên đất liền.

Các chuyên gia của Tổng cục Địa chất mà sau này là Liên đoàn Địa chất 35 đã khảo sát rất nhiều khu vực trên miền Bắc để thăm dò, tìm kiếm dầu khí, đã làm nhiều tuyến địa chất và đã khoan nhiều giếng khoan ở đồng bằng sông Hồng. Trên cơ sở dữ liệu vật lí địa chất, giếng khoan đầu tiên xấp xỉ 3000 m đã được khoan năm 1970. Kết quả tìm được trong thời gian này còn rất khiêm tốn. Cho tới năm 1975 chỉ phát hiện được một mỏ khí nhỏ ở tỉnh Thái Bình và hiện nay đang được khai thác.

Trong thời gian này tại miền Nam Việt Nam việc khảo sát địa vật lí đã được tiến hành vào cuối những năm 60 bởi chính quyền Ngụy Sài Gòn. Năm 1967 Cục nghiên cứu hải dương học của Mỹ tiến hành khảo sát toàn bộ lãnh thổ Nam Việt Nam từ độ cao 2000m hình thành 1 lô và 1 bản đồ tỉ lệ 1/250.000.

Trong những năm 1969-1970, Mandral đã chụp 1 lô 30×50 km dữ liệu địa chấn trên thềm kục địa Việt Nam với tổng 8000km các dải địa chấn. Năm 1974 CSI chụp 5000km các dải địa chấn phía Đông miền Trung Nam Việt Nam.

Trong năm 1973-1974 chính quyền Ngụy Sài Gòn mở hai cuộc đấu thầu quốc tế và có 9 tập đoàn dầu lửa quốc tế như Mobil Oil, Shell/Pecten Việt Nam, Esso, Marathon, Mobil/Kaiyo, Pecten/BHP, Union Texas… thắng thầu.

Trong thời gian này, Mobil và Pecten tiến hành khảo sát địa vật lí và đã khoan 6 giếng thăm dò ở biển Cửu Long và Nam Côn Sơn, 2 giếng ở Bạch Hổ- IX với sản lượng 2400 thùng/ngày được phát hiện bởi Mobil và giếng Dua IX sản lượng 2230 thùng/ ngày do Pecten thực hiện.

Sau khi đất nước thống nhất, Tổng cục Dầu khí được thành lập ngày 3/9/1975, cho đến đầu những năm 80 là thời kì chúng ta được sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô tiếp tục tìm kiếm và thăm dò dầu khí trên toàn bộ đất nước bao gồm cả trên đất liền cũng như ngoài biển. Tại

miền Bắc tiếp tục thăm dò ở đồng bằng sông Hồng. Tại miền Nam Tổng cục Dầu khí kí hợp đồng thăm dò với Công ty Địa vật lý Quốc tế (CGG) thăm dò khảo sát 2275km nhiều dải địa chấn dọc các nhánh sông Mêkông và các vùng nước cạnh. Khảo sát trọng lực với bản đồ tỉ lệ 1/200.000 được Tổng cục Dầu khí thực hiện. Trên cơ sở dữ liệu đó, 2 giếng đã được khoan thăm dò.

Năm 1978 Tổng cục Dầu khí đã kí 3 hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí (PSC) với Diminex (Block 15), Agip (Block 04 và 12) và Bowvalley (Block 28 và 29) khảo sát thăm dò trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam và đã được khoan tại 12 vị trí nhưng kết quả các hợp đồng cũng bị gián đoạn. Kết quả thăm dò dầu khí của thời gian này chỉ thu thập được nhiều số liệu, kể cả số liệu của đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long nhưng vẫn chưa phát hiện ra một mỏ dầu nào mới. Năm 1986 đánh dấu bước ngoặt trong sự phát triển của ngành dầu khí Việt Nam bằng việc kí kết hiệp định Liên Chính Phủ giữa CHXHCN Việt Nam và Liên bang CHXHCN Xô Viết về việc thành lập Xí nghiệp liên doanh Việt Xô (VietSopetro) tiến hành thăm dò địa chất và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam. Hàng loạt các hoạt động thăm dò địa chất, địa vật lí được tiến hành bởi liên doanh và đã xác định lô địa chấn 16×32 km tại hầu hết các khu vực bể trầm tích tại thềm lục địa Việt Nam với tổng 50.000km các giải địa chất. Chúng ta đã phát hiện được dầu khí tại mỏ Bạch Hổ 1985 và tiếp theo là mỏ Đại Hùng và Rồng. Năm 1986 chúng ta có những tấn dầu thô đầu tiên từ mỏ Bạch Hổ của VietSopetro với sản lượng khai thác đạt 40.000 tấn dầu thô/năm.

2. Giai đoạn 1987 đến nay.

Với việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1987) và chính sách mở cửa kinh tế của Đảng và Nhà nước, ngành Dầu khí Việt Nam đã

bước vào một thời kì phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là đối với công tác thăm dò- khai thác.

Tổng cục Dầu khí được chuyển đổi thành Tổng công ty \Ddầu khí Việt Nam (Petrovietnam) với tư cách là một Công ty Dầu khí Quốc Gia, đã tiến hành hàng chục hợp đồng hợp tác kinh doanh thăm dò dầu khí với các công ty dầu khí danh tiếng trên thế giới .

Hệ thống luật pháp điều chỉnh hoạt động dầu khí trong nền kinh tế thị trường đã được hoàn thiện, đảm bảo cho việc đầu tư được ổn định (Luật Dầu Khí, Luật Thuế, Luật Lao Động…).

Sau hơn 10 năm tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, Petrovietnam đã hợp tác đầu tư với các công ty dầu khí nước ngoài triển khai một khối lượng rất lớn các công việc nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò và đã phác thảo rõ nét hơn bức tranh dầu khí. Từng bước chính xác hoá tiềm năng, trữ lượng và phát hiện một số khu vực có trữ lượng dầu khí. Kết quả là xác định được các bể trầm tích có tiềm năng dầu khí như:

- Bể sông Hồng, Phú khánh, Cửu long, Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu, Hoàng Sa và nhóm bể Trường Sa (đối với thềm lục địa và vùng biển đặc quyền kinh tế).

- Trũng Hà Nội và một phần trũng Cửu Long (đối với phần đất liền).

Phía nước ngoài đã tham gia tìm kiếm- thăm dò dầu khí tập trung ở các bể: Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay-Thổ Chu. Một số vùng đã có các phát hiện dầu khí là:

- Bể Cửu Long: Phát hiện dầu.

- Bể Nam Côn Sơn, Malay - Thổ chu: Phát hiện dầu và khí, trong đó chủ yếu là khí thiên nhiên.

- Bể sông Hồng: phát hiện khí, trong đó những phát hiện khí ở vùng biển Quảng Nam, Đà Nẵng có trữ lượng rất lớn nhưng hàm lượng CO2 cao (60-90%).

- Trũng Hà Nội: phát hiện dầu và khí với trữ lượng nhỏ.

Những nghiên cứu bước đầu đánh giá được trữ lượng xác minh và tiềm năng dầu khí của từng bể với tổng tiềm năng dự báo khoảng 3 tỷ tấn dầu quy đổi trong đó chủ yếu là khí. Trữ lượng đã phát hiện khoảng 1 tỷ tấn dầu quy đổi, trong đó có khoảng 250 tỷ m3 khí ở bể Sông Hồng có hàm lượng CO2 cao, tổng trữ lượng các mỏ nhỏ khoảng 100 triệu tấn dầu quy đổi. Trữ lượng dầu và khí của các mỏ đã được phát hiện khẳng định tiềm năng dầu khí của nước ta là tương đối lớn. Tuy nhiên, cho đến nay ta mới chỉ phát hiện được khoảng 33% trữ lượng tiềm năng.

Bên cạnh mỏ Bạch Hổ do Vietsopetro đang khai thác, các nhà thầu đã khoan thẩm lượng và đưa 5 mỏ mới vào khai thác: Đại Hùng, Rồng, Rạng Đông, Ruby, Bunga Kekwa. Tổng sản lượng khai thác lên tới 98 triệu tấn dầu và 3.9 tỷ m3 khí. Tổng sản lượng khai thác dầu thô ngày càng tăng qua các năm thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2: sản lượng khai thác dầu thô của Việt Nam qua các năm (Đơn vị: triệu tấn/năm) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 '97 '98 '99 '00 '01 '02 '03 (¦íc)

Nguồn: Báo cáo Dầu Khí 7/2003

Như vậy, các hoạt động dầu khí trong giai đoạn 1987-2002 đã tạo nên bước phát triển mới của ngành Dầu khí nước ta, xây dựng nền tảng đầu tiên của ngành trên cơ sở khai thác dầu khí ở thềm lục địa, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ. Điều đó thể hiện ở sự gia tăng sản lượng dầu thô xuất khẩu. Năm 1988: xuất khẩu 0.69 triệu tấn dầu thô. Năm 2002: xuất khẩu 17.0971 triệu tấn dầu thô, gấp 24.8 lần năm 1988. Khối lượng dầu thô xuất khẩu đã đem lại nguồn ngoại tệ rất lớn cho Nhà nước. Chính vì giá trị xuất khẩu lớn như vậy mà dầu thô đã đứng đầu trong số 5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Dầu thô chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn, có vai trò to lớn trong việc cân đối cán cân xuất nhập khẩu của nước ta. Trong 10 năm trở lại đây, tỷ trọng giá trị

9.96 17.097 17.097 17.01 12.32 15.86 15.22 17.61

xuất khẩu của dầu thô đạt mức cao nhất vào năm 2000 (25.84%), sau đó tỷ trọng này giảm dần do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của các sản phẩm khác cao hơn tương đối so với dầu thô. Đến năm 2002, tỷ trọng giá trị xuất khẩu dầu thô đạt 19.55%. Bảng sau đây minh hoạ cho ta thấy điều đó.

Bảng 15: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dầu thô giai đoạn 1995-2002

Năm Sản lượng dầu thô xuất khẩu (triệu tấn) Giá trị dầu thô xuất khẩu (tỷ USD) Tổng giá trị xuất khẩu (tỷ USD) Tỷ trọng giá trị dầu thô (%) 1995 7.652 1.155 5.449 21,20 1996 8.705 1.353 7.256 18,65 1997 9.638 1.440 9.269 15,54 1998 12.122 1.25 9.356 13,36 1999 14.750 2.017 11.532 17,49 2000 16.291 3.472 14.482 25.84 2001 16.828 3.139 15.027 20.89 2002 16.627 3.232 16.530 19.55 7/2003 9.894 2.1699 11.404 19.02 Nguồn: www.vneconomy.com.vn Cùng với dầu mỏ, các phát hiện về khí cũng rất lớn. Đây là cơ sở cho phát triển một ngành công nghiệp mới ở Việt Nam - công nghiệp Khí. Công nghiệp Khí nước ta thực sự khởi động vào đầu những năm

1990 khi sản lượng dầu thô của mỏ Bạch Hổ đã đạt trên 5 triệu tấn một năm và cùng với nó là một lượng khí đồng hành tương đối lớn, gần 1 tỷ m3 khí/năm, không được sử dụng và phải đốt bỏ gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, Chính phủ đã quyết định phải có phương án sử dụng khí đồng hành đó cho sản xuất điện và các nhu cầu công nghiệp, dân dụng khác. Chính phủ đồng thời quyết định để Petrovietnam tự xây dựng đường ống dẫn khí từ mỏ Bạch Hổ vào bờ để dùng cho phát điện. Sản lượng khí thu gom được nhờ đó tăng nhanh qua các năm. Năm 1997 sản lượng khí gom được là 563 triệu m3 thì năm 2002 lên tới 2170 triệu m3. Tổng số khí khai thác được là gần 9 tỷ m3 .

Biểu đồ 3: Sản lượng khai thác khí của Việt Nam qua các năm

(Đơn vị: triệu m3) 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 '97 '98 '99 '00 '01 '02 '03 (¦íc)

Nguồn: Báo cáo Dầu Khí 7/2003

Cùng với sự tăng trưởng của sản lượng khí khai thác, doanh số thu được từ việc bán khí cho các hộ tiêu thụ, nhà máy điện cũng ngày càng

1039 563 563 1435 2170 1598 1724 2825

tăng, năm 2002 đạt được 1887 tỷ đồng. Doanh thu bán khí các năm gần đây thể hiện qua bảng sau.

Bảng 16: Doanh thu bán khí giai đoạn 1997-2002

(Đơn vị: tỷđồng)

Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 (Ước) Doanh

thu 635 1075 1775 1239 1497 1887 3264 Nguồn: Báo cáo Dầu khí 7/2003

Tháng 5/1995, nhà máy khí hoá lỏng đầu tiên của Việt Nam được Petrovietnam xây dựng tại Dinh Cố để chuyển một phần khí sang trạng thái lỏng (LPG) trước khi đưa vào nhà máy điện Bà Rịa, Phú Mỹ. Với sản lượng 300.000 tấn LPG/năm không những góp phần thay đổi cơ cấu nhiên liệu trong công nghiệp và tiêu dùng, còn giúp ta tiết kiệm ngoại tệ (khoảng 80 triệu USD/năm để nhập khẩu mặt hàng này).

Mới có 8 năm thu gom khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ, ta đã tiết kiệm được một khối lượng khí lớn hàng vài tỷ m3 khí không phải đốt bỏ góp phần bước đầu thay đổi cơ cấu đầu vào của ngành điện. Bên cạnh nhà máy nhiệt điện truyền thống dùng dầu FO, than đá thì nay có thêm nhà máy nhiệt điện dùng tuốc bin khí.

Bên cạnh khí đồng hành, nguồn khí đốt thiên nhiên có tính thương mại cũng đã được các Nhà thầu phát hiện ra tại mỏ Lan Tây-Lan Đỏ (lô 06-l, Nhà thầu BP/STATOIL/ONGC) vào năm 1993 với trữ lượng trên 2

TCF (2 ngàn tỷ feet khối - khoảng 60 tỷ mét khối), Mỏ Rồng Đôi (lô ll-2, Nhà thầu PEDCO) vào năm 1995. Hai mỏ Lan Tây - Lan Đỏ và Rồng Đôi đã đi vào khai thác trong năm 2000.

Những năm tới, khi khai thác các mỏ khí thiên nhiên, ngành công nghiệp Khí của Việt Nam sẽ khởi sắc. Nhiều ngành công nghiệp theo đó sẽ có đà phát triển mạnh. Chính phủ đã phê duyệt dự án xây dựng 4 nhà máy điện dùng khí tại Phú Mỹ với công suất 3500-4000MW (gấp hai lần công suất của nhà máy thủy điện Sông Đà). Một liên hợp điện đạm cũng sẽ được ra đời tại đó. Các nhà máy sản xuất methanol, PVC, PS, PP, phân Urê... cũng có điều kiện ra đời từ việc sử dụng khí. Như vậy, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không chỉ khai thác được tài nguyên dầu khí, làm tăng giá trị của nó qua chế biến mà còn góp phần thúc đẩy phát triển một số ngành công nghiệp mới làm thay đổi cơ cấu ngành kinh tế.

Theo các số liệu về tình hình khai thác dầu khí trên đây, ta có thể thấy rằng tổng sản lượng khai thác dầu và khí hàng năm không ngừng tăng lên. Doanh thu từ dầu khí tăng trưởng hàng năm khoảng 25% đã đóng góp rất lớn vào Ngân sách Nhà nước. Sự tăng trưởng như vậy đã thể hiện hiệu quả của sự nỗ lực toàn Ngành trong việc ký kết và triển khai nhiều hợp đồng tìm kiếm-thăm dò, khai thác dầu khí với nước ngoài. Ta đã có nhiều phát hiện dầu khí và đẩy mạnh khai thác sản phẩm, đầu tư công nghệ kỹ thuật mới, hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình và giếng khoan khai thác. Điều đó chứng tỏ hoạt động của Petrovietnam đạt hiệu quả đầu tư cao. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho nền kinh tế.

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ THĂM DÒ- KHAI THÁC DẦU KHÍ Ở NƯỚC NGOÀI CỦA TỔNG CÔNG TY

DẦU KHÍ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP “THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ THĂM DÒ- KHAI THÁC DẦU KHÍ Ở NƯỚC NGOÀI CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM” (Trang 27 -37 )

×