Lĩnh vực hạ nguồn (Downstream).

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng và triển vọng hoạt động đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí ở nước ngoài của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam” (Trang 40 - 42)

I. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM

3.3. Lĩnh vực hạ nguồn (Downstream).

Lĩnh vực hạ nguồn bao gồm các hoạt động liên quan đến chế biến gồm lọc dầu và hoá dầu, phân phối và kinh doanh sản phẩm dầu khí hoặc sản phẩm dẫn xuất từ dầu khí.

Ngay sau khi Việt Nam khai thác tấn dầu thô đầu tiên vào năm 1986 từ mỏ Bạch Hổ thì đồng thời một kế hoạch xây dựng nhà máy lọc dầu công suất khoảng 6,5 triệu tấn/ năm đã được triển khai nghiên cứu. Nhưng do có sự biến động về tình hình chính trị xã hội ở Liên Xô vào năm 1990 nên kế hoạch này đã không thực hiện được.

Trong giai đoạn 1990-1996 cùng với việc sản lượng khai thác dầu hàng năm và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong nước liên tục tăng thì việc xây dựng nhà máy lọc dầu trở nên cấp thiết hơn. Petrovietnam đã được Chính phủ chỉ đạo kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài hợp tác liên doanh xây dựng nhà máy lọc dầu số 1.

Đầu năm 1997, thực hiện chỉ thị của Chính phủ, Petrovietnam đã tiến hành triển khai kế hoạch xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 tại Dung Quất-Quảng Ngãi. Một hướng hợp tác mới đã mở ra khi Petrovietnam và Zarubezhneftj của Nga ký hợp đồng liên doanh thành lập công ty liên doanh Vietross để triển khai xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 này. Hiện nay, công ty Vietross đang tích cực triển khai đề án: san lấp mặt bằng, chuẩn bị các tài liệu gọi thầu thiết kế, xây dựng... Mục tiêu có sản phẩm đầu tiên vào cuối năm 2007. Tuy nhiên, dự báo nhu cầu tiêu thụ và hướng phát triển của nền kinh tế quốc dân, Petrovietnam đã trình Chính phủ phương án xây dựng nhà máy lọc dầu số 2.

* Hoá du

Công nghiệp hoá dầu là một ngành rất mới ở Việt Nam. Do nền kinh tế còn chưa phát triển nên Việt Nam chưa có điều kiện để xây dựng một liên hợp lọc hoá dầu hoàn chỉnh. Để đáp ứng dần dần nhu cầu thị trường trong nước, Petrovietnam đã hợp tác với các công ty nước ngoài để triển khai các đề án như: đề án liên doanh sản xuất nhựa PVC với Petronas, đề án liên doanh sản xuất phụ gia hoá dẻo DOP với LG, Vinachem. Các dự

án khác còn đang ở giai đoạn đàm phán hoặc chờ đợi một số điều kiện thuận lợi về đầu tư như dự án sản xuất PP, dự án liên doanh sản xuất nhựa PS với Marubeni, dự án methanol trên bờ với Lurgi, Ancom, dự án methanol nổi với GCS, Ugland, dự án sản xuất phụ gia tẩy rửa (LAB). Nói chung các dự án về hoá dầu còn gặp nhiều khó khăn vì chưa khẳng định được dự báo của thị trường hoặc sự thiếu chắc chắn của việc cung cấp nguyên liệu ban đầu từ nhà máy lọc dầu hoặc từ nguồn khí.

* Phân phi và kinh doanh sn phm du khí

Vì Chính phủ Việt Nam chưa cho phép các công ty nước ngoài tham gia đơn thuần hoạt động phân phối sản phẩm xăng dầu nên trong hoạt động này chưa có dự án có vốn đầu tư nước ngoài nào được ký kết ngoại trừ việc phân phối sản phẩm của dự án chế biến dầu khí và hoá dầu. Thời gian qua, Petrovietnam rất tích cực tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài qua các đề án phân phối sản phẩm dầu khí được phép khác như: Liên doanh Vinagas đóng bình và phân phối khí hoá lỏng với PTT (Thái Lan) và Total (Pháp), Liên doanh Thăng Long đóng bình và phân phối khí hoá lỏng với Petronas (Malayxia).

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng và triển vọng hoạt động đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí ở nước ngoài của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam” (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)