0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Giải pháp vĩ mô:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP “THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ THĂM DÒ- KHAI THÁC DẦU KHÍ Ở NƯỚC NGOÀI CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM” (Trang 84 -90 )

II. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ THĂM DÒ-KHAI THÁC DẦU KHÍ Ở NƯỚC NGOÀI CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM

1. Giải pháp vĩ mô:

1.1. Bổ sung và hoàn thiện hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động

đầu tưở nước ngoài nói chung và trong lĩnh vực dầu khí nói riêng.

Như đã nói trong chương II, văn bản pháp lý cao nhất mà Tổng công ty Dầu khí Việt Nam phải tuân thủ trong đầu tư ra nước ngoài là Nghị định 22/NĐ-CP ngày 14/4/1999 của Chính Phủ quy định về quản lý đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài và Quyết định số 116/Ttg ngày 2/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số ưu đãi, khuyến khích đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực hoạt động dầu khí. Tuy nhiên các văn bản này chưa đầy đủ và chưa đồng bộ. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là hoạt động mang tính quốc tế hoá cao vì vậy nhà đầu tư phải chấp nhận

các thông lệ quốc tế về đấu thầu, về thẩm định… Vậy để khuyến khích đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò- khai thác dầu khí giúp Tổng công ty Dầu khí Việt Nam có thể hoạt động được theo thông lệ dầu khí quốc tế cần bổ sung một số điểm sau:

Thẩm định và quyết định đầu tư:

Việc thẩm định và quyết định đầu tư ra nước ngoài được quy định tại điều 10 Nghịđịnh số 22/1999/NĐ ngày 14/4/2001 của Chính phủ. Theo đó các dự án trong lĩnh vực dầu khí- các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ được thẩm định theo trình tự dưới đây (nội dung xin xem phần phụ lục):

Bước 1: Doanh nghiệp gửi hồ sơ dự án tới Bộ Kế hoạch Đầu tư.

Bước 2: Bộ Kế hoạch Đầu tư gửi văn bản xin ý kiến Bộ, Ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh.

Bước 3: Bộ, Ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh gửi ý kiến bằng văn bản đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư về những vấn đề của dự án thuộc Doanh nghiệp 1 Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2 3 4 Biểu đồ 6: Thủ tục thẩm định dự án đầu tưđối với dự án

thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Kế hoạch Đầu tư

Bộ, Ngành liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh

Bước 4: Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo quyết định cho doanh nghiệp.

Bước 1: Doanh nghiệp gửi hồ sơ dự án tới Bộ Kế hoạch Đầu tư.

Bước 2: Bộ Kế hoạch Đầu trình Thủ tướng ý kiến thẩm định trong thời hạn 15 ngày.

Bước 3: Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến thẩm định về dự án đầu tư.

Bước 4: Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo quyết định cho doanh nghiệp. Như vậy theo quy định hiện hành, việc thẩm định dự án đòi hỏi thời gian dài (thường là 30 ngày), do vậy không đáp ứng được yêu cầu thời gian trong kinh doanh quốc tế, đặc biệt là đối với những dự án Tổng công ty phải đánh giá và chào thầu trong thời gian ngắn do nước chủ nhà quy định. Doanh nghiệp 1 Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2 3 4 Biểu đồ 6: Thủ tục thẩm định dự án đầu tưđối với dự án

thuộc thẩm quyền quyết định Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ

Cũng theo điều 9 Nghị định số 22/1999/NĐ ngày 14/4/1999 của Chính phủ quy định việc thẩm định dự án đầu tư ra nước ngoài sẽ do Thủ tướng duyệt với những dự án của doanh nghiệp do Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập hoặc vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước có giá trị từ 1.000.000 đô la Mỹ trở lên. Xét thấy đặc thù hoạt động đầu tư dầu khí đòi hỏi vốn lớn do đó nếu làm như quy định tại Nghị định trên thời gian thẩm định kéo dài, không phù hợp với các thông lệ quốc tế. Giúp cho quá trình thẩm định được diễn ra nhanh hơn và phù hợp với các đặc trưng của ngành Dầu khí có thể xem xét về việc thẩm định đầu tư theo số vốn đầu tư như sau:

 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và ra quyết định đầu tư đối với các dự án dầu khí có đầu tư ban đầu từ 30 triệu đô la Mỹ trở lên.

 Bộ Kế Hoạnh và Đầu Tư ra quyết định đầu tư đối với các dự án dầu khí có đầu tư ban đầu từ 20 triệu đến dưới 30 triệu đô la Mỹ.  Hội đồng quản trị doanh nghiệp Việt Nam ra quyết định đầu tư đối

với các dự án dầu khí có đầu tư ban dầu dưới 20 triệu đô la Mỹ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế Hoạch Đầu Tư về các quyết định đầu tư.

Chu chuyển ngoại tệ:

Điều 13, 14 Nghị Định 22/1999/NĐ ngày 14/4/1999 của Chính phủ quy định:

Điều 13: Lợi nhuận và các khoản thu nhập của Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài phải được chuyển về nước trong thời gian chậm nhất là 6 tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính của nước tiếp nhận đầu tư. Trường hợp quá thời hạn nêu trên phải nêu rõ lý do chậm cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam..

Điều 14: Doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài nếu sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư ở nước ngoài phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận và đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Với dự án đầu tư dầu khí đòi hỏi vốn đầu tư lớn và kéo dài trong nhiều năm các quy định trên là chưa hợp lý ngay cả khi đã có doanh thu từ dự án. Ngoài ra, theo thông lệ quốc tế, nhà đầu tư được hưởng một tỉ lệ dầu khí lãi nhất định (cùng với dầu khí thu hồi chi phí) khi bắt đầu khai thác trong khi chưa thu hồi hết vốn đầu tư nên việc phân định lãi đầu tư trong thời gian đầu khai thác không hoàn toàn chính xác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Để Tổng công ty Dầu khí Việt Nam sử dụng doanh thu từ dự án một cách linh hoạt và hiệu quả nhất và tránh các thủ tục gây lãng phí và thời gian và nguồn lực, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xem xét cho phép Tổng công ty Dầu khí Việt Nam được sử dụng doanh thu từ bán dầu khí lãi để tái đầu tư theo chương trình công tác và ngân sách hàng năm đã được nước tiếp nhận đầu tư phê duyệt.

Thành lập công ty thành viên ở nước ngoài:

Theo thông lệ dầu khí quốc tế, các công ty dầu khí có dự án thường thành lập một đơn vị mang quốc tịch một nước thứ ba để thực hiện dự án nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. Vì vậy Chính phủ xem xét cho phép Tổng công ty và công ty trực tiếp thực hiện dự án được thành lập công ty thành viên nước ngoài để thực hiện dự án sao cho có lợi nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Mua cổ phần của các công ty dầu khí nước ngoài:

Xét tập tục kinh doanh dầu khí quốc tế trong đó các công ty thường xuyên mua một phần hoặc toàn bộ cổ phần, Chính phủ có thể cho phép Tổng công ty Dầu khí Việt Nam mua cổ phần của các tổ chức kinh tế hay

công ty nước ngoài đang sở hữu tài sản dầu khí hoặc chuyển nhượng cổ phần của mình trong các dự án cho các tổ chức kinh tế hay công ty nước ngoài khi có rủi ro hoặc lợi thế thương mại.

1.2. Tăng cường hợp tác dầu khí cấp chính phủ và nhà nước.

Thực tế triển khai các hoạt động đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí ở nước ngoài của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam trong thời gian qua cho thấy nhiều dự án đầu tư có được nhờ những mối quan hệ cấp Chính phủ của ta với các nước nhận đầu tư (các dự án ở I-rắc, An-giê-ri) hay các thỏa thuận ngoại giao (các dự án ở In-đô-nê-sia và Ma-lay-sia). Trong tương lai, để phù hợp với chủ trương hội nhập và tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế, Chính phủ cần xem xét, tăng cường đưa hợp tác trong lĩnh vực Dầu khí vào các chương trình hợp tác kinh tế với các nước có tiềm năng dầu khí và có mối quan hệ hữu nghịđối với Việt Nam hơn nữa.

1.3. Lập quỹ dự phòng rủi ro.

Xét trên thực tế các công ty dầu không thể vay vốn để đầu tư cho tìm kiếm thăm dò- khai thác mà thường được trích từ lãi ròng của công ty theo tỷ lệ nhất định. Xét theo mục tiêu sản lượng và cơ cấu dự án ở nước ngoài, Chính phủ có thể xem xét cho phép hình thành một quỹ tìm kiếm thăm dò (kèm theo cơ chế sử dụng quỹ) khoảng 30-50 triệu USD/năm. Nguồn hình thành có thể gồm: phụ thu trên sản phẩm dầu khí Tổng công ty bán ra, từ doanh thu bán khí và lợi nhuận của Tổng công ty.

Việc huy động vốn cho các dự án đi vào phát triển mỏ và khai thác hiện tại đều được thực hiện thông qua vay vốn của các ngân hàng nước ngoài là rất lãng phí, vậy Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét ban hành quy định cho phép các ngân hàng thương mại trong nước cung cấp các khoản vay cho các dự án dầu khí ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP “THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ THĂM DÒ- KHAI THÁC DẦU KHÍ Ở NƯỚC NGOÀI CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM” (Trang 84 -90 )

×