I. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ THĂM DÒ-KHAI THÁC DẦU KHÍ
ỞN ƯỚC NGOÀI CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM
1. Phương hướng phát triển của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.
Qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển từ con số không, đến nay Việt Nam đã đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á về khai thác và xuất khẩu dầu thô. Ngành Dầu khí đã bước vào giai đoạn phát triển mới, thiết lập một nền tảng quan trọng cần thiết về cơ sở vật chất, tài chính và nhân lực- là tiền đề quan trọng cho sự phát triển toàn diện trong thế kỉ này trên tất cả các khâu: Thăm dò, khai thác, chế biến lọc hoá dầu, kinh doanh các sản phẩm dầu khí, thương mại và dịch vụ dầu khí.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX và nghị quyết hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 3, mục tiêu phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam từ nay đến năm 2020 là : Phấn đấu phát triển toàn diện, đưa Petrovietnam trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, hoạt động đa ngành, tham gia tích cực vào quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, đảm bảo an ninh nhiên liệu, năng lượng; cung cấp phần lớn các sản phẩm hoá dầu cho đất nước đồng thời tích cực góp phần vào việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo về tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái.
Như vậy việc đưa Petrovietnam trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh trong tương lai là một trong những mục tiêu hàng đầu phát triển ngành Dầu khí Việt Nam. Sự hình thành ý tưởng này xuất phát từ những nguyên nhân thực tế:
Ngành Dầu khí sử dụng công nghệ cao, hợp tác quốc tế là chính, các công đoạn trong hoạt động của ngành liên quan một cách mật thiết với nhau và cần một lượng vốn khá lớn. Để thích ứng với đặc trưng này cần phải tập trung sản xuất một cách cao độ.
Thị trường dầu thô mang tính quốc tế hoá. Để hoà nhập và mở rộng hoạt động ra nước ngoài, ngành Dầu khí Việt Nam phải đủ lớn (về quy mô, vốn, trang thiết bị…) và đủ uy tín (về năng lực chuyên môn của cán bộ kỹ thuật và năng lực quản lý kinh tế). Petrovietnam chưa phải là một tập đoàn kinh tế nhưng đã mang những nét manh nha của một tập đoàn kinh tế bởi lẽ toàn bộ các khâu cơ bản của hoạt động Dầu khí Việt Nam được thâu tóm một cách khá thống nhất trong một tổ chức kinh tế, tất cả các khâu từ xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh… của các đơn vị thành viên đều được chỉ đạo một cách thống nhất từ một hội đồng quản trị.
Để đưa Petrovietnam tiến tới thành một tập đoàn kinh tế mạnh phải cần một thời gian dài mà mục tiên trước mắt là Petrovietnam phải không ngừng tăng cường nội lực, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Để làm được điều đó Tổng công ty phải tích cực kiện toàn cơ cấu bộ máy tổ chức, xác lập cơ chế điều hành và hoạt động của ngành cũng như của doanh nghiệp thành viên sao cho hoạt động của Tổng công ty thực sự năng động và hiệu quả. Cần đổi mới quan hệ sản xuất một cách phù hợp, tiến hành cổ phần hoá một số dịch vụ kỹ thuật nhằm tạo ra những động lực mới, phát huy mọi tiềm năng để phát triển. Bước đi đầu tiên của quá trình này là ngày 26/11/2003 Thủ tướng Chính Phủ quyết định phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam theo đó có tám doanh nghiệp của Tổng công ty tiếp tục được giữ ở dạng 100% vốn nhà nước, bảy doanh nghiệp
thuộc Tổng công ty được phép thực hiện cổ phần hóa trong hai năm 2004 và 2005 nhưng nhà nước sẽ giữ trên 50% tổng số cổ phần này.
Tổng công ty Dầu khí Việt Nam cũng đưa ra một số định hướng phát triển trong thời gian tới gồm:
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí nhằm sớm xác định tiềm năng Dầu khí đất nước. Gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác dầu khí góp phần đảm bảo cân đối ngân sách quốc gia tạo tiền đề phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước.
Đẩy mạnh khâu chế biến dầu và khí nhằm từng bước bảo đảm an ninh nhiên liệu cho phát triển đất nước, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp hoá dầu, công nghiệp dệt – may, sản xuất phân đạm cho nông nghiệp…
Phát triển công tác thương mại, tài chính dịch vụ dầu khí, tham gia có hiệu quả vào thị trường kinh doanh dầu thô và sản phẩm dầu khí quốc tế. Đảm bảo cung cấp 60-70% dịch vụ cho nhu cầu công nghiệp dầu khí, cùng với phát triển dịch vụ kỹ thuật trong ngành, tạo điều kiện hỗ trợ các đơn vị thuộc các bộ, ngành, địa phương tham gia ngày càng nhiều vào cung cấp dịch vụ dầu khí.
Từng bước phát triển hoạt động ra nước ngoài cả về thăm dò, khai thác, dịch vụ và thương mại nhằm bảo đảm nguồn cung cấp dầu khí lâu dài cho đất nước.
Đẩy mạnh phát triển tiềm lực khoa học, công nghệ của Tổng công ty sớm tiếp cận trình độ chung của cộng đồng dầu khí quốc tế.
Có thể thấy rằng đẩy mạnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã là một phần quan trọng nằm trong định hướng phát triển của Tổng công ty
Dầu khí Việt Nam hứa hẹn sẽ nhận được nhiều sự quan tâm và phát triển trong thời gian tới.
2. Mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng.
Dự báo cung-cầu năng lượng của Việt Nam đến năm 2020.
- Sản phẩm dầu khí
Việt Nam là một trong những nước có mức sử dụng năng lượng trên đầu người thấp nhất Châu Á. Tuy nhiên lượng tiêu thụ năng lượng, đặc biệt là khí Gas được dự báo là sẽ tăng mạnh trong những năm tới. Do ta chưa có công nghiệp lọc dầu nên toàn bộ các sản phẩm dầu khí bao gồm xăng, dầu Diesel, dầu nhờn, nhựa đường đều phải nhập khẩu. Trong năm 1995 chúng ta đã nhập khoảng 5.2 triệu tấn các loại và đến năm 2000 đã tăng lên 7.8 triệu tấn. Dự báo trong năm năm 2001-2005 mức tăng sẽ là 10%/năm. Khoảng 70% lượng nhập được dùng trong giao thông vận tải phục vụ cho công nghiệp là 15% còn lại là các hoạt động khác. (Nguồn: World Bank 2001).
- Than đá:
Theo ước tính trữ lưỡng than đá của Việt Nam khoảng 3.5 tỷ tấn và phần lớn là chưa khai thác. Trong những năm gần đây sản lượng khai thác tăng mạnh, từ năm 1994-1998 sản lượng khai thác đã tăng lên gấp đôi. Điều này dẫn tới việc tăng xuất khẩu (chủ yếu là sang Nhật Bản) và tăng nguồn dự trữ. Dựa vào nguồn dự trữ và công nghệ hiện có ngành than có thể sản xuất khoảng 15-20 triệu tấn mỗi năm cho đến năm 2020. (Nguồn World Bank 2001).
- Điện lực:
Mặc dù lượng tiêu thụ điện tính trên đầu người của Việt Nam cũng thuộc hàng thấp nhất Đông Nam Á nhưng sự gia tăng về nhu cầu sử dụng điện trong những năm gần đây sẽ tạo ra không ít khó khăn trong những năm tới. Nguyên nhân của việc này là sự phát triển kinh tế trong những năm qua kéo theo sự di cư lên thành phố, sự tăng lên của mức sống dẫn đến nhu cầu về điện của đất nước tăng nhanh từ 14.6 tỷ KWh năm 1995 lên 26.6 tỷ KWh năm 2000 tức là tăng 16.55/năm. Điều này có nghĩa nếu nền kinh tế tiếp tục phát triển như hiện nay thì cứ sau 6 năm nhu cầu năng lượng lại tăng gấp đôi.
Năm 2000 tổng mức cung năng lượng là 6.077MW trong đó 54% (3.284 MW) từ thủy điện, 18.3% (1.110 MW) từ khí Gas, 10.7% (645 MW) từ than đá và 3% (198MW) từ dầu. Như vậy nguồn năng lượng từ khí Gas chỉđứng thứ hai sau thủy điện. (Nguồn World Bank 2001).
- Tổng quan về cán cân năng lượng:
Theo thông tin của Ngân Hàng Thế Giới năm 2001 sự gia tăng của mức tiêu thụ năng lượng của Việt Nam cao hơn mức gia tăng GDP khoảng 30%. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm dự báo khoảng 7% do đó nhu cầu năng lượng sẽ tăng 9% trong giai đoạn 2002-2010.
Bảng 21: Mức cầu năng lượng Việt Nam đến năm 2020
(Đơn vị: triệu tấn dầu quy đổi)
Năm 1995 2000 2005 2010 2015 2020
Trong khi đó nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu từ dầu mỏ, khí Gas, than đá và năng lượng điện được tính toán trong bảng sau:
Bảng 22: Mức cung năng lượng Việt Nam đến năm 2020
(Đơn vị: Triệu tấn dầu quy đổi)
Năm 1995 2000 2005 2010 2015 2020
Lượng cung 13.38 25.59 31.05 45.89 55.43 64.72 Nguồn: World Bank 2001 Có thể so sánh rõ hơn mức Cung- cầu năng lượng đến năm 2020 qua biểu đồ dưới:
Biểu đồ 5: Mức Cung-cầu năng lượng của Việt Nam đến năm 2020
0 10 20 30 40 50 60 70 80 1995 2000 2005 2010 2015 2020 Cung Cầu
Như vậy các nguồn năng lượng trong nước có thể sẽ không đủđáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng (sau năm 2015). Để cân đối Cung-cầu về năng lượng, ta cần bổ sung khoảng 5-6 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2020 và có thể nhiều hơn trong các năm tiếp theo. Mục tiêu phát triển của
Tổng công ty Dầu khí Việt Nam phát triển thăm dò- khai thác đến năm 2010 và định hướng chiến lược đến năm 2020 như sau:
Gia tăng trữ lượng dầu khí trung bình hàng năm khoảng 40-50 triệu tấn (khoảng 350 triệu thùng dầu quy đổi). Đến năm 2010, tổng trữ lượng xác minh đạt khoảng 1.500- 1.600 triệu tấn dầu quy đổi. Sản lượng khai thác vào năm 2010 đạt 30-32 triệu tấn dầu quy đổi, trong đó có 16-18 triệu tấn dầu và 11-13 tỷ m3 khí ở trong nước, và khoảng 3-4 triệu tấn dầu thô từ nước ngoài. Phấn đấu duy trì tổng sản lượng khai thác dầu khí ổn định ở mức này cho đến năm 2020.
3. Định hướng phát triển đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí ở nước
ngoài của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.
3.1. Tổng quan:
Với định hướng đầu tư để có nguồn dầu khí bổ sung từ nước ngoài đểđáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nước trong tương lai, Petrovietnam đặt mục tiêu có sản lượng năm 2005. Sản lượng đạt 3-4 triệu tấn vào năm 2010 (khoảng 60.000-80.000 thùng/ngày) và dự kiến khoảng 7-8 triệu tấn vào năm 2020 (130.000- 150.000 thùng/ngày).
Để thực hiện mục tiêu trên, Petrovietnam nên chủ trương lựa chọn các khu vực thích hợp, có tiềm năng dầu khí cao, thuận lợi về quan kệ chính trị và lựa chọn các đối tác tin cậy để hợp tác đầu tư, phát triển đa dạng các hình thức đầu tư từ tham gia cổ phần, điều hành chung và tự điều hành các dự án.
3.2. Phương thức thực hiện.
Để thực hiện các mục tiêu trên, Petrovietnam sẽ triển khai đầu tư vào thăm dò- khai thác dầu khí ở nước ngoài theo các phương thức:
Tìm kiếm thăm dò- khai thác các diện tích mới: diện tích mới
(chưa có hoặc có rất ít hoạt động thăm dò), các diện tích được hoàn trả (đã có hoạt động thăm dò và/hoặc khai thác nhỏ) và các mỏ đã có phát hiện dầu khí nhưng vì một lý do nào đó chưa được thẩm lượng, phát triển.
Phương thức này có các lợi ích chính là:
Là hướng đi cơ bản, lâu dài phù hợp với tiến trình phát triển của các công ty đầu tư dầu khí trên thế giới.
Chi phí đầu tư cho tìm kiếm thăm dò không quá cao nhưng hứa hẹn mang lại lợi nhuận đầu tư lớn nếu có phát hiện dầu khí thương mại có giá trị.
Sự cạnh tranh để giành các các diện tích mới nhìn chung ở mức trung bình – cao (tuỳ thuộc tiềm năng dầu khí của khu vực hay của nước đó).
Tuy nhiên, phương thức này cũng có một số hạn chế sau:
Trong những dự án cụ thể, nếu không có phát hiện thương mại, nhà đầu tư sẽ mất toàn bộ chi phí tìm kiếm thăm dò.
Nhà đầu tư phải bỏ 100% vốn tự có từ nguồn vốn tự có (vì không thể vay vốn cho tìm kiếm thăm dò từ các ngân hàng, tổ chức tài chính).
Thời gian hoàn vốn và có lợi nhuận của một dự án thăm dò-khai thác diện tích mới thường khá dài.
Mua, chuyển nhượng tài sản dầu khí: mua các mỏ dầu khí đang hoặc chuẩn bị khai thác có trữ lượng dầu khí được xác minh, gồm mua cổ phần hợp đồng hoặc mua công ty sở hữu tài sản. Petrovietnam nên ưu tiên mua các mỏ đang khai thác; các dự án phát triển mỏ sẽ được xem xét trên cơ sỏ phân tích rủi ro về kỹ thuật, thương mại, tài chính và tiến độ đưa mỏ vào khai thác.
Các lợi ích của việc mua tài sản gồm:
Nhanh chóng xâm nhập vào một thị trường mới, hình thành khu vực hoạt động tập trung và làm cơ sở thuận lợi để mở rộng các hoạt động trong phạm vi nước và khu vực đã mua được tài sản.
Rủi ro kỹ thuật được coi là thấp do khai thác dầu khí hoặc đã có phát hiện thương mại.
Có ngay thu nhập từ dự án (nếu mua mỏ đang khai thác), từ đó có thể khai thác lợi ích về thương mại.
Tiếp cận ngay thông tin, tài liệu (địa chất, khai thác…) cơ bản và đáng tin cậy của một nước. Nếu mua công ty sở hữu tài sản đó, có thể sử dụng ngay các nhân viên đã có kinh nghiệm tiếp tục làm việc cho dự án.
Có thể huy động vốn vay đểđầu tư.
Tuy nhiên phương thức này có một số hạn chế sau:
Chi phí mua tài sản (đầu tư ban đầu) thường cao (trung bình khoảng 3-6 USD/thùng dầu trữ lượng xác minh).
Sự cạnh tranh rất lớn từ các công ty dầu khí có kinh nghiệm kinh doanh quốc tế và tiềm lực tài chính mạnh.
Đòi hỏi nghiên cứu đánh giá và có quyết định nhanh.
Khu vực ưu tiên đầu tư được đánh giá trên cơ sở tiềm năng dầu khí của khu vực, tình hình an ninh chính trị trong khu vực và quan hệ của các nước trong khu vực với Việt Nam. Qua nghiên cứu đánh giá Petrovietnam nên đầu tư vào các khu vực sau:
Đông Nam Á:
Là khu vực có tiềm năng dầu khí khá lớn, đặc biệt là In-đô-nê-xia, có nền kinh tế phát triển năng động, gần gũi về địa lý, văn hóa với Việt Nam. Các nước trong khu vực có quan hệ tốt với Việt Nam, đặc biệt thông qua các tổ chức, diễn đàn khu vực (ASEAN, APEC); quan hệ hợp tác giữa Petrovietnam và một số công ty dầu khí quốc gia (Petronas, Pertamana, PTT, ONGC) là những điều kiện thuận lợi để Petrovietnam thâm nhập thị trường và mở rộng hoạt động.
Cơ hội đầu tư của Petrovietnam vào khu vực bao gồm cả mua tài sản dầu khí, thăm dò các lô mới ở các nước có tiềm năng dầu khí cao (In- đô-nê-xia, Ma-lai-xia và Thái Lan). Tiềm năng khí của khu vực này được đánh giá là lớn, về trung hạn và dài hạn thị trường khí của khu vực sẽ phát triển nhanh chóng, do vậy các cơ hội thăm dò và khai thác khí sẽ thu hút được sự quan tâm ngày càng nhiều, tuy nhiên cơ sở hạ tầng cho công nghiệp khí ở một số nước chưa phát triển.
Trung Đông và Bắc Phi (MENA).
Là khu vực có tiềm năng dầu khí khổng lồ với tiềm năng được xác minh gần 720 tỷ thùng dầu và 2000 tỷ fit khối khí. Petrovietnam có điều kiện nắm bắt các cơ hội về cả thăm dò diện tích mới và phát triển các mỏ đã được phát hiện. Ngoài ra, khu vực MENA gần với thị trường tiêu thụ (dầu và khí) lớn của thế giới là các nước phát triển Tây Âu, tạo điều kiện rất
thuận lợi trong việc tiêu thụ các sản phẩm dầu khí của các nước trong khu vực.
Quan hệ truyền thống giữa Việt Nam với nhiều nước trong khu vực trước đây cũng như hiện nay là rất tốt (An-giê-ri, Li-bi), có thể tranh thủ một cách hiệu quả để thúc đẩy hợp tác về kinh tế.
Khu vực này được giới chuyên môn đánh giá là khu vực có chi phí thấp, chi phí phát hiện khoảng 0,5-1USD/thùng dầu, chi phí phát trển mỏ và khai thác khoảng 2USD/thùng dầu.
Sự hạn chế đối với đầu tư nước ngoài đối với một số nước trong