Sử dụng Marketing trong nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng

Một phần của tài liệu GPM NCSCT giai phap (Trang 26 - 27)

Thương mại

Dịch vụ ngân hàngđược dự báo sẽ là lĩnh vực cạnh tranh rất khốc liệt khi “vòng” bảo hộ cho NHTM trong nước không còn. Đến năm 2010, thực hiện mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ NH; loại bỏ căn bản các hạn chế tiếp cận thị trường dịch vụ NH trong nước, các giới hạn hoạt động NH (qui mô, tổng số dịch vụ ngân hàng được phép…) đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài, thực hiện đối xử công bằng giữa tổ chức tín dụng trong nước và tổ chức tín dụng nước ngoài; giữa các tổ chức tín dụng nước ngoài với nhau theo các nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia và các nguyên tắc khác trong thoả thuận GATS/WTO và các thoả thuận quốc tế

Trong những năm vừa qua, hoạt động NH nước ta đã có những chuyển biến sâu sắc. Quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng cả về số lượng lẫn phạm vi, các loại hình kinh doanh đa dạng và phong phú hơn. Từ đó, việc tiếp thị các sản phẩm dịch vụ NH là rất cần thiết. Nếu không có Marketing thì NH sẽ bị trì trệ rất nhiều và dần dần mất tính cạnh tranh trên thị trường. Vì thế các chiến lược chính sách Marketing NH đã được các nhà NH quan tâm chú trọng đến nhưng hiện nay hiệu quả của hoạt động này đem lại chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.

Nghiên cứu hoạt động Marketing cho NH là một trong những vấn đề quan trọng góp phần mang lại hiệu quả cho các NH. Trong giai đoạn hậu WTO hiện nay, cạnh tranh giữa các NH không chỉ còn ở lãi suất, chất lượng dịch vụ mà thương hiệu NH cũng là một yếu tố sống còn không kém phần quan trọng. Hoạt động Marketing nhằm xây dựng cho các thương hiệu mạnh cho các ngân hàng vẫn chưa được quan tâm đúng mực. Đối với các nước phát triển, Marketing NH là một lỉnh vực không mới nhưng đối với các nước đang phát triển mà đặc biệt là Việt Nam khi hệ thống NH đang đi vào giai đoạn thực hiện xóa bỏ rào cản thì vẫn còn rất mới.

Một phần của tài liệu GPM NCSCT giai phap (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)