Kết quả kinh doanh của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

Một phần của tài liệu GPM NCSCT giai phap (Trang 39 - 52)

nhiều thành tích to lớn hơn nữa.

2.2.2. Kết quả kinh doanh của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hà Nội Hà Nội

Năm 2008, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ thế giới kéo theo sự suy thoái của nền kinh tế trong nước, giá cả một số mặt hàng thiết yếu biến động tăng cao, thiên tai dịch bệnh phát sinh đã ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế Thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, nhưng với sự cố gắng của tập thể cán bộ nhân viên, Ngân hàng No&PTNT Hà Nội đã đạt được những kết quả kinh doanh toàn diện, xứng đáng với danh hiệu lá cờ đầu của toàn hệ thống Agribank.

Ngân hàng No&PTNT Hà Nội không chỉ là chi nhánh hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh mà còn là chi nhánh cung cấp nguồn nhân lực lãnh đạo chủ chốt cho Agribank.

2.2.2.1. Công tác nguồn vốn

Tổng nguồn vốn đạt 15.322 tỷ VNĐ, tăng 1.500 tỷ so 2007. Trong đó,

* Phân loại theo tiền

- Nguồn vốn nội tệ đạt 14.233 tỷ tăng 1.286 tỷ so với năm 2007

- Nguồn vốn ngoại tệ đạt 1.088 tỷ đồng tăng 214 tỷ đồng so với năm 2007

* Phân theo kỳ hạn

- Tiền gửi khụng kỳ hạn và dưới 12 tháng: 11.425 tỷ tăng 4.678 tỷ so 2007, chiếm 74,5% tổng nguồn

- Tiền gửi trên 12 tháng và dưới 24 tháng: 693 tỷ giảm 2.693 tỷ so 2007, chiếm 4,5% tổng nguồn

- Tiền gửi trên 24 tháng: 3.203 tỷ giảm 486 tỷ so 2007, chiếm 21,0% tổng nguồn

* Phân theo thành phần kinh tế

- Nguồn vốn từ dân cư: 5.587 tỷ chiếm 36,5%, tăng 2.965 tỷ so năm 2007 - Nguồn vốn từ tổ chức kinh tế: 6.064 tỷ chiếm 39,6%, tăng 909 tỷ so năm 2007 - Nguồn vốn từ TCTD: 1.144 tỷ chiếm 7,5%, giảm 457 tỷ so năm 2007 - Tiền gửi khác: 2.575 tỷ chiếm 16,4% giảm 1.917 tỷ so năm 2007

Đạt được kết quả trên là do Chi nhánh NHNo&PTNT HN đã thực hiện nhiều hình thức huy động vốn tại Hội sở và 17 điểm giao dịch trực thuộc với nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng gửi tiền như huy động tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng bằng vàng có khuyến mại (NHNoViệt Nam phát hành) với nhiều hình thức trả lãi tháng, quý, năm, lãi trước, lãi sau, đồng thời Chi nhánh đã chủ động điều chỉnh lãi suất huy động vốn một cách linh hoạt, phù hợp lãi suất của các TCTD trên địa bàn, đã góp phần nâng cao chất lượng, số lượng huy động vốn từ dân cư. Đặc biệt thông qua việc trả lương qua tài khoản cũng đã tạo thêm nguồn vốn cho ngân hàng. Không những thế cơ sở vật chất, trang thiết bị từ Hội sở đến các PGD đã được chỉnh sửa và thay thế bổ xung toàn diện, phong cách giao dịch ngày một tốt hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa trong giao dịch phục vụ khách hàng

2.2.2.2. Tình hình sử dụng vốn

* Dư nợ

Tổng dư nợ đạt 3.438 tỷ tăng trên 701 tỷ so năm 2007. Dư nợ ngắn hạn: 1.323 tỷ chiếm 38 %. Dư nợ trung dài hạn : 2.215 tỷ chiếm 62 % tổng dư nợ

- Dư nợ ngắn hạn: 1.323 tỷ giảm 126 tỷ chiếm 38,5 % trong tổng dư nợ - Dư nợ trung hạn : 343 tỷ giảm 4 tỷ chiếm 10,0 % trong tổng dư nợ - Dư nợ dài hạn : 1.772 tỷ tăng 831 tỷ chiếm 51,5 % trong tổng dư nợ + Phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế:

- DN nhà nước: 659 tỷ chiếm 19% tổng dư nợ giảm 5,0%so 2007 - DN ngoài QD : 2.481 tỷ chiếm 72% tổng dư nợ tăng 6,5% so 2007 . - Hợp tác xã các loại: 12 tỷ chiếm 0,4% tổng dư nợ so giảm 0,1 % 2007 - Hộ gia đình… 286 tỷ, chiếm 8,3% tổng dư nợ, giảm 2% so 2008

+ Năm 2008, mặc dù có nhiều biến động phức tạp về kinh tế, lãi suất biến động tăng song NHNo Hà Nội đã tích cực tìm kiếm và lựa chọn các dự án thực sự có hiệu quả không phân biệt thành phần kinh tế đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Nhờ đổi mới phong cách giao dịch ,với mức lãi suất cho vay hợp lý nên nhiều khách hàng vẫn quan hệ vay vốn với NHNo&PTNT Hà Nội. Mặt khác thực hiện nghiêm túc các văn bản quy định về đầu tư tín dụng của NHNN và NHNo Việt nam và QĐ 493 QĐ 18 của NHNN Việt Nam và Quyết định 165 về việc phân loại chất lượng tín dụng, phân loại nợ và xử lý rủi ro của Tổng giám đốc NHNo VN.

Đặc biệt ngay từ đầu năm 2008 Đảng uỷ, Ban giám đốc đã chỉ đạo những nhiệm vụ và mục tiêu chính trong hoạt động kinh doanh trong đó: Không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng. Tập trung khai thác và tiếp cận những thành phần kinh tế chú trọng đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các thành phần kinh tế tư nhân cá thể.. làm ăn có hiệu quả, tình hình tài chính minh bạch rõ ràng, đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định do vậy trong năm chi nhánh đã đầu tư vốn tín dụng tăng trên 700 tỷ só năm 2007.Mặt khác

tích cực thu hồi nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro. Tập trung rà soát và xác định chính xác nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5.

Để tiếp tục phát triển NHNo Hà Nội tiếp tục phải thay đổi phong cách giao dịch, xử lý những yêu cầu tín dụng của khách hàng nhanh, an toàn đúng theo quy định của NHNN và NHNo Việt Nam, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.

* Nợ xấu

Năm 2008 chi nhánh đã tiếp tục quan tâm đến chất lượng tín dụng từng bước lành mạnh hoá công tác tín dụng nhằm ổn định và phát triển, do vậy công tác thẩm định dự án, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ. Đồng thời đẩy mạnh thu nợ đã xử lý rủi ro, nợ xấu, kiên quyết phân loại nợ theo Quyết định 493, QĐ 18 của NHNN để thực hiện trích rủi ro triệt để. Do vậy, tỷ lệ thu lãi đạt trên 98%, nợ xấu chỉ còn dưới 1%. Nhìn chung các doanh nghiệp đầu tư đã phát huy hiệu quả đồng vốn đảm bảo trả nợ tốt cho ngân hàng.

Trong năm 2008 chi nhánh đã trích lập dự phòng rủi ro 182.611 tỷ đạt 102%, thu hồi nợ xấu đạt 104 tỷ tăng 2% so kế hoạch TW giao..Tỷ lệ nợ xấu đạt dưới 1%.

* Các hoạt động tín dụng

Tổng dư nợ đạt 3.438 tỷ tăng trên 701 tỷ so năm 2007. Dư nợ ngắn hạn: 1.323 tỷ chiếm 38 %. Dư nợ trung dài hạn : 2.215 tỷ chiếm 62 % tổng dư nợ

Trong năm 2008 mặc dù hệ thống ngân hàng đang khó khăn về vốn đầu tư tín dụng. Song chi nhánh đã luôn có đủ nguồn vốn đáp ứng mọi nhu cầu tín dụng, chi nhánh đã tập trung cho các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. đặc biệt trong năm chi nhánh đã đầu tư dây truyền thiết bị một số Hà Nội …..để mở rộng thêm các nhà máy sản xuất tại các tỉnh Hưng Yên, Vĩnh

Phúc … với doanh số hàng trăm tỷ đồng..ngoài ra chi nhánh tổng công ty lớn như Tổng công ty Rượu Bia nước giải khát, Công ty CP Cồn rượu tiếp tục đầu tư đối vơi các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tháo gỡ khó khăn trong hoạt động kinh doanh….

Để phát triển ổn định và vững chắc NHNo Hà Nội đã và đang tiếp tục thay đổi phong cách giao dịch, xử lý những yêu cầu tín dụng của khách hàng nhanh, an toàn đúng theo quy định, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu của khách hàng kịp thời.

* Dịch vụ và các tiện ích đó thực hiện + Dịch vụ thanh toán trong nước:

Với khối lượng vốn thanh toán lớn trong giao dịch của các thành phần kinh tế trên địa bàn và trên phạm vi cả nước do vậy công tác thanh toán vốn năm 2008 ngày càng phức tạp và khẩn trương hơn. Tuy nhiên, Agribank Hanoi đã tổ chức tốt công tác thanh toán đặc biệt vào quý hai, quý ba và thời điểm cuối năm 2008 đối với các doanh nghiệp, không để chậm trễ hoặc sai sót, đảm bảo uy tín của Chi nhánh đối với khách hàng. Mặt khác, Agribank Hanoi tiếp tục nâng cao chất lượng giao dịch một cửa tại Hội sở và các PGD trực thuộc nhằm nâng cao công tác quản lý hoạt động kinh doanh, quản lý tài chính của ngân hàng nói riêng và đối với khách hàng nói chung được chuẩn xác, nhanh chóng, thuận lợi. Tổng số phí thu được từ hoạt động thanh toán trong nước đạt 4.230 tr đồng so với năm 2007 tăng 49.7%. Tuy nhiên, tốc độ tăng thu phí không nhanh như tốc độ tăng của doanh số thanh toán trong nước nguyên nhân do chính sách khách hàng của Agribank Hanoi đã giảm phí cho một số khách hàng có lượng thanh toán lớn và số dư tiền gửi cao như Kho Bạc, Tổng công ty Bia-Rượư-Nước giải khát Hà Nội, Bảo hiểm,…

Đạt 27.054 tr đồng (chiếm 67.2%).

Năm 2008 nền kinh tế có biến động phức tạp, lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh ngoại hối. Song công tác thanh toán quốc tế tiếp tục ổn định đảm bảo đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu thanh toán, vay vốn các loại ngoại tệ của các thành phần kinh tế. Trong năm đã mở hàng nghìn L/C nhập khẩu với giá trị hàng trăm triệu USD, hàng chục triệu EUR và các loại ngoại tệ khác tăng 23% so năm 2007, đồng thời mở rộng phục vụ các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu với kim ngạch hàng chục triệu USD tăng 20% so năm 2007. Bên cạnh đó, để làm tốt công tác thanh toán quốc tế chi nhánh đã chủ động khai thác được các loại ngoại tệ mạnh như USD, EUR, JPY…được gần 240 triệu USD, trên 1.230 triệu JPY, gần 70 triệu EUR để phục vụ cho khách hàng,

+ Dịch vụ thu đổi Ngoại tệ:

Doanh số thu đổi năm 2008 là 7.743.714 USD, so với năm 2007 là 12.714.960 USD (không tính 04 chi nhánh về trực thuộc TW). Số bàn đổi ngoại tệ là 30 bàn trong đó có 18 bàn trực tiếp và 12 bàn đại lý. Nhưng đến cuối tháng 12/2008, thực hiện quyết định 21 của Thống đốc NHNN Việt nam và công văn số 1011/NHNN-HAN10 ngày 30/12/2008, NHNo & PTNT Hà nội chưa cấp phép cho tất cả các đại lý đổi ngoại tệ của Agribank Hà Nộii

- Phát hành thẻ: năm 2008 phát hành 10.864 thẻ ghi nợ nội địa, tăng gần 1000

thẻ so với năm 2007. Số lũy kế từ đầu là 42.146 thẻ, với số dư tài khoản thẻ là 51.291 tr đồng.Từ tháng 9/2008, thực hiện chủ trương của Tổng giám đốc Agribank Vietnam, chi nhánh đã phát hành được 266 thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng quốc tế Visa (8 thẻ tín dụng). Ngoài hội sở phát hành là chủ yếu (5694 thẻ ATM), một số PGD cũng phát hành được nhiều thẻ, điển hình là PGD Ba Đình 1510 thẻ, Hai Bà Trưng 831 thẻ. Một số PGD thực sự chưa quan tâm đến việc phát hành thẻ nên kết quả đạt rất thấp như: PGD 12, 29, 52, 05, 06,…

- ATM: trong năm 2008, thực hiện kế hoạch của Agribank Vietnam chi nhánh đã

triển khai tìm thuê địa điểm và lắp đặt 04 máy ATM, nâng tổng số máy ATM của chi nhánh lên 19 cái (trong đó hội sở trực tiếp quản lý 11 cái, các PGD là các chi nhánh cấp II cũ quản lý 08 máy). Nhìn chung, chi nhánh đã thường xuyên theo dõi, giám sát máy ATM, tiếp quỹ, kiểm tra tình trạng máy để thay giấy in nhật ký, hoá đơn, bảo dưỡng máy hàng tháng,… đảm bảo máy hoạt động bình thường để phục vụ khách hàng.

- EDC: Thực hiện chủ trương của Tổng giám đốc Agribank Vietnam, trong 6

tháng cuối năm 2008, Agribank Hà Nội đã triển khai 10 EDC tại 10 Phòng giao dịch không có máy ATM. Song do hệ thống hoạt động chưa tốt, thủ tục giao dịch tại EDC còn phức tạp, công tác tiếp thị cũng chưa tốt và bản thân cán bộ làm nghiệp vụ tại các phòng giao dịch chưa coi trọng dịch vụ này nên lượng các giao dịch còn rất thấp.

- Đại lý chấp nhận thẻ POS: Hiện năm 2008 chi nhánh còn 11 Đại lý chấp nhận

thẻ. Tuy nhiện, giao dịch tại các POS rất ít. Nguyên nhân của tình trạng này là do các chủ thẻ còn chưa tin tưởng vào sản phẩm, các điểm đặt POS còn chưa hợp lý, chưa có POS đặt tại các siêu thị. Hầu hết các điểm chấp nhận thẻ nhân viên thu ngân chưa thao

tác thuần thục trên POS hoặc đã quen với việc thanh toán bằng tiền mặt, ngại sử dụng phương tiện thanh toán bằng thẻ…

+ Dịch vụ chuyển tiền kiều hối Western Union:

Năm 2008 đạt doanh số 1.441.076 USD, phí 11.126 USD so với năm 2007, doanh số đạt 3.795.873 USD, phí 13.290 USD (không tính 04 chi nhánh về trực thuộc TW).

+ Dịch vụ chi hộ lương: năm 2008 đạt 115 hợp đồng chi hộ lương so với năm 2007 là

81 hợp đồng (không tính 04 chi nhánh về trực thuộc TW)

+ Mobile Banking: là dịch vụ mới triển khai năm 2008. Đến hết năm 2008 đã có gần

1.000 khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ cũng góp phần làm tăng thêm phí dịch vụ. Mobile Banking là một trong số các sản phẩm tiềm năng vì đáp ứng tốt nhu cầu của khách hang, cần được chú trọng phát triển trong năm 2009.

+ Gửi rút nhiều nơi: là dịch vụ mới triển khai từ nửa cuối năm 2008 trên nền tảng công

nghệ IPCAS, đáp ứng nhu cầu, tiện ích của khách hàng. Song do, dịch vụ mới, công tác tiếp thị chưa tốt nên khách hàng sử dụng dịch vụ này còn ít.

2.2.2.3. Kết quả tài chính

+ Thu nhập.

Năm 2008 Chi nhánh đã tập trung tận thu mọi nguồn thu như thu lãi cho vay đạt trên 98%, thu thừa vốn và các khoản thu khác: Tổng thu nhập đạt 40.285 tỷ tăng 1.458 tỷ, tăng 56% trong đó thu lãi đạt trên 370 tỷ, thu dịch vụ và thu bất thường đạt 145 tỷ đồng trong đó thu dịch vụ đạt 40,3 tỷ tăng 61 % so năm 2007.

Tổng số thu dịch vụ năm 2008: 40.285 triệu đồng trong đó phí dịch vụ thu từ

- Thanh toán quốc tế và Kinh doanh ngoại tệ: 27.054 triệu đồng (chiếm 67.2%) - Thanh toán nội địa: 4.230 triệu đồng (10.5%)

- Bảo lãnh: 7.756 triệu đồng (19.3%) - Dịch vụ Tín dụng: 763 triệu đồng (2.0%) - Western Union: 11.126 USD ( 0.4%) - Thẻ: 218 triệu đồng (0.6%)

Bảng 2.1 : Thu nhập năm 2008 so với cùng kỳ năm 2007

Nghiệp vụ đơn Vị Năm 2008 Tỷ lệ % Năm 2007 (*) Tỷ lệ % % tăng/ giảm 1. Thanh toán quốc tế và

kinh doanh ngoại tệ Tr. đồng 27.054 67.2 7.623 43.6 +254.9% 2. Thanh toán trong

nước

Tr. đồng 4.230 10.5 3.169 18.1 + 33.5%

3. Phí Dịch vụ bảo lãnh Tr. đồng 7.756 19.3 5.705 32.6 + 35.6% 4. Phí Dịch vụ tín dụng Tr. đồng 763 1.9 196 1.1 + 289.3%

5. Western Union USD 11.126 13.290 - 16.2%

Quy đổi VNĐ 195 0.4 232.6 1.3 6. Dịch vụ Thẻ Tr. đồng 218 0.6 236.4 1.4 - 7.8% 7. Dịch vụ khác Tr. đồng 69 0.2 326 1.9 - 78.8 % Tổng cộng Tr. đồng 40.285 100 17.488 100 + 130 %

( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2008 - NHNN&PTNTHN)

Như vậy, ngoài Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ - chiếm tỷ trọng 67.2% trong tổng phí dịch vụ và tăng 254.9% so với năm 2007, phí thu được từ các nghiệp vụ Thanh toán trong nước, Dịch vụ bảo lãnh đều tăng so với năm 2007. Phí dịch

vụ tín dụng tăng 567 tr đồng tương đương với mức tăng 289% so với năm 2007. Riêng Western Union và dịch vụ thẻ có giảm so với năm 2007, Western Union giảm 16.2%, còn thẻ giảm 7.8%. Nguyên nhân là do việc tách các chi nhánh Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Đống Đa, Tam Trinh về Agribank Vietnam, trong đó Hòan Kiếm là chi nhánh phát triển tốt dịch vụ Western Union. Mặc dù số lượng thẻ phát hành năm 2008 đạt

Một phần của tài liệu GPM NCSCT giai phap (Trang 39 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)