Cần nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động Marketing

Một phần của tài liệu GPM NCSCT giai phap (Trang 69 - 72)

- Tiếp tục xu hướng giảm lãi suất

3.3.1.Cần nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động Marketing

Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới WTO là sự kiện quan trọng làm cho môi trường hoạt động kinh doanh nước ta thay đổi.Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO đã làm cho các điều kiện kinh doanh, môi trường pháp lý ở lĩnh vực này thay đổi mạnh mẽ, đòi hỏi Ngân hàng thương mại quốc doanh phải đổi mới để giữ thị trường, đặc biệt trong công tác tiếp thị Marketing là rất quan trọng.

Hiện nay các ngân hàng đã nhận thấy rõ vai trò của hoạt động Marketing và đã có những biện pháp để ứng dụng nó nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này. Tuy vậy công tác Marketing còn hạn chế, chưa có chiến lược rõ ràng. Như vậy việc cần làm ngay của AGRIBANK Hà Nội là phải thấy rõ được rằng hoạt động Marketing là phải thường xuyên, liên tục, đó là hoạt động của mọi cán bộ nhân viên trong toàn ngân hàng chứ không phải riêng lẻ của 1 bộ phận nào. Cần đầu tư thích đáng cho hoạt động Marketing, vận dụng có chọn lọc kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới cũng như ở Việt Nam sao cho phù hợp với điều kiện của mình. Bộ phận Marketing phải xây dựng được những chiến lược rõ ràng và đưa ra những biện pháp kịp thời để tránh bị tụt hậu so với các ngân hàng khác, nhất là trong xu thế hội nhập về kinh tế toàn cầu như hiện nay.

Các bộ phận trong phòng Marketing đều đảm nhận 1 nhiện vụ cụ thể, không có sự trùng lặp giữa các bộ phận khác nhau. Nhưng các bộ phận lại có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Ví dụ khi bộ phận nghiên cứu đưa ra sản phẩm dịch vụ mới thông qua bộ phận tuyên truyền quảng cáo để giới thiệu sản phẩm đó ra ngoài, trong cả quá trình bộ phận kiểm tra theo dõi tình hình để đưa ra những kết luận sát thực, để sản phẩm dịch vụ mới có thể tiếp xúc với khách hàng 1 cách nhanh nhất, công việc còn lại sẽ thuộc về bộ

phận chăm sóc khách hàng. Có thể nói các bộ phận trong phòng Marketing hoạt động 1 cách liên hoàn.

Lĩnh vực Marketing luôn đòi hỏi các Cán bộ phải đào sâu suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi các phong cách dịch vụ, phải có thái độ niềm nở, ân cần, luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu, phải biết khách hàng cần gì và khi biết rồi phải tìm hiểu và đáo ứng được nhu cầu của khách hàng. Khách hàng phát triển có nghĩa là ngân hàng phát triển. Làm được những điều này, Ngân hàng đã đảm đương được 4 chức năng cơ bản của Marketing, đó là: chức năng thích ứng với thị trường; chức năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng; chức năng khuyến khích, phối kết hợp cùng làm Marketing và chức năng sinh lợi.

Phòng Marketing có vị trí như các phòng nghiệp vụ khác, nhân viên đòi hỏi không chỉ có trình độ nghiệp vụ chuyên môn mà còn là những người có tố chất bẩm sinh về sự năng động, sáng tạo trong các công tác như: nghiên cứu thị trường; dự báo thị trường; nhận định sự biến động của nền kinh tế có ảnh hưởng như thế nào đến nhu cầu và mong muốn của khách hàng; nghiên cứu chiến lược Marketing của các đối thủ cạnh tranh.

Bảng 3.1. Phòng marketing có thể làm theo mô hình sau :

Phòng Marketing

Bộ phận Bộ phận chăm sóc Bộ phận tuyên truyền Kiểm tra Nghiên cứu Khách hàng quảng cáo Giám sát

Thu thập Nghiên cứu Nghiên cứu Nghiên cứu Thông tin Thị trường Sản phẩm Giá

Một phần của tài liệu GPM NCSCT giai phap (Trang 69 - 72)