Marketing, công cụ thể hiện năng lực cạnh tranh của Ngân hàng

Một phần của tài liệu GPM NCSCT giai phap (Trang 28 - 30)

1.3.2.1. Marketing, công cụ kết nối hoạt động của Ngân hàng với thị trường

Định hướng thị trường đã trở thành điều kiện tiến quyết trong hoạt động kinh donah của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Chính vì vậy, các loại hoạt động gắn kế giữa NH với thị trường như hoạt động nhiên cứu thị trường để phát hiện các cơ hội kinh doanh mới cũng như để biết trước các hiểm hoạ đối với hoạt động ngân hàng; hoạt động nghiên cứu nội lực để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu; hoạt động điều chỉnh thiết kế mới các dịch vụ có tính năng thoả mãn tốt hơn nhu cầu khác hàng… đã trở thành những hoạt động cốt lõi, quyết định thành bại của các ngân hàng trên thị trường. các ngân hàng có mức độ gắn kết với thị trường càng cao, khả năng thành công của ngân hàng đó càng lớn. Chính vì vậy, mục tiêu gắn kết hài hoà hoạt động giữa ngân hàng với thị trường đã trở thành mục tiêu cạnh tranh của ngân hàng thương mại.

1.3.2.2. Marketing công cụ hữu hiệu thu hút khách hàng

Kinh doanh trong cơ chế thị trường mọi ngân hàng đều hiểu rằng khách hàng chính là nguồn nuôi sống ngân hàng. Vì vậy tìm mọi cách để khách hàng vừa lòng và duy trì quan hệ lâu dài với ngân hàng trở thành mục tiêu cạnh tranh hàng đầu của các ngân hàng.

Như chúng ta đã biết mục tiêu cuối cùng của Marketing ngân hàng là thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, toàn bộ các hoạt động hướng tới khách hàng đều thuộc loại hoạt động Marketing. Marketing nghiên cứu nhu cầu và thái độ của khách hàng; Marketing tìm cách đưa đến khách hàng những dịch vụ phù hợp nhất, nhanh nhất với giá cả hợp lý nhất; Marketing tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái và thuận tiện trong quá trình giao dịch; Marketing chỉ dẫn cho khách hàng tiện ích mới của những dịch vụ mới mà khách hàng chưa biết…Tóm lại, Marketing làm tất cả để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.

1.3.2.3. Marketing công cụ chiến thắng đối thủ cạnh tranh

Cơ chế thị trường chính là cơ chế cạnh tranh. Vì vậy làm thế nào để chiến thắng các đối thủ cạnh tranh luôn là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng.

Như chúng ta đã biết, tính tất yếu phải hướng đến các hoạt động kinh doanh NH vì mục tiêu thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, những nỗ lực nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng của chúng ta chỉ có giá trị khi mà đối thủ cạnh tranh của các NH cũng chỉ mang ý nghĩa tương đương với các hoạt động hướng đến khách hàng.

Marketing ra đời gắn liến với cạnh tranh, vì vậy mục tiêu chiến thắng đối thủ cạnh tranh đồng thời cũng là mục tiêu hoạt động Marketing. Trên cơ sở nghiên cứu phân tích đối thủ cạnh tranh, các nhà quản trị Marketing khi ra các quyết định phải luôn cân nhắc đến những phản ứng, đòn tấn côn mới của đối thủ cạnh tranh. Thậm chí trong nhiều trường hợp họ hoạch định chiến lược riêng nhằm chủ động tấn công đối thủ cạnh tranh một cách dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu GPM NCSCT giai phap (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)