Tăng cường các hoạt động xúc tiến hướng tới khách hàng mục tiêu

Một phần của tài liệu GPM NCSCT giai phap (Trang 84 - 90)

- Tiếp tục xu hướng giảm lãi suất

3.3.6. Tăng cường các hoạt động xúc tiến hướng tới khách hàng mục tiêu

* Xúc tiến bán hàng

Để tăng cường hoạt động xúc tiến bán hàng, AGRIBANK Hà Nội cần thực hiện các hoạt động sau:

Tạo môi trường giao dịch hấp dẫn tiện lợi: do đặc tính của dịch vụ là vô hình, vì vậy, khách hàng chỉ có thể tưởng tượng ra vật mình định mua thông qua việc đánh giá kiến trúc ánh sáng, nhiệt độ, đồ đạc, cách bài trí của ngân hàng. Do vậy, mọi dịch vụ ngân hàng đều liên quan đến tiền vì vậy các dấu hiệu vật chất ngay tại nơi giao dịch cần khẳng định được với khách hàng: về độ tin cậy, về sự thoải mái an toàn tiện lợi.

Tặng quà cho khách hàng: các hoạt động này nên áp dụng với nhóm khách hàng mở tài khoản cá nhân hoặc tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn nhất định hoặc đạt một mức tiền nhất định. Hoạt động này, vừa nhằm kích thích khách hàng giao dịch lần đầu tiên. Tuy nhiên, cần chú ý chọn loại quà để tặng so cho phù hợp nhất với đại đa số khách hàng. Tránh tặng các loại quà trùng lặp nhiều lần gây phản tác dụng đối với khách hàng hoặc quà khách hàng mang về chẳng biết làm gì.

Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo với khách hàng nhằm thông tin các tiện ích của dịch vụ ngân hàng hoặc giời thiệu dịch vụ mới hoặc hướng dẫn qui trình thực hiện các dịch vụ khó, phức tạp. Các buổi thuyết trình này thường đưa lại kết quả rất cao; vừa tăng cường mối quan hệ hiểu biết hai bên vừa có tác dụng thúc đẩy giao dịch một các trực tiếp.

AGRIBANK Hà Nội cần tổ chức các chương trình thi nghiệp vụ có thưởng cho nhân viên, vì nhân viên ngân hàng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy bán dịch vụ, các buổi thi nghiệp vụ này vừa động viên khuyến khích không khí làm việc vừa là nơi các nhân viên có thể học hỏi nhau và tự rút kinh nghiệp cải thiện giao dịch với khách hàng.

* Tuyên truyền quảng cáo

Đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu Agribank Hanoi nói riêng và Agribank Vietnam nói chung tới các thành phần kinh tế thông qua các phương tiện thông tin như báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, băngron ngoài trời...

Quán triệt tinh thần tự hào thương hiệu, ý thức phát triển và quảng bá thương hiệu tới từng cán bộ, tạo hình ảnh và ấn tượng tốt về Agribank Hanoi với khách hàng.

Tham gia các chương trình xã hội như từ thiện, văn hóa, văn nghệ, hội thảo, triển lãm quốc gia có hiệu quả tiếp thị cao.

Mỗi cán bộ là một tuyên truyền viên tích cực cho các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến trực tiếp với khách hàng

Khắc phục tình trạng quảng cáo không hiệu quả, hình thức quảng cáo không gây ấn tượng, không thực hiện công tác kiểm tra quảng cáo…như đã nêu trên, bộ phận Marketing cần tuân thủ chặt chẽ các biện pháp sau:

- Xác định rõ mục tiêu quảng cáo: ví dụ như quảng cáo để tìm khách hàng mới,

mở rộng quan hệ khach hàng, giữ khách hàng tốt, mở rộng tiền gửi, khuyến khích sử dụng hệ thống ATM, cải thiện hình ảnh ngân hàng…

- Kế hoạch hoá chương trình quảng cáo một cách chi tiết, kỹ lưỡng (nội dung

quảng cáo, lựa chọn phương tiện quảng cáo phù hợp với nội dung, thông điệp cần quảng cáo, tần suất quảng cáo)

- Chuẩn bị đủ kinh phí cho công tác quảng cáo, tránh tình trạng quảng cáo hời hợt do thiếu kinh phí.

-Thực hiện kiểm tra kết quả quảng cáo thường kỳ.

* Quan hệ với công chúng

Để tăng cường hoạt động quan hệ với công chúng, ngân hàng cần thực hiện các hoạt động sau:

Thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện trên địa bàn như: tặng sổ tiết kiệm cho các gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng; tặng quà và tổ chức các chương trình vui chơi cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn…

Tài trợ cho các chương trình truyên hình như: chương trình ủng hộ quỹ vì người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam…

Thường xuyên tặng quà là các vật dụng thân thuộc trong gia đình cho các khách hàng khi đến giao dịch như: áo đi mưa, mũ, ô, cốc…. Có in hình logo của ngân hàng. biện pháp này làm cho hình ảnh NH gần gũi với khách hàng hơn.

Thường xuyên có các bài viết trên báo chí, đài, truyền hình về các hoạt động xã hội của AGRIBANK Hà Nội, các thành tích nổi bật của ngân hàng, các gương người tốt việc tốt trong ngân hàng…

3.3.7. Phát triển thương hiệu và xây dựng văn hoá Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôi Hà nội

* Phát triển thương hiệu Agribank Hà nội:

Trong nền kinh tế thị trường, thương hiệu của doanh nghiệp hay hàng hóa, dịch vụ là một tài sản vô hình có giá trị, là thước đo tổng hợp nhất niềm tin yêu của khách hàng đối với doanh nghiệp hay hàng hóa dịch vụ đó và vì thế giá trị của thương hiệu là một vũ khí cạnh tranh quan trọng của doanh nghiệp hay hàng hóa dịch vụ, là công cụ tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp hay hàng hóa dịch vụ.

Hoạt động Ngân hàng là một hoạt động cung ứng các sản phẩm dịch vụ phi vật chất. Sản phẩm dịch vụ của các NHTM rất đa dạng cho nên đối với các NH, người ta chủ yếu hướng tới việc xây dựng thương hiệu của NH hơn là thương hiệu cho các sản phẩm dịch vụ. Cũng có trường hợp cá biệt NHTM xây dựng thương hiệu riêng cho một số sản phẩm dịch vụ đặc trưng, sản phẩm dịch vụ NH đang có ưu thế rõ rệt nhằm mục đích khắc họa sâu sắc những lợi thế cá biệt của loại sản phẩm dịch vụ đó. Tuy nhiên, thương hiệu riêng của sản phẩm dịch vụ đó thường vẫn phải gắn bó chặt chẽ với thương hiệu chung của NH.

Trong những năm qua, Agribank HN đã chú trọng xáy dựng thương hiệu chung của cả NH. Tuy nhiên, giá trị của thương hiệu chỉ mới mang chức năng là nhãn mác một bộ phận của Agribank Việt Nam, tạo điều kiện cho khách hàng dễ nhận biết sự có mặt

của NH, chưa phát huy được giá trị theo đúng nghĩa của một thương hiệu và chính vì thế chưa thể coi là vũ khí cạnh tranh quan trọng. Vì vây Agribank HN cần phải có những giải pháp phát triển giá trị thương hiệu của mình.

* Lựa chọn chiến lược phát triển thương hiệu:

Để phát triển thương hiệu, các doanh nghiệp có thể sử dụng một số chiến lược riêng rẽ hoặc kết hợp một số chiến lược như: chiến lược thương hiệu sản phẩm, chiến lược thương hiệu theo dãy, chiến lược thương hiệu theo nhóm, chiến lược thương hiệu theo ô, chiến lược thương hiệu theo chuẩn. Lựa chọn chiến lược phát triển thương hiệu không phải là cố tạo ra một phong cách riêng cho NH mà thực chất là quyết định chiến lược đầu tư dài hạn cho thương hiệu nhằm nâng cao được uy tín và lòng trung thành của khách hàng. Vì vậy, lựa chọn chiến lược phát triển thương hiệu cần dựa trên sự phân tích kỹ lưỡng các yếu tố:

- Sản phẩm hay dịch vụ.

- Thị hiếu và thói quen sử dụng

- Vị thế cạnh tranh NH trên thị trường * Tạo dựng hình ảnh của Agribank HN:

Để phát triển thương hiệu Agribank HN trước hết cần phải xây dựng được hình ảnh của Agribank HN trên thị trường. Hình ảnh của NH phụ thuộc vào những yếu tố: hiệu quả kinh doanh, hệ thống phân phối, sản phẩm dịch vụ, giá cả, hỗ trợ, trách nhiệm với xã hội, lực lượng lao động, đóng góp tài trợ, đãi ngộ người lao động, truyền thông quản cáo.

Hình ảnh của NH gắn liền với liên tưởng của khách hàng đối với NH về lợi ích và các thuộc tính chung của sản phẩm dịch vụ, thái độ với người sử dụng, con người và các mối quan hệ, các giá trị và chương trình, uy tín của NH:

- Cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để tạo cho khách hàng sự liên tưởng đến hình ảnh Agribank HN là một NH có chất lượng cao.

- Có những chương trình quảng cáo tiếp thị, phát triển sản phẩm dịch vụ độc đáo để tạo ra sự liên tưởng tốt đẹp cho khách hàng.

- Tăng cường giáo dục phong cách phục vụ tận tâm, văn minh lịch sự của đội ngũ nhân viên đối với khách hàng tạo ra sự liên tưởng Agribank HN luôn hướng tới khách hàng, chăm sóc hỗ trợ khách hàng tối đa.

- Thực hiện các chương trình hỗ trợ cộng đồng như ủng hộ người nghèo, hỗ trợ thiên tai...qua đó tạo một hình ảnh Agribank HN là một đơn vị có trách nhiệm đối với cộng đồng.

- Trong quan hệ với khách hàng cần tạo được sự tín nhiệm thông qua việc thể hiện tính chuyên nghiệp trong hoạt động nghiệp vụ, sự trung thực, tin cậy và nhạy cảm vơi nhu cầu của khách hàng...

* Xây dựng phong cách giao dịch tại Agribank Hà Nội

- Xây dựng tác phong, lề lối làm việc nghiêm túc, hiệu quả được Agribank Vietnam tổng kết “Trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả"

- Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ chính là tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị phần. Cần tập trung vào những sản phẩm dịch vụ là điểm mạnh về màng lưới Agribank Hanoi như dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, dịch vụ chi trả hộ lương cho các tổ chức kinh tế - xã hội qua tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, thanh toán học phí, viện phí.

- Thường xuyên cập nhật, bồi dưỡng và nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cũng như ý thức trách nhiệm và phẩm chất đạo đức cho cán bộ công nhân viên.

- Xây dựng bầu không khí làm việc hăng say, nhiệt tình, tận tâm với khách hàng; tạo cảm nhận tốt đẹp, gần gũi cho khách hàng khi đến giao dịch.

* Xây dựng thống nhất quy trình làm việc tại Agribank Hà Nội

- Xây dựng quy trình làm việc thống nhất từ hội sở tới các phòng giao dịch trực thuộc cũng như quy trình làm việc thống nhất của các phòng tại trụ sở chính trong chi nhánh Agribank Hanoi.

- Thường xuyên xem xét, cải tiến quy trình nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả trong công việc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng..

Một phần của tài liệu GPM NCSCT giai phap (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)