CHƯƠNG 11 NGHỆ THUẬT ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT VÀO THỰC HÀNH

Một phần của tài liệu Tôi tài giỏi - Bạn cũng vậy (Adam Khoo) (Trang 51 - 52)

C. Làm nổi bật sự việc

CHƯƠNG 11 NGHỆ THUẬT ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT VÀO THỰC HÀNH

Sau khi được trang bị đầy đủ các kỹ năng của Trí Nhớ Siêu Đẳng, bạn đã nắm được một yếu tố quan trọng để đạt thành tích xuất sắc. Đó là khả năng nhớ lại thông tin và số liệu trong một khoảng thời gian ngắn.

Tuy nhiên, khả năng nắm vững lý thuyết chưa đảm bảo cho bạn 10 điểm. Yếu tố thứ 2 cũng quan trọng không kém. Đó là khả năng ứng dụng lý thuyết để trả lời câu hỏi thực hành trong kỳ thi.

Đế tinh thông khả năng ứng dụng những gì được học, bạn phải phát huy một loạt kỹ năng suy nghĩ bao gồm sáng tạo, phân tích, lập luận. Chi tiết hơn, những kỹ năng suy nghĩ bạn cần phải thành thạo bao gồm:

•So sánh các dữ liệu để tìm ra sự khác nhau và giống nhau

•Phân tích thông tin và tìm mối liên hệ giữa các thông tin với nhau •Xác định nguyện nhân và hệ quả

•Lựa chọn và sắp xếp các thông tin có liên quan •Biết cách lập luận

•Giải quyết vấn đề một cách sáng tạo •Giải thích và phát triển ý cụ thể

•Đánh giá độ tin cậy và tính đúng đắn của thông tin

•Phân biệt giữa các dữ kiện, các thông tin không phải dữ kiện và các ý kiến của cá nhân •Đưa ra kết luận từ những bằng chứng cụ thể.

Mặc dù những kỹ năng ứng dụng này nghe có vẻ đáng sợ, bạn sẽ thành thạo chúng dễ dàng khi bạn biết cách sử dụng. Những học sinh sử dụng các kỹ năng này hiệu quả là do họ nắm được phương pháp. Một khi bạn học và nắm được những phương pháp này, bạn sẽ có thể đạt kết quả như họ.

PHƯƠNG PHÁP CỦA NGƯỜI THÔNG MINH

Quá trình suy nghĩ diễn ra từ việc đặt câu hỏi (cho bản thân tới việc hình thành các mối liên kết giữa thông tin mới và thông tin cũ mà bạn đã biết. Nếu bạn đang suy nghĩ về những gì tôi vừa nói, bạn có thể đang tự hỏi mình rằng Thật không? Mình có suy nghĩ bằng cách đặt câu hỏi không? Những học sinh thông mình thường đặt các câu hỏi hữu ích. Những học sinh kém không biết đặt câu hỏi về những gì họ vừa học. Ví dụ, nếu một học sinh giỏi cần đánh giá tính xác thực của 1 sự việc, anh ta sẽ đánh giá bằng cách đặt câu hỏi như Có bằng chứng nào về việc này không?, Nguồn gốc thông tin có đáng tin cây không?, Thông tin có bị làm sai lệch hoặc bị ảnh hưởng bởi ý kiến cá nhân nào không?. Một học sinh kém không bao giờ đặt những câu hỏi hiệu quả như trên. Hơn nữa, người thông minh biết cách sử dụng hình ảnh và các công cụ liên quan đến hình ảnh như Sơ Đồ Tư Duy, biểu đồ, sơ đồ và bảng biểu giúp họ hiểu rõ, phân tích và tận dụng thông tin. Mặt khác, những người kém thông minh không biết sử dụng hình ảnh và những công cụ liên quan đến hình ảnh.

NGHỆ THUẬT ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT VÀO THỰC HÀNH

Trong bất kỳ môn học nào, cho dù là môn lịch sử, văn học, địa lý, vật lý hoặc toán học, luôn tồn tại một số phương pháp, khuôn mẫu hoặc phong cách đặt câu hỏi thông dụng trong kỳ thi. Hãy ghi nhớ, nghệ thuật ứng dụng lý thuyết vào thực hành bất kỳ môn nào cũng có bốn bước bạn phải thành thạo. Trong mỗi chương sách của từng môn bạn phải :

Bước 1: Xác định các dạng câu hỏi thường gặp

Bước đầu tiên là bạn phải xem qua tất cả các loại câu hỏi khác nhau như câu hỏi ra thi các năm trước, câu hỏi trong sách giáo khoa, câu hỏi kiểm tra thử và bài tập trong lớp. Từ đó, bạn hãy ghi chú lại các dạng câu hỏi thông dụng thường được đặt ra. Bạn sẽ phát hiện rằng luôn luôn tồn tại 1 một khuôn mẫu nhất định trong cách đặt câu hỏi. Ví dụ, trong môn Lịch sử, các dạng câu hỏi thông dụng gồm có:

Một phần của tài liệu Tôi tài giỏi - Bạn cũng vậy (Adam Khoo) (Trang 51 - 52)