C. Làm nổi bật sự việc
2. Đúng thế! Sơ Đồ TưDuy giúp bạn nhớ bà
Bây giờ, chúng ta hãy cùng xem xét liệu Sơ Đồ Tư Duy có giúp bạn nhớ tất cả thông tin tốt hơn không. Bạn hãy nghiên
cứu thật kỹ Sơ Đồ Tư Duy phía trên. Bạn có thể thấy trong Sơ Đồ Tư Duy này, ở phần “Chất rắn” có 4 ý chính bạn cần phải nhớ: “Phân tử”, “lực tương tác”, “hình dạng và khối lượng cố định”, và gặp “nhiệt độ”.
Ở phần “phân tử”, có 3 ý phụ và các chi tiết hỗ trợ: “hình dạng nhất định”, “sát nhau” và “vị trí cố định”. Ở phần “lực tương tác”, có 2 ý phụ và các chi tiết hỗ trợ: “hút” và “đẩy”, vân vân và vân vân.
Bằng cách đọc Sơ Đồ Tư Duy như thế, bạn có thể thấy tất cả thông tin được sắp xếp theo từng nhóm có hệ thống. Cùng với những hình ảnh nổi bật và những nguyên tắc của Trí Nhớ Siêu Đẳng, bạn có thể ghi nhớ tất cả các ý. Bây giờ, bạn hãy đọc lại toàn bộ Sơ Đồ Tư Duy theo cách trên trước khi tiếp tục đọc phần kế tiếp.
Tiếp theo, bạn hãy trả lời lại những câu hỏi trước về phần “Chất rắn” mà không cần xem lại đoạn văn hoặc Sơ Đồ Tư Duy.
BÀI KIỂM TRA THỨ 2 VỀ NHỮNG THÔNG TIN BẠN NHỚ ĐƯỢC1. Viết ra những ý bạn nhớ được trong phần Chất Rắn? 1. Viết ra những ý bạn nhớ được trong phần Chất Rắn?
2. Bạn cần biết bao nhiêu thông tin vế chất rắn? Có bao nhiêu ý chính trong đó?
Nếu bạn đã trải nghiệm quá trình vẽ và đọc Sơ Đồ Tư Duy bên trên, bạn có thể dễ dàng viết ra được những ý chính, ý phụ và các chi tiết hỗ trợ. Bạn cũng có thể nhớ ngay lập tức có 4 ý chính bạn cần biết trong phần “Chất rắn”. Đó là “phân tử”, “lực tương tác”, “hình dạng” và “khối lượng cố định” và những gì sẽ xảy ra nếu chất rắn gặp “nhiệt độ”.
HOÀN TẤT SƠ ĐỒ TƯ DUY
Nào, bây giờ bạn hãy chuẩn bị bút màu và sẵn sàng! Đã đến lúc bạn bắt đầu vẽ Sơ Đồ Tư Duy. Bạn hãy vẽ hoàn tất Sơ Đồ Tư Duy về chủ đề Ba dạng vật chất. Bạn nên biết một điều quan trọng là có nhiều cách sắp xếp thông tin trong Sơ Đồ Tư Duy. Không có cách nào tốt hơn cách nào miễn là bạn sắp xếp thông tin theo 1 hệ thống bạn cảm thấy hợp lý, dễ nhớ đối với bạn. Trong tiêu đề phụ về Chất rắn, bạn có thể vẽ theo cách của tôi hoặc có thể sáng tạo cách của tiêng bạn.
Bạn có thể tham khảo một ví dụ minh họa về Sơ Đồ Tư Duy ở cuối chương.
BẠN ĐÃ SẴN SÀNG VẼ SƠ ĐỒ TƯ DUY CỦA RIÊNG BẠN CHƯA?
Đến lúc này, bạn đã nắm vững được các bước tạo ra 1 Sơ Đồ Tư Duy. Sau đây là một ví dụ thực hành khác nhằm giúp bạn thành thạo hơn trong việc vẽ Sơ Đồ Tư Duy trước khi sang chương tiếp theo.
Đầu tiên, bạn hãy sử dụng phương pháp đọc hiệu quả để đọc 1 trích đoạn từ sách địa lý bên dưới và thu thập các từ khóa. Kế tiếp, chuẩn bị tất cả vật liệu cần thiết để vẽ Sơ Đồ Tư Duy.