Sơ Đồ TưDuy sử dụng cả 2 bán cầu não cùng 1 lúc

Một phần của tài liệu Tôi tài giỏi - Bạn cũng vậy (Adam Khoo) (Trang 30 - 33)

C. Làm nổi bật sự việc

3. Sơ Đồ TưDuy sử dụng cả 2 bán cầu não cùng 1 lúc

Một lần nữa, xin được nhấn mạnh rằng: Sơ Đồ Tư Duy thật sự giúp bạn tận dụng các chức năng của não trái lẫn não phải khi học. Đây chính là công cụ học tập cận dụng được sức mạnh của cả bộ não. Nếu vận dụng đúng cách, nó sẽ hoàn toàn giải phóng năng lực tiềm ẩn trong bạn, đưa bạn lên 1 đẳng cấp mới, đẳng cấp của một tài năng thực thụ hay thậm chí của 1 thiên tài.

CÁC BƯỚC VẼ SƠ ĐỒ TƯ DUY

Bây giờ thì bạn đã hiểu được sức mạnh của Sơ Đồ Tư Duy, vậy làm sao bạn có thể vẽ được Sơ Đồ Tư Duy một cách tối ưu nhất? Ở phần này, tôi sẽ hướng dẫn bạn phương pháp vẽ Sơ Đồ Tư Duy theo từng bước và các quy tắc trong cách vẽ.

Nhằm mục đích minh họa, giả sử bạn muốn vẽ một Sơ Đồ Tư Duy về chính bản thân bạn. Giả sử bạn tên Nam, chủ đề của Sơ Đồ Tư Duy sẽ là Nam,

BƯỚC 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm

Quy tắc vẽ chủ đề:

1. Bạn cần phải vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các ý khác 2. Bạn có thể tự do sử dụng tất cả các màu sắc mà bạn thích.

3. Bạn không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ chủ đề vì chủ đề cần được làm nổi bật để dễ nhớ.

4. Bạn có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng. 5. Một bí quyết vẽ chủ đề là chủ đề nên được vẽ to cỡ 2 đồng xu “5000 đồng”.

Bước đầu tiên trong việc tạo ra một Sơ Đồ Tư Duy là vẽ chủ đề ở trung tâm trên 1 mảnh giấy (đặt nằm ngang)

Trong ví dụ này, chủ đề là Nam, nên bạn có thể vẽ một ảnh đại diện Nam

BƯỚC 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ

Bước tiếp theo là vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm

Trong ví dụ này, chúng ta có thể vẽ thêm 4 tiêu đề phụ như Tính cách,Gia đình,Trường học, và Mục tiêu.

BƯỚC 3: Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ

Trong ví dụ này, chúng ta thêm các ý chính vào các tiêu đề phụ như sau:

Quy tắc vẽ tiêu đề phụ:

1. Tiêu đề phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật.

2. Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm.

3. Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc ( chứ không nằm ngang) để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng.

Ví dụ, trong tiêu đề phụ Tính cách, bốn ý chính được thêm vào là Rông rãi,Hóm hỉnh,bướng bỉnh,Kiên Quyết.

Một điều quan trọng cần nhớ là Sơ Đồ Tư Duy không phải dùng tóm tắt một chương sách. Sơ Đồ Tư Duy không chỉ bao hàm những ý chính mà còn chứa đựng tất cả những chi tiết hỗ trợ quan trọng khác. Thêm các chi tiết hỗ trợ phụ, bạn sẽ thấy.

Ví dụ ý chính “Rộng rãi” có nhiều chi tiết hỗ trợ như “Cứu giúp”, “Người tình nguyện”

Ghi chú: Bạn sẽ thấy Sơ Đồ Tư Duy được phát triển theo hướng từ trong ra ngoài. Nói cách khác, các ý tưởng được phân tán từ trung tâm. Theo cách này, các ý tưởng và từ khóa nằm bên trái của Sơ Đồ Tư Duy được viết và đọc từ phải sang trái.

BƯỚC 4: Ở bước cuối cùng này, hãy để trí tưởng tượng của bạn bay bổng.

Bạn có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ của bạn tốt hơn.

CẤU TRÚC SƠ ĐỒ TƯ DUY

Một cách điển hình, Sơ Đồ Tư Duy có cấu trúc như sau:

DÒNG CHẢY THÔNG TIN

Xin lưu ý rằng không giống như cách viết thông thường, Sơ Đồ Tư Duy không xuất phát từ trái sang phải mà từ trên xuống dưới theo kiểu truyền thống.

Thay vào đó, Sơ Đồ Tư Duy được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài và sau đó là theo chiều kim đồng hồ. Do đó, bạn sẽ thấy các từ ngữ nằm bên trái Sơ Đồ Tư Duy nên được đọc từ phải sang trái (bắt đầu từ phía trong di chuyển ra ngoài). Các mũi tên xung quanh

Sơ Đồ Tư Duy bên dưới chỉ ra cách đọc thông tin trong sơ đồ. Các số thứ tự cũng là một cách hướng dẫn khác.

Bốn kết cấu chính 1,2,3,4 trong Sơ Đồ Tư Duy phía trên được gọi là nhánh chính. Sơ Đồ Tư Duy này có 4 nhánh chính vì nó có 4 tiêu đều phụ. Số tiêu đề phụ là số nhánh chính. Đồng thời, các nhánh chính của Sơ Đồ Tư Duy được đọc theo chiều kim đồng hồ, bắt nguồn từ nhánh 1 đến nhánh 2, rồi nhánh 3, và cuối cùng là nhánh 4. Bạn hãy tham khảo các mũi tên màu đen trong hình vẽ.

Tuy nhiên, các từ khóa được viết và đọc theo hướng từ trên xuống dưới trong cùng một nhánh chính. Bạn hãy tham khảo các mũi tên màu xanh trong hình vẽ.

SỨC MẠNH CỦA SƠ ĐỒ TƯ DUY: BÀI TẬP THỰC HÀNH

Bây giờ bạn đã hiểu các bước cơ bản và các quy tắc trong việc phát triển Sơ Đồ Tư Duy. Sau đây, bạn sẽ được hướng dẫn qua 1 quá trình ghi chú một trang sách cơ bản thành 1 Sơ Đồ Tư Duy đơn giản. Chúng ta sẽ dùng chủ đề Ba dạng vật chất trong một bài học vật lý. Bằng cách này, tôi sẽ cho bạn thấy tác dụng của Sơ Đồ Tư Duy trong việc giúp bạn tiết kiệm thời gian, nhớ bài và hiểu bài hiệu quả hơn.

Trước khi bắt đầu tiến trình vẽ Sơ Đồ Tư Duy, tối muốn thử nghiệm sự khác biệt giữa việc học từ Sơ Đồ Tư Duy so với việc học từ cách ghi chú theo kiểu truyền thống. Ngay bây giờ, bạn hãy đọc đoạn văn bên dưới về chủ đề Ba dạng vật chất theo cách bình thường mà bạn vẫn đọc (không sử dụng cách đọc hiệu quả).

Một phần của tài liệu Tôi tài giỏi - Bạn cũng vậy (Adam Khoo) (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w