C. Làm nổi bật sự việc
2. Sự Liên Tưởng
Bước tiếp theo là liên kết tất cả các hình ảnh lại với nhau để tạo thành một câu chuyện. Câu chuyện này rất quan trọng vì nó giúp sự liên tưởng trở nên mạnh mẽ. Cách thức tạo ra câu chuyện là phải dùng tất cả các nguyên tắc của Trí Nhớ Siêu Đẳng. Trong câu chuyện của bạn, bạn nên sử dụng nhiều chuyển động, nhiều màu sắc, âm điệu. Điều quan trọng nhất là câu chuyện của bạn phải nghịch lý, hài hước và đáng nhớ.
MỘT VÍ DỤ ĐƠN GIẢN: GHI DANH SÁCH NHỮNG THỨ CẦN MUA SẮM.
Bây giờ chúng ta hãy lấy một ví dụ đơn giản là làm thế nào để sử dụng Hệ Thống Liên kết trong việc ghi nhớ một danh sách gồm 12 thứ cần mua sắm. Giả sử danh sách những thứ cần mua sắm của bạn bao gồm:
1. Trứng 2. Thịt bò 3. Nĩa và Muỗng 4. Áo tắm 5. Nước hoa 6. Chuối 7. Ly 8. Nước cam 9. Xà bông 10. Bàn chải đánh răng 11.Sơn
12. Nước sơn móng tay
Sử dụng hệ Thống Liên Kết, bạn hãy hình dung cảnh bạn đang cầm trên tay 1 quả trứng trơn láng nóng hổi khi đi ra khỏi nhà. Say sưa với cảm giác trơn láng của vỏ trứng, bạn vô tình làm hổng 1 lỗ nhỏ trên quả trứng. Từ trong đó bất ngờ hiện ra một cái đầu bò có 2 sừng. Sừng trái có hình 1 chiếc muỗng, sừng phải có hình dạng 1 chiếc nĩa. Bạn tình cờ lắc mạnh chiếc nĩa làm chiếc nĩa đâm mạnh vào một cô gái đang mặc bộ áo tắm chấm bi nồng nặc mùi nước hoa. Bị đâm đau bất ngờ, cô gái làm rớt trái chuối đang cầm trên tay xuống sàn.
Không kịp nhìn thấy, bạn bị trượt vỏ chuối và té sắm vào 1 hàng ly thủy tinh chứ đầy nước cam. Mặt sàn bị vấy dơ và ông chủ ra lệnh bạn phải lau chùi sàn sạch sẽ với xà bông nhưng lại phải dùng bàn chải đánh răng để chà. Khi bạn chà sàn, bạn lại vô tình làm tróc vạch sơn đỏ trên sàn. Lo lắng, bạn tìm cách che lấp vết tróc bằng nước sơn móng tay màu đỏ.
Bây giờ, nếu bạn hình dung lại câu chuyện vô lý và khôi hài trên, bạn sẽ nhớ lại danh sách những thứ cần mua sắm dễ dàng.
Bạn nhớ được bao nhiêu thứ? Có thể bỏ lỡ một hoặc 2 thứ, nhưng tôi chắc chắn rằng bạn sẽ nhớ lại được nhiều hơn lúc bình thường. Nếu bạn vẫn quên nhiều thứ, thì có nghĩa là bạn đã không tạo ra được những hình ảnh rõ ràng trong tâm trí bạn về câu chuyện.
Chú ý khi tạo câu chuyện để liên kết tất cả các từ cần nhớ, chúng ta đã dùng: 1. Sự chuyển động (“rớt chuối”, “hiện ra một cái đầu bò”)
2. Sự hài hước (“đâm mạnh vào cô gái”)
3. Sự nghịch lý (“đầu bò từ trong trứng”, “sừng bò có hình dạng nĩa và muỗng”) 4. Năm giác quan (“nồng nặc mùi nước hoa”, “quả trứng nóng hổi trơn láng”)
Một lần nữa xin nhấn mạnh, điều quan trọng nhất là bạn phải sử dụng các nguyên tắc của Trí Nhớ Siêu Đẳng để tạo ra mối liên kết bền vững giữa các hình ảnh. Nếu bạn cảm thấy mình không thể nhớ nổi, đó là vì những liên kết mà bạn tạo ra không đủ sự chuyển động, không đủ nghịch lý, không đủ hài hước và ấn tượng.
TƯỞNG TƯỢNG NHỮNG TỪ TRỪU TƯỢNG
Hầu hết các môn học thường có rất nhiều từ ngữ trừu tượng khiến bạn cảm thấy không thể hình dung được. Trong những trường hợp này, bạn phải chuyển hóa những từ trừu tượng thành hình ảnh thông qua quá trình mô tả tượng trưng. Sau đó, bạn mới có thể dùng Hệ Thống Liên Kết để kết hợp các từ lại với nhau. Có 2 cách thức bạn có thể dùng là Kỹ Thuật Âm Thanh Tương Tự và Kỹ Thuật Gợi Nhớ.
Kỹ Thuật Âm Thanh Tương Tự
Để nhớ được 1 từ trừu tượng, bạn phải chia từ này thành nhiều âm tiết. Sau đó, bạn sẽ dùng 1 hay nhiều từ thay thế có cách phát âm tương tự như âm tiết đó. Từ thay thế phải là từ dễ hình dung.
Ví dụ, hợp chất hóa học chlotine (clo-rin) rất trừu tượng nhưng nó có thể được thay thế bở từ lo-riêng có âm điệu gần giống như từ chlorine. Do đó, chúng ta có thể tưởng tượng trong tâm trí hình ảnh người đàn ông đang lo lắng không biết làm cách nào để xé được 1 quả sầu riêng rất lớn. Hình ảnh mường tượng này sẽ nhắc chúng ta về chất chlorine
Còn từ phosphorus thì sao? Có thể dùng từ thay thế nào khác có âm tương tự như phosphorus? từ này có thể được chia ra làm 3 âm tiết :phốt, pho, rớt nên có âm điệu na ná như là phớt phơ rớt. Do đó, bạn có thể hình dung một chiếc lá thu vàng mong manh phớt phơ bay theo gió sau khi rớt xuống từ một nhánh cây.
Những môn học như lịch sử, văn học, địa lý hiếm khi cần tới việc dùng các từ thay thế để học, vì hầu hết các sự kiện đều xác thực và dễ hình dung. Bạn chỉ cần đến những từ thay thế trong các môn học này.khi phải nhớ tên gọi và địa điểm.
Ví dụ: Bạn phải ghi nhớ việc Napoleon bị đánh bại trong trận chiến Waterloo. Tên napoleon có thể được chua thành các âm tiết na, po, le, ông. Vậy thì bạn có thể hình dung Napoleon như một ông già tay phải cầm quà na, đầu đội quả bơ, tay trái cầm quả lê. Waterloo (địa điểm) có thể được chia thành hai âm tiết Water và loo. Để ghi nhớ, bạn có thể hình dung một cái lu (loo) nước (water)
Đế nhớ rằng Napoleon bị đánh bại trong trận chiến Waterloo, chỉ cần đơn giản liên kết 2 hình ảnh trên lại với nhau trong một câu chuyện nghịch lý. Bạn có thể tưởng tượng hình ảnh một ông già tay trái cầm quả na, đầu đội quả bơ, tay phải cầm quả lê bị rơi tõm vào lu nước.
KỸ THUẬT GỢI NHỚ
Kỹ thuật này được dùng khi bạn không thể tìm một từ có âm điệu tương tự để thay thế. Nói một cách đơn giản, kỹ thuật này liên qaun đến việc hình dung tới một hình ảnh trong tâm trí khiến bạn nghĩ đến từ trừu tượng cần nhớ. Hình ảnh này có tính chất chủ quan vì những người khác nhau có thể nghĩ đến những hình ảnh khác nhau. Nhưng bạn nên giữ vững hình ảnh riêng của bạn.
Ví dụ, bạn nghĩ đến hình ảnh gì đầu tiên khi nghe từ chính trị?Bạn có thể nghĩ đến hình ảnh tổng thống Mỹ Bush hoặc hình ảnh những người trong Nghị viện. Hình ảnh càng cụ thể càng tốt. Từ nhôm thì sao? Từ nhôm thường khiến ta nghĩ đến hình ảnh cuộn giấy nhôm. Thế còn từ dân số? Từ này có khiến bạn nghĩ đến những đứa trẻ mới sinh, những nơi người tụ tập đông đúc và những người đến từ các nước khác nhau không.
Khi dùng Kỹ Thuật Gợi Nhớ, bạn nên sử dụng hình ảnh mà bạn nghĩ đến đầu tiên
ÁP DỤNG HỆ THỐNG LIÊN KẾT
Bây giờ, chúng ta hãy cùng thảo luận một số ví dụ áp dụng Hệ Thống Liên Kết để ghi nhớ các dữ kiện dưới đây.
CHỦ ĐỀ 1 : VẬT LÝ SƠ CẤP
Trong ví dụ đầu tiên, chúng ta hãy cùng thảo luận một thứ thật đơn giản. Giả sử bạn muốn ghi nhớ những đặc tính cần có của một dụng cụ đo nhiệt độ hiệu quả.
Một dụng cụ đo nhiệt độ hiệu quả cần có các đặc tính sau đây 1. Dễ đọc nhiệt độ
2. Sử dụng an toàn 3. Không đắt
4. Nhạy với sự thay đổi nhiệt độ 5. Có phạm vi đo nhiệt độ lớn