C. Làm nổi bật sự việc
f. “Thông tin này cho thấy Bạn có đồng ý không?”
Ví dụ: Thông tin này cho thấy các yếu tố kinh tế là nguyên nhân duy nhất gây ra sự sụp đổ của Liên Xô. Bạn có đồng ý không?
Bước 2: Xác định các kỹ năng suy nghĩ tương ứng
Bạn sẽ phát hiện mỗi dạng câu hỏi như Thông tin trên có hữu ích như thế nào trong việc…? hoặc Bạn đồng ý đến mức độ nào về việc…? yêu cầu các kỹ năng suy nghĩ khác nhau. Do đó, đối với từng dạng câu hỏi, bạn hãy xác định kỹ năng suy nghĩ cần thiết cho từng câu trả lời.
Ví dụ, trong tất cả câu hỏi dạng Bạn đồng ý đến mức nào về việc…?, người ra đề muốn kiểm tra các kỹ năng suy nghĩ sau đây của bạn:
•Khả năng lựa chọn thông tin liên quan để chứng minh các điểm đúng và điểm sai. •Khả năng trình bày hai quan điểm cụ thể.
•Khả năng đánh giá dựa trên các chứng cứ hiện hữu.
Bước 3: Áp dụng phương pháp đạt điểm tối đa trong mỗi dạng câu hỏi
Mỗi dạng câu hỏi đòi hỏi 1 phương pháp cụ thể giúp bạn đạt điểm tối đa. Do đó, bước tiếp theo là bạn phải học các dạng trả lời câu hỏi tương ứng với từng dạng câu hỏi. Bạn có thể học cách trả lời thông qua thầy cô hoặc các bài giải mẫu. Nói tóm lại, bạn cần ghi chú tất cả các dạng câu hỏi thông dụng cho từng môn học. Trong từng dạng câu hỏi, tìm hiểu những kỹ năng suy nghĩ cần có và các phương pháp trả lời tương ứng đế đạt điểm tối đa. Cuối cùng, hãy thứ hành 1 vài ví dụ của từng dạng câu hỏi.
Bước 1: Thu thập
Thu thập tất cả các dạng câu hỏi ≠ nhau khả thi trong từng chương. Tổng số dạng câu hỏi này luôn là 1 số nhất định. Bạn có thể tìm thấy tất cả dạng câu hỏi từ các đề thi năm trước, sách bài tập, bài kiểm tra thử, và từ các trường khác đặc biệt là các trường giỏi nếu cần thiết. Bạn sẽ biết được là mình đã tìm đủ các dạng câu hỏi khi không thể tìm ra dạng nào nữa.
Bước 2: Tìm hiểu các bước giải quyết câu hỏi
Đối với từng dạng câu hỏi thu thập được, bạn phải tìm ra các bước cần thiết để trả lời chúng. Bạn sẽ phát hiện ra trong từng dạng câu hỏi cụ thể, các bước giải quyết luôn giống nhau mặc dù dữ kiện có thể khác nhau.
Bước 3: Ghi nhớ các bước bằng thực hành
Cuối cùng, bạn phải thực hành các bước trả lời cho từng dạng câu hỏi ít nhất ba lần. Vậy thì tại sao có nhiều học sinh chăm chỉ thực hành hàng trăm câu hỏi
mà vẫn lúng túng khi gặp các câu hỏi trong kỳ thi? Lí do là vì họ không sử dụng kỹ năng vừa đề cập bên trên mà chỉ thực hành các bài tập 1 cách ngẫu nhiên. Tôi sẽ giải thích vấn đề này bằng ví dụ minh họa bên dưới. Trong 1 chương sách (giả sử thôi gọi là chương X), bạn sẽ tìm được 1 tổng số dạng câu hỏi nhất định là N gọi là: X1, X2, X3,…, Xn. (Minh họa bên phải).
Mỗi dạng câu hỏi yêu cầu các bước hoặc kỹ năng giải quyết cụ thể. Ví dụ: trong phần toán sơ cấp (giải phương trình), y=x, y=x2, y=x3, y=x4,… là các dạng câu hỏi khác nhau
yêu cầu các bước hoặc công thức khác nhau để giải. Thêm vào đó, bạn sẽ thấy rằng khi từng dạng câu hỏi (ví dụ X1) có rất nhiều biến thể khác nhau trong cách ra đề thi: X1a, X1b, X1c, X1d, X1e… Nhiều biến thể của 1 dạng câu hỏi được tạo ra bằng cách thay đổi số liệu liên quan. Vì dụ: y=2x, y=2x+1, y=2x+2, y=3x, 2y=10x… là các biến thể khác nhau của y=x. Có bao nhiêu biến thể của cùng 1 dạng câu hỏi? Câu trả lời là vô hạn! Tuy nhiên, tất cả các biến thể của cùng 1 dạng câu hỏi có thể được giải quyết bằng cách sử dụng 1 công thức hoặc các bước giống nhau. Nếu bạn có thể giải quyết 1 biến thể (ví dụ X1a), bạn có thể giải quyết được tất cả các biến thể còn lại. (Ví dụ X1b, X1c, X1d, v.v…)
THÊM PHẠM VI VÀ BIẾN THỂ
Trong khoảng thời gian ôn bài có hạn, làm thế nào để bạn có thể thành thạo tất cả các dạng câu hỏi ra thi? Câu trả lời là bạn chỉ cần thực hành mỗi dạng câu hỏi ít nhất 3 lần. Nói cách khác, bạn chỉ cần thực hành cách giải quyết X1, X2, X3, …, Xn. Lý do là khi bạn có thể trả lời X1, bạn có thể giải quyết tất cả các biến thể của X1 như X1a, X1b, X1c và cứ thế. Ví dụ: nếu bạn giải được y= x+3, bạn cũng có thể giải được y= x+10, y= 2x+4, y= 3x+3…… Vấn đề nằm ở chỗ là đa số học sinh lãng phí thời gian cho việc thực tập hàng trăm câu hỏi mà thực ra đó chỉ là các biến thể của 1 vài dạng câu hỏi giống nhau. Do thời gian có giới hạn, họ không thể ôn hết tất cả các dạng câu hỏi từ X1 đến Xn vì họ lãng phí nhiều thời gian vào các biến thể, trong khi họ chỉ cần nắm vũng dạng câu hỏi là đủ. Giả sử vì lý do đó, họ không ôn được đến X6. Nếu trong đề thi xuất hiện dạng câu hỏi X6, họ sẽ gặp khó khăn. Rõ ràng, vấn đề không phải là bạn thực tập bao nhiêu câu hỏi, mà là bạn thành thạo bao nhiêu dạng câu hỏi.
MỘT VÍ DỤ VỀ VẬT LÝ: TỐC ĐỘ, VẬN TỐC VÀ GIA TỐC
Chúng ta hãy cùng lấy một ví dụ từ môn vậy lý cấp hai. Nếu bạn đã học về tốc độ, vận tốc và gia tốc, bạn sẽ phát hiện là có 20 dạng câu hỏi khác nhau. Dưới đây, tôi liệt kê tất cả 20 dạng câu hỏi và xếp loại chúng theo dạng câu hỏi dựa trên công thức và dạng câu hỏi dựa trên đồ thị.
Xin chúc mừng bạn! Bạn đã hoàng tất phần Phương Pháp học Hiệu Quả. Bằng việc áp dụng thành thạo các phương pháp học tôi vừa đề cập tới, bạn sẽ được trang bị đầy đủ vũ khí đánh bại bất kỳ câu hỏi khó nào. Bây giờ chúng ta hãy chuyển sang một chủ đề hết sức thú vị…