Thí nghiệm trộn các ánh sáng màu Mỗi ánh sáng đơn sắc khi chiếu vào mắt cho ta một cảm giác màu hoàn toàn xác định Nếu đồng thời chiếu

Một phần của tài liệu LLDH vat ly II chuong 3 (Trang 65 - 67)

3. Mô tả đợc thí nghiệm trộn ánh sáng ba màu khác nhau tạo ra ánh sáng có màu trắng Phân biệt nhiều loại màu trắng và có nhiều cách trộn ánh sáng màu

6.4.3. Thí nghiệm trộn các ánh sáng màu Mỗi ánh sáng đơn sắc khi chiếu vào mắt cho ta một cảm giác màu hoàn toàn xác định Nếu đồng thời chiếu

vào mắt cho ta một cảm giác màu hoàn toàn xác định. Nếu đồng thời chiếu nhiều chùm sáng đơn sắc vào mắt hay vào một điểm trên tờ giấy trắng thì mắt sẽ nhìn thấy màu hoàn toàn khác với màu của các ánh sáng đơn sắc đó. Ta gọi là trộn ánh sáng màu, thực chất các ánh sáng màu đơn sắc vẫn tồn tại độc lập với nhau, chúng đồng thời tác dụng lên dây thần kinh thị giác gây ra một cảm giác màu tổng hợp. Về nguyên tắc khi trộn ba chùm sáng đơn sắc có màu đỏ, lục, lam thì ta đợc màu trắng. Nhng tuỳ theo cờng độ sáng của các ánh sáng đơn sắc đó mà màu trắng tạo thành có hơi khác nhau. Hơn nữa thông thờng trong các thí nghiệm ta dùng kính lọc sắc để tạo ánh sáng màu đỏ, lục, lam. Thực ra những ánh sáng màu này cũng không hoàn toàn đơn sắc, do đó khi trộn với nhau khó có thể cho màu trắng, thờng cho một màu hơi xám. Có hai cách trộn ánh sáng màu để tạo thành ánh sáng trắng.

Cách 1. Cho các chùm sáng màu đơn sắc đồng thời chiếu thẳng vào mắt. Bố trí thí nghiệm nh hình 6.11. Cho ba nguồn sáng trắng (1), (2), (3) chiếu qua ba tấm kính lọc sắc màu đỏ (4), màu

lam (5), màu lục (6) ta đợc ba chùm sáng màu đỏ (7), màu lục (8), màu lam (9). Cho ba chùm sáng màu phản xạ trên mặt ba tấm thuỷ tinh phẳng

trong suốt (10), (12), (13) đợc đặt nghiêng những góc thích hợp, các chùm sáng phản xạ sẽ đi vào mắt theo cùng một đờng và trộn với nhau trên màng lới của mắt. Cách 2. Trộn các ánh sáng tán sắc màu. Lần lợt chiếu riêng từng chùm sáng màu đỏ (1), lục (2), lam (3) lên cùng một chỗ trên tờ giấy trắng (4) đặt trong phòng tối, ta nhìn thấy ở chỗ đó các ánh sáng tán xạ màu đỏ, lục, lam (Hình 6.12). Nếu đồng thời chiếu ba

chùm sáng màu lên chỗ đó, mắt ta đồng thời nhận đợc ba chùm sáng tán xạ màu đỏ lam, chúng trộn vào nhau trên màng lới khiến ta cảm nhận đợc màu trắng. Cần lu ý rằng thí nghiệm này phải thực hiện trong phòng tối để đảm bảo rằng chỉ có ba chùm sáng tán xạ đỏ, lục, lam trên tờ giấy lọt vào mắt ta. Nếu làm thí nghiệm này trong phòng sáng thì sẽ nhìn thấy tờ giấy có màu trắng từ trớc khi ba chùm sáng màu chiếu vào. Hơn nữa chỉ làm thí nghiệm này sau khi đã học sự tán xạ lọc lựa thì việc giải thích mới thật rõ ràng.

Việc trộn ánh sáng màu có thể thực hiện một cách đơn giản hơn bằng cách dùng đĩa màu quay. Trên một đĩa phẳng có trục quay, dán ba miếng giấy màu đỏ, lục, lam. Dùng ánh sáng trắng chiếu lên mặt đĩa. Khi đĩa đứng yên ta nhìn thấy ba màu riêng biệt của ba miếng giấy màu. Nếu cho đĩa quay nhanh không nhìn thấy ba màu riêng biệt nữa mà thấy cả đĩa tròn có màu trắng. Đó là do hiện tợng lu ảnh trên võng mạc. Khi đĩa đứng yên, mỗi phần đĩa màu cho một ảnh màu tại một điểm riêng biệt trên màng lới nên ta thấy ba màu riêng biệt. Khi đĩa quay, các ảnh màu trên màng lới của mắt cũng đổi chỗ. Vì đĩa quay nhanh nên các ảnh màu đó lần lợt chiếm chỗ của nhau. Do hiện tợng lu ảnh trên màng lới nên cảm giác màu vẫn còn lu lại khi một ảnh màu đã đổi chỗ. Kết quả là các cảm giác màu chồng lên nhau, cho ta cảm giác màu trắng. Vậy thực chất ở đây không phải là trộn ánh sáng tán sắc màu vì các chùm sáng màu không có lúc nào đồng thời chiếu vào cũng một chỗ trên màng võng của mắt mà chỉ lần l - ợt chiếu lên một chỗ. Nh vậy các cảm giác màu lu lại một thời gian đã chồng lên nhau cho ta cảm giác màu tổng hợp. Vì ở THCS không học hiện tợng lu ảnh trên màng lới của mắt nên không thể giải thích rõ đợc thí nghiệm này.

Câu hỏi và bài tập

Một phần của tài liệu LLDH vat ly II chuong 3 (Trang 65 - 67)