3. Các tật của mắt và cách sửa
6.3.3.3. Tăng cờng việc vận dụng những kết luận thu đợc để giải thích các hiện tợng thực tế
các hiện tợng thực tế
Hiện tợng màu sắc rất phong phú và phức tạp. Ta đã chọn một hệ thống kiến thức cơ bản là : ánh sáng trắng, ánh sáng màu, sự lọc màu, sự tán xạ, sự trộn ánh sáng. Không nên bất kì hiện tợng nào cũng áp dụng phơng pháp thực nghiệm ngay từ đầu, nh thế sẽ rất nhiều và tản mạn. Cần hớng dẫn HS biết vận dụng hệ thống những kiến thức cơ bản trên để suy luận, phán đoán, giải thích.
Thậm chí, có thể dùng kiến thức cơ bản này để làm cơ sở nghiên cứu kiến thức sau. Ví dụ, đầu tiên, ta nghiên cứu sự trộn ánh sáng màu phát ra từ nguồn (hay lấy từ tấm lọc màu) ; sau khi học sự tán xạ màu, có thể áp dụng cho sự trộn ánh sáng tán xạ để tìm hiểu màu của các vật.
Cần phải tập cho HS biết phân tích các hiện tợng phức tạp thành những hiện tợng đơn giản, có liên quan đến một trong những kiến thức cơ bản. Ví dụ nh các bài tập sau :
Bài 1
Chiếu một chùm ánh sáng trắng lên mặt tấm kính màu đỏ, chùm phản xạ sẽ có màu gì trong hai trờng hợp sau :
a) Tấm kính đỏ đặt trên một tấm bìa đen.
b) Tấm kính đỏ đặt trên mặt phản xạ của một gơng phẳng.
Giải
ở đây có hai lần ánh sáng phản xạ ; lần 1 phản xạ trên tấm kính đỏ ; lần 2 phản xạ trên mặt gơng phẳng để ở dới. Sự phản xạ không làm thay đổi màu của ánh sáng.
a) Chiếu ánh sáng trắng lên tấm kính đỏ thì một phần phản xạ lại vẫn màu trắng, một phần đi qua tấm kính màu đỏ. ánh sáng đỏ gặp tấm bìa đen bị hấp thụ hết, không có ánh sáng tán xạ. Kết quả, chỉ có chùm phản xạ màu trắng.
b) Nếu đặt gơng phẳng ở dới tấm kính đỏ thì gơng phẳng sẽ phản xạ ánh sáng đỏ. ánh sáng đỏ này lại đi qua tấm kính đỏ lần thứ hai. Kết quả là chùm phản xạ có màu đỏ.
Bài 2
a) Đặt một tấm kính đỏ lên trên một tờ giấy trắng rồi chiếu ánh sáng trắng vào tấm kính. Nhìn tờ giấy qua tấm kính sẽ thấy nó có màu gì ? Tại sao ?
b) Nếu thay tờ giấy trắng bằng tờ giấy màu xanh thì ta sẽ nhìn thấy màu gì ? Tại sao ?
Giải
Nói nhìn thấy tờ giấy là nói nhìn thấy ánh sáng tán xạ từ tờ giấy, có nghĩa là ở đây không xét đến ánh sáng phản xạ ở mặt trên của tấm kính.
a) Chiếu ánh sáng trắng lên trên tấm kính đỏ, tấm kính đỏ lọc màu chỉ cho ánh sáng đỏ đi qua để đến mặt tờ giấy trắng.
Tờ giấy trắng có khả năng tán xạ ánh sáng đỏ. ánh sáng tán xạ đỏ lại đi qua đợc tấm kính đỏ. Kết quả là ta nhìn thấy ánh sáng màu đỏ.
b) Nếu thay tờ giấy đỏ bằng tờ giấy xanh thì ánh sáng đỏ sau khi đi qua tấm kính đỏ sẽ bị tờ giấy màu xanh hấp thụ hết (tấm kính xanh không có khả năng tán xạ ánh sáng đỏ). Kết quả là không có ánh sáng nào tán xạ trên mặt tờ giấy xanh để đi trở lại qua tấm kính đỏ một lần nữa. Kết quả là ta nhìn thấy màu đen.