Đối với thấu kính hội tụ, có thể dùng thí nghiệm để xác định ảnh ứng với tất cả các vị trí của một vật sáng đặt trớc thấu kính. Vừa áp dụng phép vẽ để xác định các tính chất của ảnh, vừa đối chiếu với ảnh quan sát đ ợc trong thí nghiệm để khẳng định sự đúng đắn của phép dựng ảnh bằng hình vẽ. ở đây lại có dịp làm cho HS thấy đợc ý nghĩa, tác dụng của mô hình tia sáng trong quang học. Dùng mô hình tia sáng để phản ánh một tính chất của ánh sáng. Sau đó sử dụng mô hình lại có thể tiên đoán đợc một số hiện tợng do ánh sáng gây ra.
− Muốn dựng ảnh của một điểm sáng tạo bởi thấu kính hội tụ, ta vẽ hai tia sáng xuất phát từ điểm sáng đó. Sau khi đi qua thấu kính, hai tia ló đồng quy (hay kéo dài gặp nhau) ở đâu thì đó là ảnh.
− ảnh của một vật là tập hợp các ảnh của các điểm trên vật. Tuy nhiên, ở THCS ta chỉ vẽ ảnh trong trờng hợp đơn giản : Vật là một đoạn thẳng đặt vuông góc với trục chính. Bằng thí nghiệm rút ra nhận xét là ảnh của đoạn thẳng đó cũng là một đoạn thẳng vuông góc với trục chính. Nếu điểm sáng nằm trên trục chính thì ảnh của nó cũng nằm trên trục chính của thấu kính. Nh vậy, việc dựng ảnh của một đoạn thẳng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính đ ợc thực hiện đơn giản nh sau : Vẽ ảnh A’ của đầu A của đoạn thẳng nằm ngoài trục chính, từ A’ hạ đờng vuông góc xuống trục chính cắt trục chính ở B’, A’B’ là ảnh của AB. Nếu B cũng nằm ngoài trục chính thì phải vẽ thêm ảnh B’ và cần chú ý rằng A’B’ luôn vuông góc với trục chính.
ở trờng THCS không học công thức của thấu kính. Bởi thế, việc dựng ảnh bằng phép vẽ hình học cần đợc rèn luyện để đạt đợc mức độ chính xác cần thiết. Trong một số trờng hợp đơn giản có thể áp dụng công thức của tam giác đồng dạng để tính độ lớn của ảnh hay khoảng cách từ ảnh đến thấu kính khi biết vị trí và kích thớc của vật. Bằng cách dựng ảnh có thể xác định đợc chính xác tính chất của ảnh (thật hay ảo), chiều (cùng chiều hay ngợc chiều với vật), độ lớn (lớn hơn hay nhỏ hơn vật) khi biết vị trí của ảnh.
− Chú ý rằng khi dựng ảnh, ta chỉ dùng những tia sáng đặc biệt cho tiện. Thực tế thì có thể coi tất cả các tia sáng xuất phát từ điểm vật sau khi qua thấu kính đều đồng quy (hay có đờng kéo dài đồng quy) ở điểm ảnh. Bởi vậy trong
các bài, khi đã vẽ đợc ảnh của một điểm tạo bởi thấu kính thì ta có thể vẽ đợc đờng truyền của một tia sáng bất kì xuất phát từ vật đó qua thấu kính.
Trong thực tế, dùng một thấu kính vỡ chỉ còn một nửa, ta vẫn thu đ ợc ảnh của toàn vật, mắc dù lúc đó không thể vẽ đợc một số tia sáng nh tia tới song song với trục chính. Trong trờng hợp này, ta có thể tởng tợng nh thấu kính vẫn còn nguyên vẹn và sử dụng các hình vẽ quy ớc để dựng ảnh.