Mức độ chăn nuôi tập trung

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (Trang 32 - 39)

- Nuôi Trâu, Bò từ 1-2 con Hộ 378 81 0.21

-. Nuôi Trâu, Bò từ 3-4 con Hộ 5 3 0.60

-. Nuôi trâu bò trên 4 con Hộ 1 0 0.00

-. Nuôi lợn từ 1-3 con Hộ 1.178 1.109 0.94

-. Nuôi lợn từ 4-7 con Hộ 236 510 2.16

-. Nuôi lợn trên 7 con Hộ 58 109 1.88

- nuôi gà vịt dưới 100 con Hộ 819 304 0.37

-. Nuôi gà vịt từ 100-300 con Hộ 105 57 0.54

-. Nuôi gà vịt trên 300 con Hộ 31 48 1.55

Với đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội thuộc hai vùng khác nhau của huyện nên hai xã Thụy Hương và Trung Hoà có tập quán chăn nuôi cũng rất khác nhau. Đây là hai xã có phong trào chăn nuôi phát triển mạnh của huyện, với tỷ lệ hộ chăn nuôi rất cao: 92% số hộ ở xã Thụy Hương có tham ra chăn nuôi; còn ở xã Trung Hoà tỷ lệ này cao hơn với 96% số hộ tham ra chăn nuôi. Như vậy tỷ lệ hộ có chăn nuôi ở xã Trung Hoà bằng 1,04 lần tỷ lệ có chăn nuôi ở xã Thụy Hương.

Đàn trâu, bò ở xã Thụy Hương có 570 con trong khi đó đàn trâu bò ở xã Trung Hoà chỉ có 131 con bằng 0,23 lần so với xã Thụy Hương. Xã Thuỵ Hương có đàn trâu, bò có số lượng tương đối lớn là do xã có diện tích đất màu cao (chiếm 40% so với diện tích đất canh tác) nên cây hoa màu rất phát triển do đó có nhiều sản phẩm phụ làm thức ăn cho trâu, bò đồng thời Trâu, Bò còn được dùng vào làm đất màu, bình quân số lượng Trâu, Bò trên hộ là 0,39 con/hộ. So với nhiều năm trước đây thì số lượng Trâu, Bò của xã Thụy Hương đã giảm đi rất nhiều song so với các xã khác trong huyện thì đàn Trâu, Bò ở xã Thuỵ Hương vẫn ở mức cao.

Xã Thuỵ Hương thuộc vùng đất đồi gò ven sông bùi có điều kiện đồng cỏ thuận tiện cho chăn thả gia súc nhưng đàn Trâu, Bò của xã kém phát triển chỉ có 131 con, bình quân 0,08 con/ hộ. Vì đặc điểm kinh tế xã hội của xã Trung Hoà chú trong phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, mây tre đan xuất khẩu, nấu rượu nuôi lợn nên mọi nguồn lực trong gia đình kể cả người già và trẻ em đều được huy động vào việc sản xuất tại gia đình, dẫn đến người dân ở đây thường xem nhẹ việc đồng ruộng và không quan tâm đến việc chăn thả Trâu, Bò, do đó đàn Trâu, Bò kém phát triển.

Vì xã Trung Hoà có nghề nấu rượu nuôi lợn nên tổng đàn lợn của xã có tới 74.800 con cao nhất trong toàn huyện và băng 1,44 lần so với đàn lợn của xã Thuỵ Hương. Số lợn bình quân trên một hộ ở xã Trung Hoà là 4,33 con/hộ còn ở xã Thuỵ Hương bình quân là 3,53 con/hộ. Số lượng gia cầm ở xã Thuỵ Hương tương đối lớn với 45.5000 con gà công nghiệp chăn gia công cho tập đoàn CP và 34.600 gà, vịt thả vườn. Xã Trung Hoà vì có diện tích đất ở bình quân thấp nên đàn gia cầm chăn thả ở vườn không có điều kiện phát triển mà chủ yếu là chăn thả vịt, ngan ở các ao, hồ.

Mặc dù xã Trung Hoà có diện tích đất ở bình quân/hộ thấp nhưng lại có mức độ chăn nuôi tập trung cao, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Toàn xã Trung Hoà có khoảng 619 hộ nuôi từ 4 con lợn trở lên, trong đó có khoảng 109 hộ nuôi từ 7 con lợn trở lên. Thức ăn để chăn nuôi lợn chủ yếu là bỗng rượu(bỗng rượu do tự các hộ nấu rượu có được) cùng với bèo(thả hoặc mua). Do thức ăn để chăn nuôi lợn được tận dụng từ nghề nấu rượu nên chi phí thức ăn cho chăn nuôi lợn là rất ít, vì thức ăn đó là sản phẩm phụ của nghề nấu rượu nên mọi chi phí đã được tính vào chi phí nấu rượu. Tuy bỗng rượu là sản phẩm phụ của nghề nấu rượu nhưng lại là nguồn thức ăn chính cho chăn nuôi lợn. Phải kết hợp giữa nấu rượu với nuôi lợn thì mới có lãi, còn nếu chỉ nấu rượu mà không nuôi

lợn thì không có lãi và có khi còn bị lỗ. Do vậy người dân ở xã Trung Hoà đã kết hợp tốt giữa nấu rượu và nuôi lợn, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Ở xã Thuỵ Hương, hình thức nuôi lợn chủ yếu là theo kiểu bán công nghiệp, thức ăn chính là cám mì, bột Ngô, rau xanh và cám đậm đặc. Cám mì và cám đậm đặc thì hộ phải mua với giá cao, còn Ngô,cám gạo và rau xanh thì gia đình tự sản xuất được và cũng phải mua thêm nếu như gia đình chăn nuôi nhiều. Vì chăn nuôi lợn theo hình thức bán công nghiệp nên hộ nông dân cũng cần có một số vốn khá lớn để đầu tư thức ăn cho chăn nuôi, theo hình thức này đã rút ngắn được thời gian cho một lứa lợn. Mặc dù tổng đàn lợn của xã Thuỵ Hương khá cao 5.200 con nhưng mức độ chăn nuôi tập trung chưa cao, chỉ có gần 300 hộ nuôi từ 4 con lợn trở lên còn lại 1178 hộ chỉ nuôi từ 1-3 con vì họ không có vốn để đầu tư, điều đáng chú ý là có một số hộ chăn nuôi gia công với số lợn mỗi lứa khoảng 100-200 con.

Tuy hình thức chăn nuôi ở hai xã có khác nhau nhiều, xong ngành chăn nuôi đã thực sự đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Ngành chăn nuôi ngày càng được quan tâm nhiều hơn, hầu hết các hộ chăn nuôi lợn, đặc biệt là các hộ chăn nuôi nhiều rất chú ý tới việc tiêm phòng dịch bệnh cho lợn, công tác thú y của xã ngày càng được tăng cường.

Với tình hình chăn nuôi phát triển khá mạnh như vậy nhưng phong trào xây hầm Biogas ở hai xã đều tiến triển rất chậm.

* Kết quả phát triển Biogas ở hai xã nghiên cứu:

Nếu xét trên phạm vi huyện Chương Mỹ thì Trung Hoà và Thuỵ Hương là hai xã tiên phong đi đầu trong phong trào áp dụng mô hình Biogas. Xã Trung Hoà với đặc điểm ngành chăn nuôi phát triển mạnh, mức độ chăn nuôi tập trung cao. Chất thải gia súc hầu như chưa có cách xử lý mà chủ yếu được thải ra các cống rãnh rồi đổ ra các ao, hồ, đồng ruộng tạo nên một mùi hôi đặc trưng của làng nghề nấu rượu chăn lợn. Từ thực tế đó, năm 1998 khi “chương trình xây hầm Biogas” được phát trên truyền hình thì một số thợ xây ở xã Trung Hoà đã tự học và tự xây hầm cho gia đình mình. Tuy là thợ vườn, tự học hỏi, tự mày mò nhưng những chiếc hầm đầu tiên đó đã hoạt động tốt và chính những người thợ đó đã nhân rộng mô hình Biogas cho các gia đình khác ở trong xã và cả ở các xã khác. Do là phong trào tự phát, không được sự quan tâm, hướng dẫn của các cấp chính quyền xã nên hầu hết những gia đình chăn nuôi nhiều họ thấy cần thiết phải xây hầm, họ học hỏi các gia đình hàng xóm đã xây hầm từ trước, rồi tự mình thuê thầy thuê thợ xây. Thông tin về Biogas còn rất hạn chế, người dân

chưa hiểu hết giá trị kinh tế cũng như giá trị môi trường của Biogas, do đó tốc độ phát triển mở rộng quy mô Biogas còn rất chậm.

Xã Thuỵ Hương với diện tích đất màu lớn (chiếm 40% tổng diện tích đất canh tác), ngành trồng trọt phát triển mạnh, áp dụng nhiều loại giống mới, năng suất cây trồng màu cao kéo theo ngành chăn nuôi phát triển. Năm 2000 trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường của tỉnh Hà Tây có dự án hỗ trợ và một phần kinh phí (1 triệu đồng/ hầm) cho 150 hầm của xã. Ban chỉ đạo dự án đã cử các đồng chí cán bộ xã Thuỵ Hương đi thăm quan mô hình Biogas ở huyện Đan Phượng và tổ chức lớp tập huấn cho các đồng chí cán bộ xã. Ban lãnh đạo xã đã tuyên truyền và khuyến khích bà con nông dân xây hầm. Nhưng vì lý do nào đó mà trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường đã cắt viện trợ không đầu tư cho xã Thuỵ Hương, nên khi xây xong hầm các hộ gia đình không nhận được tiền tài trợ dẫn đến sự hiểu nhầm giữa hộ nông dân với cán bộ xã. Nhờ việc được đi tham quan và tập huấn về Biogas nên hợp tác xã Thuỵ Hương đã thành lập đội thợ chuyên phụ trách về kỹ thuật Biogas(do đồng chí phó chủ nhiệm hợp tác xã trực tiếp chỉ đạo) để sẵn sàng phục vụ bà con nông dân xây hầm Biogas.Khi hộ gia đình có nhu cầu xây hầm Biogas thì liên hệ với ban quản lý hợp tác xã và sẽ nhận được sự giúp đỡ tận tình từ các đồng chí lãnh đạo đến

những người thợ. Như vậy đến năm 2000 xã Thuỵ Hương mới bắt đầu khởi xướng phong trào xây hầm Biogas, tuy là tiếp cận muộn với công nghệ Biogas nhưng lại được sự quan tâm, chỉ đạo của ban quản lý hợp tác xã và chính cán bộ hợp tác xã là những người đầu tiên xây thí điểm hầm Biogas. Vì cán bộ xã được đi tham quan, tập huấn nên đã nắm vững kỹ thuật xây hầm và số hầm xây dựng ban đầu đã hoạt động tốt tạo lòng tin cho con nông dân. Mặc dù hợp tác xã Thuỵ Hương đã thành lập một đội xây dựng phụ trách xây hầm Biogas nhưng thực tế ban lãnh đạo xã chưa có những hoạt động phổ biến tuyên truyền sâu rộng đến từng hộ nông dân nên tốc độ phát triển còn chậm so với khả năng có.

Tính đến năm 2002 toàn xã Thuỵ Hương mới có 21 hầm, xã Trung Hoà có 32 hầm và bằng 1,52 lần so với số hầm của xã Thuỵ Hương. Để xây dựng hầm Biogas phải có điều kiện cần và đủ: Điều kiện cần là số lượng gia súc và mức độ chăn nuôi thường xuyên; Điều kiện đủ là mức vốn đầu tư ban đầu. Đa số hộ nông dân có chăn nuôi nhiều và đã có hiểu biết về Biogas thì họ rất muốn xây hầm nhưng cái khó lớn nhất mà họ gặp phải đó là vốn đầu tư ban đầu.

Biểu 9: Tình hình phát triển Biogas ở 2 xã nghiên cứu

Chỉ tiêu

Thuỵ Hương Trung Hoà So

sánh (lần) Số

lượng Cơ cấu

Số

lượng Cơ cấu

1 2 3 4 5 4/2

Tổng số hầm 21 100,00 32 1,,53

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w