47.000 1,65 6 Tăng chi phí vận chuyển nước phân ra đồng

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (Trang 45 - 47)

- Chế biến nông sản 550

3. Tiết kiệm thời gian vệ sinh chuồng 220.000 335.000 1,52 4 Tiết kiêm thời gian kiếm chất đốt và thời gian

28.500 47.000 1,65 6 Tăng chi phí vận chuyển nước phân ra đồng

6. Tăng chi phí vận chuyển nước phân ra đồng

ruộng

150.000

Nguồn: điều tra hộ

Chi phí xây hầm cố định ở xã Trung Hoà cao hơn và bằng 1,04 lần chi phí xây hầm ở xã Thụy Hương nhưng chi phí mua sắm trang thiết bị của hộ ở xã Trung Hoà thấp hơn ở xã Thụy Hương vì tiền công thợ xây hầm ở xã Trung Hoà cao hơn, còn về trang thiết bị thì các hộ ở xã Trung Hoà thường dùng bếp thủ công nên rẻ hơn so với bếp ga công nghiệp. Nếu tính tổng chi phí cho một hầm Biogas mà có thể sử dụng thì mất khoảng hơn 3 triệu đồng( 3.247.000đ/hầm ở xã Thụy Hương; 3.347.000đ/hầm ở xã Trung Hoà ). Tuy nhiên hơn 3 triệu đồng mới chỉ là số tiền để hoàn chỉnh hầm Biogas còn kinh phí để xây dựng công trình phụ đi kèm như bếp, nhà xí, chuồng trại hết khoảng 3-4 triệu đồng nữa vì đất ở bình quân/ hộ thấp nên người ta thường xây lại chuồng trại ngay trên diện tích xây hầm Biogas. Như vậy tổng chi phí cho việc xây hầm và sửa sang

hoặc xây mới lại công trình phụ hết khoảng 6-7 triệu đồng để hoàn tất công trình xây dựng hầm và chuồng trại cho một hộ gia đình là cao so với mức kinh tế của hộ nông dân. Tuy mức đầu tư ban đầu cao xong tuổi thọ của hầm cũng cao( khoảng 15-20 năm) nên nếu như tính khấu hao thì mức chi phí cho một năm là nhỏ không đáng kể.

Hầm Biogas mang lại hiệu quả kinh tế khả quan. Khi sử dụng Biogas, hộ nông dân đã tiết kiệm tiền, tiết kiệm thời gian nên đã tăng thu nhập và tăng tích luỹ cho hộ. Số tiền mà hộ đã tiết kiệm được do tiết kiệm chất đốt là 1.290.000đ/năm/hộ ở xã Thuỵ Hương và 1.600.000đ/năm/hộ ở xã Trung Hoà .Các hộ nông dân ở xã Thuỵ Hương đã sử dụng nước phân sau khi ủ để bón cho lúa và tưới cây rau, màu cho năng suất cao, đồng thời tiết kiệm được 380.000đ/năm/hộ do tiết kiệm phân hoá học. Ngoài phần tiết kiệm được do không phải chi tiêu cho chất đốt và phân hoá học thì các hộ có hầm còn tăng thêm thu nhập do tiết kiệm được thời gian vệ sinh chuồng nuôi, thời gian nấu bếp làm tăng thời gian lao động dẫn đến tăng thu nhập. Bên cạnh việc tăng thu nhập cho hộ nông dân thì khi sử dụng hầm Biogas cũng làm tăng thêm chi tiêu như tăng chi phí do bơm thêm nước vào hầm ủ, chi thêm cho tiền công vận chuyển nước phân ra đồng ruộng, nhưng chi phí này là rất thấp do với phần

tăng thu nhập của hộ. Như vậy nếu tính tổng giá trị thu được từ một hầm Biogas trong một năm là vào khoảng hơn 2 triệu nên chỉ cần 2-3 năm đầu sử dụng Biogas thì hộ sẽ tiết kiệm được đủ số vốn đầu tư ban đầu.

Nhìn chung, hầm Biogas bước đầu đã có hiệu quả tốt đối với hộ nông dân, bà con nông dân rất hài lòng khi sử dụng Biogas. Trong quá trình sử dụng Biogas, hộ nông dân vẫn chưa phát huy hết hiệu quả kinh tế của nó như: xả ga khi thừa ga; không dùng nước phân để tưới lúa, tưới cây. Vởy hộ nông dân cần khai thác triệt để và sử dụng Biogas đạt hiệu quả kinh tế cao nhất với khả năng có thể có của hộ và của hầm.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w