Đánh giá kết quả kinh tế và cơ cấu kinh tế.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (Trang 50 - 54)

- Chế biến nông sản 550

3. Tiết kiệm thời gian vệ sinh chuồng 220.000 335.000 1,52 4 Tiết kiêm thời gian kiếm chất đốt và thời gian

4.1.3. Đánh giá kết quả kinh tế và cơ cấu kinh tế.

4.1.3.1. Kết quả kinh tế và cơ cấu kinh tế .

4.1.3.1. Kết quả kinh tế và cơ cấu kinh tế .

Thuỵ Hương và Trung Hoà là hai xã có nền kinh tế khá, phát triển kinh tế đa dạng, đa ngành nghề.

Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước, cơ cấu kinh tế của hai xã Thuỵ Hương và Trung Hoà đã có nhiều thay đổi và rất đáng khích lệ.

Nhìn vào biểu 11 ta thấy giá trị của ngành Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và ngành thương mại dịch vụ đang chiếm tỷ lệ khá cao và có xu hướng tăng trong những năm tới. Đối với xã Thuỵ Hương, ngành nông nghiệp giữ vị trí chủ đạo với giá trị sản lượng ngành nông nghiệp đạt 42% tổng giá trị sản lượng, cạnh đó ngành Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và ngành thương mại dịch vụ cũng chiếm tỷ lệ khá cao với 30% tổng giá sản lượng là ngành CN-TTCN và 28% tổng giá trị sản lượng là ngành thương mại và dịch vụ. Như vậy, tỷ trọng của 3 ngành gần như là cân đối. Trong khi đó ở xã Trung Hoà thì ngành CN-TTCN giữ vai trò chủ đạo với giá trị sản lượng chiếm 47,48% tổng giá trị sản lượng, ngành nông nghiệp đạt 40,72% còn lại ngành thương mại dịch vụ là ngành kém phát triển nhất chỉ với 11,79%. Mặc dù xã Thuỵ Hương có diện tích đất 398ha nhỏ hơn diện tích đất nông nghiệp của xã Trung Hoà (401 ha) nhưng giá trị sản xuất ngành trồng trọt của xã Thuỵ Hương đạt 6.418 triệu (chiếm 54,77% trong ngành nông nghiệp) nhưng giá trị sản xuất ngành trồng trọt của xã Trung Hoà chỉ đạt 4.632 triệu (chiếm 42,59% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của xã).

có điều này là do đất nông nghiệp của xã Thuỵ Hương là loại đất bãi, đất phù sa của sông Hồng, sông Đáy nên có giá trị dinh dưỡng cao, hơn nữa ngành trồng trọt của xã Thuỵ Hương đạt trình độ thâm canh cao, hệ số sử dụng ruộng đất cao (2,4lần), bà con nông dân gắn bó với ruộng đất. ở xã Trung Hoà có nghề nấu rượu chăn nuôi phát triển nên giá trị sản lượng ngành chăn nuôi đạt 6.244 triệu chiếm (57,41% giá trị ngành nông nghiệp), hơn nữa xã có nghề TTCN mây tre đan truyền thống phát triển nên họ không chú trọng tới phát triển ngành trồng trọt mà thực tế diện tích đất nông nghiệp của xã rất phức tạp: chỗ cao, chỗ trũng và thuộc diện đất xấu nên không có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành trồng trọt.

Như vậy, hướng phát triển kinh tế của 2 xã Trung Hoà và Thuỵ Hương là tương đối phù hợp, biết tận dụng được điều kiện tự nhiên, lợi thế so sánh để phát triển nền kinh tế của xã mình. Cơ cấu kinh tế của 2 xã như trên là khá phù hợp cần được phát huy và tăng tốc độ phát triển của từng ngành, riêng đối với xã Trung Hoà, giá trị sản lượng ngành thương mại dịch vụ còn thấp chưa tương xứng với nền kinh tế của xã nên cần chú ý đến việc tăng tỷ trọng giá trị sản lượng của ngành thương mại dịch vụ lên khoảng 20%.

4.1.3.2 Tình hình phát triển kinh tế của từng nhóm hộ điều tra

4.1.3.2 Tình hình phát triển kinh tế của từng nhóm hộ điều tra

Hộ điều tra là các hộ có hầm Biogas và các hộ chăn nuôi nhiều mà chưa xây hầm Biogas nên đa số các hộ này đều là hộ có kinh tế trung bình khá và giàu. Để đánh giá tình hình phát triển kinh tế của hộ trước hết ta đánh giá điều kiện sản xuất.

Nhìn chung, hai nhóm hộ điều tra đều có điều kiện sản xuất tương đương nhau, tuy nhiên tính trung bình cho mỗi nhóm thì nhóm hộ có hầm có điều kiện tốt hơn nhóm hộ chưa có hầm và mỗi nhóm hộ ở mỗi xã có điều kiện đất đai: đất ở của các hộ thuộc xã Thuỵ Hương khá rộng so với các xã khác trong huyện với 429,01m2/hộ (những hộ có hầm). Trong khi đó đất ở của các hộ thuộc xã Trung Hoà thì hẹp hơn so với xã Thuỵ Hương và chỉ đạt 311,46m2/hộ có hầm và 311,24m2/hộ không có hầm. Diện tích đất canh tác bình quân cho mỗi nhóm hộ ở xã Thuỵ Hương đều cao hơn diện tích đất canh tác bình quân ở mỗi nhóm hộ ở xã Trung Hoà bởi vì: diện tích đất canh tác bình quân/ khẩu ở xã Thuỵ Hương là 432m2/khẩu, trong khi đó ở xã Trung Hoà chỉ có 384m2/khẩu, các hộ ở xã Thuỵ Hương thường đấu thầu thêm diện tích đất canh tác của hợp tác xã để tăng quy mô sản xuất của gia đình.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (Trang 50 - 54)

w