Đánh giá tác động giữa phát triển các nghành sản xuất với phát triển Biogas

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (Trang 63 - 68)

III. Phương tiện sản

4.1.4. Đánh giá tác động giữa phát triển các nghành sản xuất với phát triển Biogas

sản xuất với phát triển Biogas

Biogas và các ngành sản xuất nông nghiệp nông thôn tạo thành một hệ thống nhất. Biogas chỉ có thể phát triển được khi ngành chăn nuôi và ngành trồng trọt

phát triển. Và ngược lại khi trồng trọt và chăn nuôi phát triển mạnh thì cần thiết phải phát triển Biogas.

4.1.4.1. Chăn nuôi với phát triển Biogas.

4.1.4.1. Chăn nuôi với phát triển Biogas.

Chất thải từ gia súc trong chăn nuôi là nguồn nguyên liệu chính tạo nên khí sinh học. Chăn nuôi càng phát triển thì càng tạo điều kiện cho phát triển Biogas. Mặt khác khi đã xây dựng hệ thống hầm Biogas thì phải duy trì thường xuyên đàn lợn trong chuồng. Càng nuôi nhiều gia súc thì lượng gas sinh ra càng nhiều , lượng gas nhiều có thể có thể dùng để nấu thức ăn chăn nuôi gia súc. Như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí cho chất đốt , làm tăng lợi nhuận của nghành chăn nuôi. Khi chăn nuôi phát triển mà không xây dựng hệ thống Biogas thì lượng chất thải từ chăn nuôi sẽ gây ra ô nhiễm môi trường. Để nâng cao thu nhập hộ gia đình đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống thì phải đẩy mạnh phát triển chăn nuôi cùng với xây dựng mô hình Biogas.

Qua thực tế nghiên cứu ta thấy xã có nhiều hầm Biogas là những xã có ngành chăn nuôi phát triển ở mức tập trung cao. Những hộ gia đình đã xây hầm Biogas thì thường xuyên duy trì và mở rộng quy mô chăn nuôi vì khi sử dụng Biogas hộ nông dân tiết kiệm được một khoản tiền đồng thời tăng thêm thời

gian rảnh rỗi, do đó người ta tiếp tục đầu tư vào chăn nuôi để tăng thu nhập đồng thời tăng lượng ga sử dụng.

4.1.4.2. Trồng trọt vơí phát triển Biogas.

4.1.4.2. Trồng trọt vơí phát triển Biogas.

Sản phẩm phụ của nghành trồng trọt cũng là nguồn nguyên liệu cho hầm Biogas. Nghành trồng trọt phát triển tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển đồng thời hệ thống Biogas cũng được phát triển . Khi có hệ thống Biogas, nước phân sau khi đã qua hầm ủ tưới cho lúa, cây rau màu sẽ tốt hơn, sạch hơn khi chưa qua hầm , cho năng suất cao hơn.

Huyện Chương Mỹ với điều kiện đất đai phức tạp, gồm nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây trồng, do đó cơ cấu cây trồng của huyện rất đa dạng: đất bãi phát triển Ngô, đỗ tương, lạc... đất đồi trồng khoai lang, sắn... đất trũng thả bèo, cấy rau muống. Đây là nguồn thức ăn dồi dào cho chăn nuôi, do đó ngành chăn nuôi của huyện cũng phát triển mạnh, tạo điều kiện để phát triển Biogas. Khi Biogas phát triển sẽ tạo nguồn phân bón sạch và giàu chất dinh dưỡng cho cây trồng làm tăng năng suất cây trồng. Trong thực tế điều tra ở huyện Chương Mỹ thì nguồn phân sau hầm ủ vẫn chưa được sử dụng có hiệu quả, một số hộ không dùng phân đó để bón cho cây trồng, cụ thể như các hộ ở xã Trung Hoà họ không dùng nước phân để bón ruộng vì nó là nước nên khó vận chuyển, hơn

nưa người ta nghĩ rằng phân tươi đưa vào hầm đã bị phân huỷ thành ga hêtd và không còn chất dinh dưỡng. Tuy nhiên đa số các hộ sử dụng Biogas đã biết dùng phân sau hầm ủ để bon cho cây trồng và kết quả là năng suất cây trồng tăng lên. Điều đáng quan tâm ở đây là bà con nông dân chưa có phương tiên thích hợp để vận chuyển và đưa nước phân ra đồng ruộng, để đưa được phân ra đồng ruộng người ta phải trộn rơm,trấu vào nước phân để trở thành phân đặc dễ vận chuyển. Nếu có phương tiện vận chuyển được nước phân ra ruộng bón cho cây trồng thì sẽ tốt hơn, năng suất cây trồng sẽ cao hơn và đây cũng là điều mong muốn của bà con nông dân. Nguồn phăntf hầm ủ Biogas không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn là nguồn phân sạch, từ khi bón phân này đã giảm được một số bệnh hại cây trồng, do đó giảm được chi phí bảo vệ thực vật đồng thời tăng năng suất cây trồng.

Như vậy ngành trồng trọt tác động đến phát triển Biogas thông qua việc cuung cấp thức ăn cho chăn nuôi còn phát triển Biogas đã tác động trực tiếp đến ngành trồng trọt bằng việc cung cấp phân bón sạch, giàu dinh dưỡng cho cây trồng.

4.1.4.3. Các nghành nghề khác trong nông thôn.

4.1.4.3. Các nghành nghề khác trong nông thôn.

Trong nông thôn , ngoài hai nghành chính là trồng trọt và chăn nuôi còn có nhiều nghành nghề khác có liên quan đến phát triển Biogas.

*Nghành nghề phụ

Xã Trung Hoà là xã có nhiều nghề phụ có thu nhạp cao đó chính là nghành tiểu thủ công nghiệp mây tre giang và nghành nấu rượu.

Người dân nấu rượu chủ yếu là để lấy bỗng chăn nuôi lợn, lợn ăn bỗng rượu chóng lớn và chất lượngthịt thơm ngon.Thôn Chi Nê thuộc xã Trung Hoà có truyền thống nấu rượu, hầu như gia đình nào cũng nấu rượu và nuôi lợn, do đó chăn nuôi ở đây rất phát triển. Lượng chất thải từ các hộ gia đình được thải trực tiếp ra cống rãnh ven đường. Vào đến đầu làng ta có thể ngửi thấy mùi phân hôi thối bốc lên nồng nặc. Xuất phát từ thực tế chăn nuôi và ô nhiễm môi trường nhiều gia đình đã xây dựng hầm Biogas và sẽ xây nhiều hơn nữa trong những năm tới. Một số gia đình đã dùng gas để nấu cơm rượu đã tiết kiệm nguồn chi phí mà trước đây dùng để mua than nấu rượu. như vậy, nghề nấu rượu đã thúc đẩy chăn nuôi phát triển đồng thời tạo điều kiện mở rộng mô hình Biogas.

Cùng với nghề nấu rượu, Chương Mỹ còn có nhiều nghề khác như nghề làm đậu phụ, nghề làm bún, nghề làm mì cũng góp phần không nhỏ vào phát triển chăn nuôi. Đa số những nghề này có lãi thấp nhưng chủ yếu là để lấy sản phẩm phụ làm thức ăn cho chăn nuôi.

Ngoài ra trên địa bàn huyện Chương Mỹ còn có một số cơ sở chế biến thức ăn gia súc, công ty giống gia cầm như công ty CP, công ty giống gia cầm Lương Mỹ. Đây là các cơ sở cung cấp nguồn giống gia cầm và nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm, cho các gia đình chăn lợn, chăn gà gia công tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi của huyện phát triển, đặc biệt là có một số trang trại chăn nuôi lợn với quy mô lớn ( 200-300 con/lứa), thậm chí có trang trại đã nuôi hàng nghìn con lợn/lứa, có thể phát triển Biogas với công suất lớn.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (Trang 63 - 68)

w