C, Củng cố – dặn dò: Nhận xét giờ học.
Khoa học: Không khí có những tính chất gì?
tính chất gì?
I, Mục tiêu:
- Giúp HS tự làm thí nghiệm phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không vị, khong có hình dạng nhất định.
- Biết được ứng dụng tính chất của không khí vào đời sống. - Có ý thức giữ sạch bầu không khí chung.
II, Đồ dùng dạy học: - HS: bóng bay có hình dạng khác nhau. - Giáo viên: Bơm tiêm, bơm xe đạp.
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Bài cũ: (3’)
Gọi HS lên bảng trả lời:
+ Không khí có ở đâu? Lấy ví dụ + Khí quyển là gì?
+ Nhận xét, cho điểm.
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài (1’)
2. HĐ1: Phát hiện màu, mùi, vị của không khí (7’)
+ Tổ chức cho HS hoạt động cả lớp. + Giáo viên giơ 1 cốc thủy tinh rỗng và hỏi: - Trong cốc chứa gì? Vì sao? + YC 2 HS lên sờ vào trong cốc,
+ 2 HS lên bảng trả lời. + Lớp nhận xét, bổ sung.
+ Hoạt động cả lớp
+ Trong cốc có chứa đầy không khí, vì không khí có trong chỗ rỗng của vật.
nhìn, ngửi, nếm, phía trong cốc.
- Em có nhìn thấy không khí không? Vì sao?
- Dùng mũi ngửi, lưỡi nếm em thấy không khí có mùi vị gì?
+ Nhận xét, tiểu kết: Không khí không có màu, mùi, vị, trong suốt. 3. HĐ2: Trò chơi: “Thi thổi bong bóng” (10’)
+ Tổ chức cho HS làm việc nhóm. + YC các nhóm thi thổi bong bóng trong (1-2’)
+ Tuyên dương các nhóm thổi nhanh. + YC các nhóm thảo luận nội dung sau:
- Cái gì làm cho quả bóng căng phồng lên?
- Các quả bóng này có hình dạng như thế nào?
- Điều đó chứng tỏ không khí có hình dạng nhất định không? Vì sao?
+ Nhận xét, tiểu kết.
4. HĐ3: Tìm hiểu tính chất: “Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra” (11’)
+ Tổ chức cho HS hoạt động cả lớp + Giáo viên dùng tay bịt kín đầu dưới của chiếc bơm tiêm và hỏi: Trong chiếc bơm này có chứa gì?
+ 2 HS lên bảng thực hiện.
+ Không nhìn thấy vì không khí trong suốt.
+ Không khí không có mùi vị.
+ Chia lớp làm 4 nhóm
+ Các nhóm thực hiện thi thổi bong bóng.
+ Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi. + Không khí được thổi vào quả bóng làm cho quả bóng phồng lên.
+ Có hình dạng khác nhau.
+ Không khí không có hình dạng nhất định, nó phụ thuộc vào vật chứa nó.
+ Hoạt động cả lớp
+ Theo dõi thí nghiệm của thầy + Có chứa đầy không khí
+ Có thể dùng tay ấn thân bơm vào sâu trong vỏ bơm còn chứa đầy không khí không?
+ Lúc này không khí vẫn còn và nó đã bị nén lại dưới sức nén của thân bơm.
+ Khi cô thả tay ra, thân bơm trở lại vị trí ban đầu thì không khí ở đây có hiện tượng gì?
+ Qua thí nghiệm này em rút ra được tính chất gì của không khí nữa?
+ YC HS thực hành bơm quả bóng dá hoặc bóng bay.
+ Nhận xét, tiểu kết lại.
+ Có thể
+ Không khí giãn ra như ở vị trí ban đầu.
+ Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
+ HS thực hành theo nhóm.
+ 1-2 HS lên thực hành trước lớp. + 2 HS đọc mục bạn cần biết.
C, Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học