MỐI QUAN HỆ CỦA MARKETING VỚI TIÊU THỤ SẢN PHẨ MỞ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.

Một phần của tài liệu Lý thuyết chung về marketing và hoạt động tiêu thụ sản phẩm (Trang 54 - 56)

NGHIỆP SẢN XUẤT.

Tiêu thụ sản phẩm là hoạt động nhằm thực hiện hình thái giá trị của sản phẩm được sáng tạo ra trong lao động sản xuất, nhằm chuyển hóa lao động cá biệt được vật hóa sang lao động xã hội được thừa nhận thông qua giá trị.

Do vậy tiêu thụ sản phẩm là hoạt động quan trọng không thể thiếu được trong sản xuất kinh doanh, nó là một khâu, một mắt xích của quá trình sản xuất mở rộng.

Tiêu thụ sản phẩm giúp cho hoạt động kinh doanh được diễn ra không những thường xuyên liên tục mà còn đạt hiệu quả trong kinh doanh, chỉ có thông qua tiêu thụ người ta mới có thể đánh giá được sản xuất kinh doanh có đạt hiệu quả đến đâu, đồng thời thấy rõ sự thừa nhận của xã hội với lao động cá biệt, tức là đã thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.

quy luật giá trị quy luật cung cầu, cạnh tranh ... những quy luật này luôn gắn liền với hoạt động trao đổi hàng hóa dịch vụ, đã không ngừng huy động những nguồn lực vào việc sáng tạo ra của cải và giá trị mới làm giầu cho cá nhân và xã hội. Chính vì vậy mà hàng hóa được sản xuất ra lớn hơn cầu về hàng hóa và có xu hướng bão hòa trên thị trường, dẫn đến tiêu thụ sản phẩm của cá doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Để tiếp tục thực hiện tốt hoạt động kinh doanh người ta tìm mọi cách để chiều lòng khách hàng bằng cách thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng. Cách thức, biện pháp và khoa học nghiên cứu nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ hết sản phẩm hàng hóa được doanh nghiệp sản xuất đó là hoạt động marketing.

Ngày nay, các công ty không thể sống còn đơn giản chỉ bằng việc làm tốt công việc của mình. Họ phải làm một công việc hoàn hảo nếu như họ muốn chiến thắng trong các thị trường được đặc trưng bởi sự tăng trưởng chậm và sự cạnh tranh gay gắt ở trong nước và ngoài nước. Người tiêu dùng và các người mua kinh doanh đứng trước một số lớn các nhà cung cấp và đang tìm kiếm để thoả mãn các nhu cầu của mình, do đó họ tìm sự hoàn hảo về chất lượng, giá trị và chi phí khi họ lựa chọn các nhà cung cấp cho mình. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng chìa khóa của việc hoàn thành được lợi nhuận cho công ty là việc biết và thỏa mãn các khách hàng có mục tiêu với những sản phẩm siêu đẳng có tính cạnh tranh cao. Và marketing là chức năng của công ty bao gồm việc xác định các mục tiêu về khách hàng và tốt nhất để thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của họ một cách có tính cạnh tranh và có khả năng sinh lợi nhuận.

Marketing có nguồn gốc từ con người là một sinh vật với những nhu cầu đòi hỏi và những mong muốn. Các nhu cầu và các mong muốn tạo ra một trạng thái thiếu tiện nghi và nó sẽ được giải quyết thông qua các sản phẩm thu được để thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn này. Marketing là chức năng quản lý công ty về tổ chức và tiền lương toàn bộ các hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện ra nhu cầu và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể để đến việc đưa hàng hóa đó đến người tiêu thụ cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận cao nhất.

thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, làm cho hoạt động tiêu thụ vừa là một khoa học, vừa là nghệ thuật vừa là bí quyết thành công trên thương trường. Marketing ngày nay không thể thiếu được; người nào, doanh nghiệp nào nắm được, làm chủ được marketing sẽ gặt hái được những thành công rực rỡ. Đương nhiên hoạt động tiêu thụ sản phẩm không phải là marketing, bởi marketing chỉ xuất hiện khi nào, ở đâu có nền kinh tế thị trường, ở đâu mà cung lớn hơn cầu về hàng hóa. Hoạt động marketing chỉ là một trong biện pháp quan trọng để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm chứ không phải là tất cả. Tuy nhiên tiêu thụ và marketing có quan hệ mật thiết với nhau, tiêu thụ phải nhờ có marketing mới phát triển được tức là marketing làm tiền đề cho hoạt động tiêu thụ, ngược lại marketing gắn liền với tiêu thụ, marketing là để tiêu thụ nếu không có tiêu thụ không có marketing.

Kết luận:

Marketing là tất yếu của quy luật cạnh tranh trên thị trường nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa. Ở Việt Nam khi chuyển sang kinh tế thị trường thì hàng hóa được tạo ra ngày một phong phú, nhu cầu của người tiêu dùng càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng, chủng loại, mẫu mã, phương thức phục vụ. Chính trong hoàn cảnh này marketing đã du nhập vào Việt Nam ngày một tỏ ra tác dụng và không thể thiếu được. Tuy vậy hoạt động marketing chỉ mới dừng ở một số hoạt động riêng rẽ, thiếu sự nhất quán và quan tâm một cách đúng mức. Nhiều doanh nghiệp còn hiểu sai và hết sức đơn giản về marketing, dẫn đến sự kém phát huy tác dụng của marketing trong kinh doanh nhất là trong tiêu thụ sản phẩm. Cần thiết trang bị kiến thức marketing không những trong lĩnh vực giảng dạy, học thuật mà còn cả trong thực tiễn kinh doanh. Muốn vậy phải không ngừng đầu tư và dựa trên đặc thù của Việt Nam đưa marketing thâm nhập vào cuộc sống, lao động sản xuất kinh doanh để có thể tự mình làm chủ được hoạt động marketing một cách vững vàng.

Một phần của tài liệu Lý thuyết chung về marketing và hoạt động tiêu thụ sản phẩm (Trang 54 - 56)