Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh

Một phần của tài liệu Địa lí 6 chuẩn (Trang 43 - 46)

- Đọc lại các bài đọc thêm.

2.Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh

-Ở nước ta nơi nào có nhiều than dầu? Công dụng?

-Thế nào là mỏ khoáng sản?

-Tại sao gọi là mỏ nội sinh và ngoại sinh? Cho ví dụ?

-Thời gian hình thành mỏ nội sinh và ngoại sinh?

MR: 90% mỏ quặng sắt hình thành cách đây 500-600 triệu năm. Mỏ than: 230-280 triệu năm...

-Khoáng sản có quí giá không? Vì sao?

-Ta cần khai thác và sử dụng khoáng sản ntn? GV nói thêm về tình trạng khai thác bừa bãi các khoáng sản.

-Con người đã có những biện pháp gì để thay thế các tài nguyên khoáng sản đang dần cạn kiệt?

-Địa phương em có những khoáng sản nào? Thuộc mỏ khoáng sản nội sinh hay ngoại sinh? Hãy đánh giá việc sử dụng khoáng sản của địa phương.

-Mỏ khoáng sản là nơi tập trung nhiều khoáng sản.

-Mỏ nội sinh hình thành do quá trình phun trào mắc ma (đồng, chì, kẽm, vàng …).

-Mỏ ngoại sinh do vật liệu bị phong hóa, tích tụ (than, dầu)

-Cần khai thác sử dụng hợp lý các khoáng sản.

IV.Đánh giá:

- Xác định trên bản đồ Việt Nam các khoáng sản và phân loại chúng theo công dụng. -Quá trình hình thành mỏ nội sinh và ngoại sinh khác nhau ntn?

V. Hoạt động nối tiếp:

- Học thuộc bài và trả lời các câu hỏi trong sgk. - Chuẩn bị bài thực hành tiết 20:

+ Khái niệm đường đồng mức. + Sơ đồ các hướng chính.

Tuần 20 Ngày soạn: 15/01/2010.

Tiết 20. THỰC HÀNH:

ĐỌC BẢN ĐỒ (HOẶC LƯỢC ĐỒ) ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN

I. Mục tiêu bài thực hành: Sau bài học, học sinh cần

1.Kiến thức:

- Nhớ khái niệm đường đồng mức, cách tìm độ cao địa hình dựa vào đường đồng mức. 2.Kĩ năng:

- Biết tính độ cao địa hình, nhận xét độ dốc dựa vào đường đồng mức. - Biết sử dụng bản đồ ty lệ lớn có đường đồng mức đơn giản.

II. Phương tiện dạy học::

- Hình vẽ SGK phóng to

III.Hoạt động dạy và học:

-Bài cũ:

+Khoáng sản là gì?

+Xác định phương hướng trên bản đồ như thế nào? -Khởi động.

-Bài thực hành:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

HĐ1: cá nhân

-GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong sgk. -GV nhận xét, bổ xung.

HĐ2: cặp

-HS làm việc theo cặp, trả lời các câu hỏi SGK.

-Đại diện các nhóm trả lời.

-Nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có). -GV chuẩn xác kiến thức.

1.Bài tập 1:

HS tự trả lời vào bài thực hành.

2.Bài tập 2:

- Hướng từ đỉnh A1 đến A2 là hướng từ Tây sang Đông.

- Sự chênh lệch độ cao 2 đường đồng mức: 100m. -Độ cao của các đỉnh: + A1: 900m; A2: > 600m. + B1: 500m; B2: 650m; B3: 550m. - Đỉnh A1 cách A2: 7,7cm ⇒ khoảng cách thực tế: 7,7 km.

- Sườn Tây dốc hơn sườn Đông. Vì các đường đồng mức phía Tây năm dày và sát nhau hơn sườn phía Đông.

IV. Đánh giá:

-Làm các bài tập tương tự trong tập nản đồ.

V. Hoạt động nối tiếp:

- Tìm hiểu về Lớp vỏ khí:

+ Thành phần của không khí?

+Những nguyên nhân làm cho không khí bị ô nhiễm? Hậu quả?

+ Như thế nào là tầng Ôzôn? Hậu quả của việc thủng tầng Ôzôn và hiệu ứng nhà kính?

Tuần 21 : 25/1 → 31/ 1/ 2010 Ngày soạn:

25/01/2010

Tiết 21. LỚP VỎ KHÍ

I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần

1.Kiến thức:

- Biết vai trò của lớp vỏ khí nói chung, của lớp ôzôn nói riêng đối với cuộc sống của mọi sinh vật trên Trái đất.

-Biết nguyên nhân làm ô nhiễm không khí và hậu quả của nó, sự cần thiết phải bảo vệ lớp vỏ khí, lớp ôzôn.

2.Kĩ năng:

-Nhận biết hiện tượng ô nhiễm không khí qua tranh ảnh và trong thực tế.

II. Phương tiện dạy học:

- Biểu đồ thành phần của không khí. - Tranh vẽ các tầng của không khí. - Bản đồ tự nhiên Thế giới.

III. Hoạt động của GV và HS

* Kiểm tra bài cũ : (Không kiểm tra do tiết trước thực hành)

* Khởi động. ( Giống phần mở bài trong SGK/ Tr.52)

* Bài mới.

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

Hoạt động 1: cá nhân

Quan sát biểu đồ H45.

-Cho biết thành phần của không khí? -Mỗi thành phần chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

-Thành phần nào gây ra các hiện tượng khí tượng ?

-Nếu trong không khí không có hơi nước thì có xảy ra các hiện tượng khí tượng không?

Hoạt động 2: Cá nhân, nhóm

-Như thế nào là "lớp vỏ khí"? -Chiều dày của lớp vỏ khí?

-Mật độ không khí phân bố như thế nào từ thấp lên cao?

Quan sát H46.

-Lớp vỏ khí gồm những tầng nào? Độ cao của mỗi tầng? 1. Thành phần của không khí Gồm: +Nitơ: 78%. +Oxi: 21%. +Hơi nước và các khí khác: 1%.

Một phần của tài liệu Địa lí 6 chuẩn (Trang 43 - 46)