I.MỤC TIÊU: Qua bài học, học sinh cần nắm được:
1.Về kiến thức: Rèn luyện khả năng xác định yêu cầu của một bài toán trong tin học (Input, Output).
- Rèn luyện khả năng phân tích bài toán, xây dựng ý tưởng và giải thuật để giải quyết bài toán.
-Rèn luyện khả năng chuyển bài toán về mặt toán học thành thuật toán giải quyết bài toán đó trong Tin học (Thuật toán có tính khả thi).
-Giúp HS mô tả thuật toán bằng sơ đồ khối để dễ dàng kiểm soát bài toán
-Giúp HS nắm vững hơn nữa các thuật toán cơ bản trong việc giải quyết các bài toán sắp xếp và tìm kiếm.
- Nắm được các yêu cầu khi xây dựng một thuật toán (các tính chất cần thiết của một thuật toán).
-HS có sự chuẩn bị trước về ý tưởng giải thuật.
-HS trình bày được thuật toán giải quyết các bài toán đơn giản.
2.Về kỹ năng:Xây dưngđược thuật toán giải một số bài toán đơn giản bằng sơ đồ khối hoặc ngôn ngữ liệt kê.
3.Về tư duy, thái độ: -Có ý thức xây dựng bài học
-Biết xây dựng thuật toán tối ưu: ít tốn thời gian và bộ nhớ.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:1.Chuẩn bị của giáo viên: 1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Đồ dùng dạy học: Máy tính điện tử -Giáo án, giáo án điện tử
2.Chuẩn bị của học sinh:Những khái niệm và kiến thức đã học về thuật toán
III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Giải quyết vấn đề
IV.TIẾN HÀNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp:(2’) Vắng: Trể:
2.Kiểm tra bài củ: (3 - 6’):
1.Nêu khái niệm bài toán và thuật toán?
2.Xác định Input, Output và thuật toán cho bài toán:
“Cho ba cạnh a, b, c của tam giác ABC. Tính chu vi P và diện tích S của tam giác đó”
3.Dạy bài mới:(30 - 37’)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Bài 1: Tìm nghiệm của phương trình bậc 2 tổng quát: ax2 + bx + c = 0
Câu hỏi: Em hãy nêu ý tưởng giải quyết bài toán về mặt toán học.
Bài giải:
- Input: a, b, c
- Output: kết luận nghiệm x *Thuật toán:
B1: Nhập a, b, c B2: Nếu a = 0: B21: Nếu b ≠ 0: x ← -c/b. Đến B7 B22: Nếu c ≠ 0: KL VN. Đến B7 B23: KL VSN. Đến B7 B3: ∆← b2 – 4ac B4: Nếu ∆ < 0: KL VN. Đến B7 B5: Nếu ∆ = 0: x ← - b/2a. Đến B7 B6: x1,2← (- b ±√∆)/2a. B7: Thuật toán dừng.
GV:Định hướng cho HS các trường hợp đặc biệt và cách xác lập các bước giải.
GV:Nhận xét bài toán: Nêu tính dừng, tính đúng đắn, tính xác định của bài toán.
b)Sơ đồ khối: Bài 2:
Cho N và dãy số a1,..., aN, Hãy tìm giá trị nhỏ nhất(Min) của dãy đó
Câu hỏi:Nêu sự giống nhau, khác nhau giữa bài toán này và bài toán thí dụ trang 33 SGK Bài giải:
a)Xác định bài toán:
- Input: Số nguyên dương N và dãy N số nguyên a1,..., aN
- Output: Giá trị nhỏ nhất Min của dãy b)Thuật toán:
*Cách liệt kê
B1: Nhập N và dãy a1,..., aN; B2: Min ←a1, i← 2;
B3: Nếu i > N thì ghi ra màn hình giá trị min rồi kết thúc B4:
B 4.1: Nếu ai < Min thì Min←ai; B4.2: i←i + 1rồi quay lại bước 3 *Sơ đồ khối: §óng §óng Sai NhËp N vµ d·y a1,..., aN Min ← ai ai < Min? i > N ? Min ← a1, i ← 2 §a ra Min råi kÕt thóc
i ← i + 1 Sai
Bài 3: Cho N và dãy a1,..., an. Hãy cho biết có bao nhiêu số hạng trong dãy có giá trị bằng không?
Trả lời:
- Input? (a, b, c)
- Output? (kết luận nghiệm) *Ý tưởng giải quyết bài toán? -Tính Delta
-Xét Delta. Có 3 trường hợp
+Nếu Delta>0 thì phương trình có 2 nghiệm phân biệt.
+Nếu Delta=0 thì phương trình có nghiệm kép
+Nếu Delta <0 thì phưưong trình vô nghiệm.
Nhận xét sự khác nhau giữa bài tập 1 và thí dụ 2, trang 32 SGK HS nhận xét (a ≠ 0 hoặc a = 0) + T/h a = 0: bx + c = 0 b ≠ 0: x = - c/b b = 0: c = 0: VSN c ≠ 0: VN + T/h a ≠ 0: lập ∆ = b2-4ac ∆ < 0: VN ∆ = 0: x = - b/2a ∆ > 0: x1, x2
HS:Xây dựng thuật toán dựa trên ý tưởng đã đưa ra.
Lưu ý: bao nhiêu bước giải? thuật toán dừng lúc nào?
HS lên bảng vẽ sơ đồ khối
Trả lời: HS trả lời
• Xác định bài toán:
- Input?Số nguyên dương N và dãy N số nguyên a1,..., aN
- Output? Giá trị nhỏ nhất Min của dãy Câu hỏi: Em hãy nêu ý tưởng để giải quyết bài toán này?
4.Hoạt động củng cố:(1-3’):Phát phiếu trắc nghiệm khách quan
Chọn câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Input của bài toán là: a. Các thông tin đã có b. Các thông tin chưa biết
c. Các thông tin cần tìm từ Output d. Các thông tin cần nghiên cứu thêm
Câu 2: Một thuật toán là:
a. Việc chỉ ra tường minh một cách tìm Input từ Output b. Việc chỉ ra tường minh một cách tìm Output từ Input
c. Một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện ta nhận được Output cần tìm từ Input.
d. Một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện ta nhận được Input cần tìm từ Output.
Câu 3: Có bao nhiêu cách diễn tả giải thuật để giải quyết 1 bài toán trong tin học? a. 1 cách
b. 2 cách c. 3 cách d. 4 cách
Câu 4: Các khối nào sau đây dùng để diễn tả thuật toán dưới dạng sơ đồ khối? a. Hình tròn, Hình vuông, Hình Thoi, Mũi tên
b. Hình Ô van, Hình Thoi, Hình chữ nhật, Mũi tên c. Hình Ô van, Hình Thang, Hình chữ nhật, Mũi tên d. Hình Chữ nhật, Hình vuông, Hình Thoi, Mũi tên
5.Hướng dẫn học sinh về nhà:(2-3’)
Học các nội dung: Các nội dung đã học từ bài số 2 đến nay
Bài tập: 2,6,7/SGK
Chuẩn bị bài mới: Học các nội dung đã nêu, xem lại các bài tập đã sữa để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
Ngày soạn: