TIẾT 16: GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TIN HỌC (Trang 41 - 43)

I.MỤC TIÊU: Qua bài học, học sinh cần nắm được:

1.Về kiến thức: Biết các bước cơ bản khi tiến hành giải bài toán trên máy tính: Xác định bài toán, xây dựng thuật toán, lựa chọn CTDL, viết chương trình, hiệu chỉnh, đưa ra kết quả và hướng dẫn sử dụng.

2.Về kỹ năng: Ghi nhớ các bước trên có thể được tiến hành nhiều lần

3.Về tư duy, thái độ: -Có ý thức xây dựng bài học

II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:1.Chuẩn bị của giáo viên: 1.Chuẩn bị của giáo viên:

- Đồ dùng dạy học: Máy tính điện tử -Giáo án, giáo án điện tử

2.Chuẩn bị của học sinh:kiến thức về MTĐT, thuật toán và NNLT

III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Giải quyết vấn đề, nêu các câu hỏi gợi mở để HS trả lời.

IV.TIẾN HÀNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp:(2’) Vắng: Trể:

2.Kiểm tra bài củ: (3 - 6’)

1.Ngôn ngữ lạp trình là gì? Chương trình dịch có chức năng gì? 2.Nêu các ưu và nhược điểm của các loại NNLT?

3.Dạy bài mới:(30 - 37’)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

I.XÁC ĐỊNH BÀI TOÁN:

Ví dụ: Xét bài toán tìm nghiệm của phương trình ax + b = 0. Qua các bươc giải bài toán trên máy tính.

Bước 1: Xác đinh bài toán

Câu hỏi: Em hãy nêu dữ liệu vào và ra của bài toán.

Câu hỏi: Qua bước này, chúng ta cần nắm rõ điều gì?

-Việc xác định bài toán chính là xác định rõ 2 thành phần Input và Output.

-Các thông tin này cần được nghiên cứu một cách cẩn thận để có thể lựa chọn câu trúc dữ liệu, thuật toán và NNLT thích hợp.

II.LỰA CHỌN VÀ XÂY DỰNG THUẬT TOÁN:Bước 2: Lựa chọn và xây dựng thuật toán. Bước 2: Lựa chọn và xây dựng thuật toán.

Câu hỏi: Em hãy diển tả thuật toán của bài toán trên bằng phương pháp liệt kê?

Câu hỏi: Khi lựa chọn thuật toán, cần căn cứ vào những điều nào?

1.Lựa chọn thuật toán: Cần căn cứ vào những tiêu chí sau: -Phải thoả mãn tất cảc các tính chất của thuật toán: Tình dừng, tính xác định, tính đúng đắn.

Trả lời: Input: a,b

Output: Nghiệm của phương trình

Trả lời:

Qua bước này ta cần nắm rõ:

+a,b là các số bất kỳ, kiểu dữ liệu của a, b là số thực.

+Nghiệm của phương trình có thể là: Vô nghiệm, vô số nghiệm hoặc một nghiệm x (với x là kiểu số thực)

Trả lời:

Bước 1: Nhập a b là 2 số thực

Bước 2: Nếu a<>0 thì x = -b/a --> Bước 4

Bước 3: -Nếu b<>0 thì thông báo phương trình vô nghiệm

-Nếu b=0 thì thông báo phương trình vô số nghiệm. Bước 4: In x ra màn hình.

GV: gọi một HS lên bảng vẽ sơ đồ khối. HS: Vẽ sơ đồ khối

-Phải lựa chọn một thuật toán tối ưu: Thuật toán ít tốn kém về tài nguyên của máy tính nhất ( bộ nhớ, bộ xử lý, thời gian...).Trong đó thời gian là quan trọng nhất vì thời gian là tài nguyên không tái tạo lại được.

-Cần thiết kế hoặc lựa chọn thuật toán sao cho việc viết chương trình cho thuật toán đó ít phức tạp

-Cần căn cứ vào lượng tài nguyên mà thuật toán đòi hỏicũng như lượng tài nguyên thật tế cho phép.

2.Diễn tả thuật toán:Có hai cách -Liệt kê

-Dùng sơ đồ khối.

Bước 3: Viết chương trình

Với máy tính điện tử, GV dung NNLT Pascal để thể hiện thuật toán trên.

Không cần giả thích các câu lệnh cho HS biết. Chỉ cần giới thiệu đây là chương trình của bài toán trân khi tiến hành bước 3. Khi viết chương trình nên có một vài lỗi để sau đó giới thiệu cho HS biết bước thứ 4

III.VIẾT CHƯƠNG TRÌNH:

-Là một quá trình tổng hợp giữa việc lựa chọn cấu trúc dữ liệu và NNLT để diễn tả đúng thuật toán.

-Khi viết chương trình ta cần lựa chọn một NNLT bậc cao, hợp ngữ, NN máy hoặc một phần mềm chuyên dụng thích hợp cho thuật toán đã lựa chọn.

-Viết chương trình bằng NNLT nào, ta cần phải tuân thủ theo đúng quy định ngữ pháp cảu NNLT đó.

Bước 4: hiệu chỉnh

Chạy chương trình với a, b là các bộ Input tiêu biểu. Với a= 5, b=6

Với a=0, b=0 Với a=0, b=4

Cho HS thấy kết quả khi chậy chương trình với các bộ dữ liệu như trên.

IV.HIỆU CHỈNH:

Câu hỏi: Nêu các công việc của hiệu chỉnh?

-Thử chương trình bằng cách thực hiện nó với các bộ Input tiêu biểu

-Các bộ Input này được gọi là các TEST.

-Nếu có sai sót ta phải thử chương trình rồi thử lại.

-Trong quá trình hiệu chỉnh ta có thể thay đổi NNLT hoặc thuật toán.

-Tuỳ theo độ tiện dụng của NNLt và chương trình dịch mà ta có được sự trợ giúp khác nhau để phát hiện và sữa các sai sot. -Máy tính chỉ phát hiện những lỗi sai cú pháp(Lỗi do người lập trình viết sai).

V.VIẾT TÀI LIỆU:

Câu hỏi: Viết tài liệu là thực hiện những công việc gì?

-Mô tả chi tiết toàn bộ bài toán, thuật toán, chương trình, kết quả thí nghiệm, hướng dẫn sử dụng.

-Tài liệu này rất có ích cho người sử dụng chương trình và đề xuất những khả năng hoàn thiện thêm.

HS quan sát chương trình trên máy tính và nhận xét

HS quan sát chương trình trên máy tính và nhận xét

Trả lời:

-Thử chương trình bằng cách thực hiện nó với các bộ Input tiêu biểu

-Các bộ Input này được gọi là các TEST.

-Nếu có sai sót ta phải thử chương trình rồi thử lại. -Trong quá trình hiệu chỉnh ta có thể thay đổi NNLT hoặc thuật toán.

-Tuỳ theo độ tiện dụng của NNLt và chương trình dịch mà ta có được sự trợ giúp khác nhau để phát hiện và sữa các sai sot.

-Máy tính chỉ phát hiện những lỗi sai cú pháp(Lỗi do người lập trình viết sai).

Trả lời:

-Mô tả chi tiết toàn bộ bài toán, thuật toán, chương trình, kết quả thí nghiệm, hướng dẫn sử dụng. -Tài liệu này rất có ích cho người sử dụng chương

trình và đề xuất những khả năng hoàn thiện thêm. -Viết thêm một tài liệu hướng dẫn sử dụng, thuật toán, kết quả thử nghiệm....

4.Hoạt động củng cố:(1-3’) Nhắc lại các bước giải bài toán trên máy tính

5.Hướng dẫn học sinh về nhà:(2-3’)

Học các nội dung: Xác định bài toán, các tiêu chuẩn lựa chọn thuật toán, viết chương trình, hiệu chỉnh, viết tài liệu

Bài tập: 1.53,1.54,1.55,1.56,1.57,1.58/SBT

Chuẩn bị bài mới: Thế nào goị là một phần mềm máy tính? Có bao nhiêu loại phần mềm máy tính.

Ngày soạn:

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TIN HỌC (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w