x 100 Nợ phải trả
1.4.4.3 Phân tích tình hình thanh toán với người bán.
Nếu như phân tích tình hình thanh toán với người mua cho thấy khả năng thu hồi nợ của khách hàng thì phân tích tình hình thanh toán với người bán sẽ cho thấy tình hình chiếm dụng vốn của Tổng công ty đối với đơn vị khác và nhà cung cấp. Việc phân tích này được thực hiện qua bảng số liệu sau: (Bảng 1.6)
Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
2005/2004 2006/2005 +/- % +/- % Giá vốn hàng bán 704.165.917 667.747.422 617.011.903 (36.418.495) 94,83 (50.735.519) 91,40 Số dư nợ PTNB bình quân 24.217.243 18.590.242 32.049.800 (5.672.001) 76,76 13.459.558 172,40 Số vòng quay nợ PTNB (lần) 29,07 35,92 19,25 6,85 123,5 6 (16,67) 53,59 Số ngày một vòng quay nợ PTNB (ngày) 12,56 10,16 18,96 (2,4) 80,89 8,8 186,61
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004 (toàn Tổng công ty);
Bảng cân đối kế toán hợp nhất, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất năm 2005, 2006)
Bảng 1.6: Bảng phân tích tình hình thanh toán với người bán
Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy rằng tình hình thanh toán nợ với người bán của Tổng công ty là tốt với số vòng quay lớn và số ngày một vòng quay nợ phải trả người bán là ngắn. Song phải thấy một điều là có sự mất cân đối giữa số ngày một vòng quay nợ phải thu của khách hàng và số ngày một vòng quay nợ phải trả người bán: số ngày một vòng quay nợ phải thu của khách hàng nhiều hơn 8 lần so với số ngày một vòng quay nợ phải trả người bán. Có thể giải thích điều này là do nguồn nguyên liệu mà Tổng công ty mua là từ người nông dân do vậy không được trì hoãn việc thanh toán với họ trong khi sản phẩm ngoài các sản phẩm chè nội tiêu còn lại phần lớn là để xuất khẩu nên thời hạn thanh toán thường dài hơn và việc thanh toán cũng cần nhiều thủ tục hơn do vậy hạn thanh toán được quy định trong các hợp đồng là dài. Mặc dù vậy, Tổng công ty nên quan tâm đến sự mất cân đối này để có những thay đổi nhằm tạo sự cân đối giữa luồng tiền vào và ra, đảm bảo khả năng thanh toán và tự chủ tài chính.