100 giá trị TSCĐ bình quân

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG LẬP KIỂM TRA VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM (Trang 64 - 67)

Theo tính toán, sức sản xuất của tài sản cố định trong 3 năm là 9,07; 8,87 và 8,52. Thấy rằng sức sản xuất của tài sản cố định ngày càng giảm, một đồng giá trị tài sản cố định ngày càng tạo ra ít đi số đồng doanh thu là do kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty giảm đi và tài sản cố định đã không được sử dụng hết công suất có thể là do không đủ nguồn nguyên liệu đầu vào hoặc do nhu cầu thị trường giảm đi nênTổng công ty phải điều chỉnh quy mô sản xuất của mình.

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định còn được xem xét qua chỉ tiêu Tỷ suất sinh lời của TSCĐ theo công thức tính:

Tỷ suất

sinh lời của TSCĐ =

Lợi nhuận sau thuế

x 100giá trị TSCĐ bình quân giá trị TSCĐ bình quân

mang giá trị âm, cụ thể cho từng năm là 2004: -0,55; 2005: -2,56 còn năm 2006 là -5,40% và nguyên nhân trực tiếp là do lợi nhuận sau thuế đều bé hơn 0. Trong khi giá trị tài sản cố định bình quân ngày càng giảm thì giá trị lợi nhuận sau thuế cũng giảm và giảm với tốc độ nhanh hơn tốc độ giảm của giá trị tài sản cố định làm cho khoảng cách của tỷ suất sinh lời của tài sản cố định giữa các năm ngày càng lớn.

1.4.5.3 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh khác về doanh số bán hàng hàng

Ngoài các chỉ tiêu trên, Tổng công ty Chè Việt Nam còn tính và phân tích một số chỉ tiêu khác về hiệu quả sử dụng các nguồn lực để đem lại doanh số bán hàng cho doanh nghiệp cụ thể là các chỉ tiêu: tỷ lệ doanh số bán hàng ròng trên vốn lưu động thuần, tỷ lệ doanh số bán hàng ròng trên giá trị hàng tồn kho như sau:

Đơn vị: 1000đ

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 +/-2005/2004% +/-2006/2005% Tỷ lệ doanh số bán hàng ròng

trên vốn lưu động thuần

4,41 -35,88 17,34 -40,29 -813,07 52,33 -48,30

Tỷ lệ doanh số bán hàng ròng trên giá trị hàng tồn kho

6,01 6,79 4,97 0,78 112,94 -1,83 73,11

( Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2004 (toàn Tổng công ty); Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất năm 2005, 2006)

Bảng1.8: Các chỉ tiêu khác về doanh số bán hàng

Nhìn chung các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh khác về doanh số hàng bán đều tốt, riêng năm 2005 do vốn lưu động thuần âm, tài sản ngắn hạn không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn nên tỷ lệ doanh số bán hàng trên vốn lưu động thuần âm. Xét về tỷ lệ doanh số bán hàng trên hàng tồn kho, do doanh số hàng bán ngày càng giảm trong khi dự trữ hàng tồn kho ngày càng nhiều nên tỷ lệ này thấp đi là điều dễ hiểu.

Như vậy, qua việc tính toán và phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh đã giúp Tổng công ty và các đối tượng quan tâm thấy được thực trạng hoạt động sản xuất

nghiệp cũng như các chủ sở hữu cần có chính sách để đảm bảo khả năng hoạt động bình thường của doanh nghiệp mình trong thời gian tới.

Có thể nói, công tác lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính ở Tổng công ty Chè Việt Nam được thực hiện một cách bài bản và cẩn thận, đảm bảo đúng và đủ các quy trình lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính. Song, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên việc phân tích báo cáo tài chính chưa phát huy được nhiều hiệu quả trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, vẫn cần một sự hướng dẫn và hoàn thiện hơn nữa từ các cấp quản lý để công tác quản lý tài chính thực sự hiệu quả.

1.5 Sử dụng thông tin báo cáo tài chính trong quản lý tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam. công ty Chè Việt Nam.

Là một doanh nghiệp nhà nước được tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, Tổng công ty Chè Việt Nam luôn tuân thủ các chế độ, chính sách và các chuẩn mực kế toán Việt Nam. Các chính sách kế toán chủ yếu áp dụng khi tiến hành lập hệ thống báo cáo tài chính được cụ thể hoá từ các chính sách do Bộ tài chính ban hành vào điều kiện cụ thể của Tổng công ty sao cho hợp lý và đạt được mức độ trung thực và kịp thời.

Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp là bức tranh đầy đủ và rõ ràng nhất về thực trạng tài chính doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm bên ngoài mà quan trọng hơn là để Tổng công ty nhìn nhận rõ năng lực tài chính của mình để có các biện pháp kịp thời xử lý điểm yếu, phát huy điểm mạnh. Nhờ việc lập và kiểm tra báo cáo tài chính được thực hiện đúng theo các chính sách và chế độ kế toán hiện hành đảm bảo các thông tin trên các báo cáo tài chính là trung thực và hợp lý, là cơ sở để tiến hành phân tích báo cáo tài chính. Nhờ việc lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính được thực hiện một cách bài bản và thường xuyên nên đã cung cấp thông tin kịp thời cho Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc để đưa ra các quyết định phù hợp, góp phần củng cố năng lực tài chính của Tổng công ty.

Điều mà Tổng công ty cần quan tâm trong thời gian tới là việc tăng cường các khoản phải thu cả dài hạn và ngắn hạn để cân đối hơn giữa các khoản phải thu và phải trả, tạo sự chủ động về tài chính cho doanh nghiệp mình. Thêm vào đó, do kết quả sản

khoản nợ vay dài hạn thuộc chương trình hợp tác Liên Xô, Ba Lan – Việt Nam và khoản vay ODA của chính phủ Ấn Độ cũng như các khoản vay ngắn hạn của các ngân hàng thương mại trong nước đều đã quá hạn thanh toán và khả năng thanh toán của các đơn vị cũng rất khó khăn do tình hình kinh doanh tiếp tục thua lỗ là một vấn đề đặt ra đối với Tổng công ty.

Tổng công ty cũng đã chú ý đến đầu tư mới vào tài sản để duy trì mức độ hoạt động của doanh nghiệp, cân đối lại giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn để tìm ra một cấu trúc tài chính hợp lý hơn.

Song song với việc đầu tư nguồn vốn của chủ sở hữu thì Tổng công ty cần chủ động hơn nữa trong việc tạo lập nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoach kinh doanh sát thực làm tiền đề cho việc xây dựng nhu cầu vốn bổ sung, trên cơ sở đó xây dựng phương án huy động vốn cho năm kế hoạch dựa trên khả năng tài chính hiện có và các mối quan hệ với đối tác bên ngoài để huy động được nhiều nguồn vốn nhất với chi phí sử dụng thấp nhất.

Với những thông tin mà báo cáo tài chính cung cấp cho thấy hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty là chưa cao, Tổng công ty từng bước hoàn thiện công tác quản lý doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh từ công tác quản lý tài chính đến công tác tổ chức và quản lý nhân lực và công tác tổ chức sản xuất.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG LẬP KIỂM TRA VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w