Cơ cấu trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên chức Như chúng ta đã biết trình độ chuyên môn và trình độ học vấn là ha

Một phần của tài liệu KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (Trang 42 - 46)

Như chúng ta đã biết trình độ chuyên môn và trình độ học vấn là hai yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng nguồn nhân lực. Trình độ chuyên môn là thước đo tay nghề và năng suất lao động. Đối với lao động không có chuyên môn, nghiệp vụ thì rất khó trong công việc như sử dụng thiết bị Khoa họ-Công nghệ, xử lý nhanh các tình huống xảy ra trong công việc. Người lao

động không có chuyên môn nghiệp vụ cũng đồng nghĩa với năng suất lao động không cao, hiệu quả công việc thấp... Trình độ chuyên môn của người lao động được đo bằng tỷ lệ người có trình độ được đào tạo và trình độ tay nghề hay tính thành thạo về lĩnh vực chuyên môn nhất định nào đó. Nó được biểu hiện qua khả năng thích nghi của người lao động trong công việc, trong tiếp thu và chuyển giao công nghệ mới, đáp ứng yêu cầu thích ứng nhanh trong nghề nghiệp, giao tiếp sản xuất kinh doanh, dịch vụ và giao lưu quốc tế. Trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước đòi hỏi con người cần có tri thức, tay nghề để chiếm lĩnh thị trường trong nước, cũng như nước ngoài. Vì vậy, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động là yếu tố hết sức quan trọng và phải luôn có sự đào tạo, đào

tạo lại tại chỗ cho người lao động, đây là định hướng của Công ty trong việc nâng cao trình độ người lao động để họ có thể đúc rút học hỏi kinh nghiệm của nhau trong quá trình công tác.

Để thấy rõ được trình độ chuyên môn cán bộ công nhân viên chức Công ty chúng ta theo dõi (Bảng 10).

Bảng 10

Năm Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

Học vấn Số lượng Nam Tỷ lệ (%) Nữ Tỷ lệ (%) Số lượng Nam Tỷ lệ (%) Nữ Tỷ lệ (%) Số lượng Nam Tỷ lệ (%) Nữ Tỷ lệ (%) Sơ cấp 305 178 27.7 127 19.8 296 173 26.5 123 18.9 234 132 20.4 102 15.8 Trung cấp 167 110 17.1 57 8.9 180 117 17.9 63 10.7 220 139 21.5 81 12.5 Đại học / Caođẳng 170 113 17.6 57 8.9 176 118 18.1 58 8.8 192 128 19.8 64 9.91 Tổng 642 401 62.4 241 37.6 652 408 52.3 244 47.7 646 399 61.8 247 38.2

Dựa vào số liệu ở trên cho ta thấy tỷ lệ lao động chưa qua đào chuyên môn là không có, hầu hết lao động vao công ty phải qua đào tạo cơ bản về nghiệp vụ và chuyên môn qua các lớp đào tạo công nhân kỹ thuật ba tháng, lớp 12 tháng. Lao động có trình độ chuyên môn Sơ cấp là 305 người trong đó nam giới chiếm 178 lao động(27.7%), nữ giới là 127 lao động chiếm (19.8%) năm 2001 và số lao động tốt nghiệp ở trình độ sơ cấp có xu hướng giảm xuống còn 234 trong đó nam giới là 132 lao động chiếm (20.4%), nữ giới là 102 lao động chiếm (15.8%) năm 2003. Lao động có trình độ chuyên môn bậc Trung cấp là 167 người trong đó nam giới chiếm 110 lao động(17.9%), nữ giới chiếm 57 lao động(8.9%) năm 2001 và tăng 220 lao động trong đó nam giới có 139 lao động chiếm (21.5%), nữ giới có 81 lao động chiếm (12.5%) năm 2003. Trong khi đó lao động có trình độ Đại học/Cao đẳng tăng: năm 2001 là 170 lao động tăng 192 lao động năm 2003, trong đó lao động nam chiếm (17.6%) năm 2001 tăng (19.8%) năm 2003 và nữ giới chiếm (8.9%) năm 2001 và tăng (9.91%) năm 2003. Qua đó ta thấy có sự tăng lên đáng kể lao động có trình độ chuyên môn ở bậc Trung cấp ngành dầu khí và bậc Đại học/ Cao đẳng ngành dầu khí, giảm ở trình độ Sơ cấp. Đối với ngành xăng dầu hàng năm cán bộ công nhân viên chức được đào tạo lại chuyên môn một lần, công tác kiểm tra tay nghề, kỹ thuật an toàn chống cháy nổ diễn ra thường xuyên. Chính vì vậy, đòi hỏi người lao động phải thành thạo trong công việc, nắm chắc chuyên môn. Theo điều tra xã hội học thu được thì đối cán bộ công nhân viên chức tổ chức thi nâng bậc lương Bậc 1,2: là một năm thi tay nghề một lần; Bậc 2,3 là hai bậc hai năm thi một lần và Bậc 4,5,6 là ba năm thi một lần, Bậc 6 là bậc cao nhất trong bảng thi nâng bậc lương( tay nghề) của đội ngũ cán bộ công nhân viên chức Công ty.

đây là yếu tố tạo nên sự thành công trong kinh doanh và giúp cho Công ty có thể cạnh tranh với các Công ty cùng ngành và những đơn vị ngoài ngành kinh doanh xăng dầu.

Một phần của tài liệu KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (Trang 42 - 46)