Cơ cấu trình độ học vấn của đội ngũ công nhân viên chức Công ty.

Một phần của tài liệu KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (Trang 33 - 38)

theo xu hướng trẻ hoá đội ngũ lao động. Tức là, Công ty tiếp tục tuyển dụng lao động trẻ, đội ngũ lao động kế tiếp này sẽ thay thế những lao động sắp về hưu hưởng chế độ. Ngược lại, với hai nhóm tuổi đầu có xu hướng tăng về số lượng thì ở nhóm độ tuổi thứ ba lại giảm về số lượng.

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổ chức bộ máy và nhân sự năm 2003, qua báo cáo hàng năm thì độ tuổi trung bình của lao động thuộc khối văn phòng Công ty là 38.8 tuổi và độ tuổi trung bình của lao động thuộc khối trực tiếp kinh doanh là 26.2 tuổi. Chứng tỏ độ tuổi của đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của Công ty ngày càng được trẻ hoá.

2.3.4. Cơ cấu trình độ học vấn của đội ngũ công nhân viên chức Công ty. ty.

Trình độ học vấn là yếu tố rất quan trọng nó phản ánh chất lượng nguồn nhân lực của Công ty. Bên cạnh trình độ chuyên môn, trình độ học vấn sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực tế cho thấy người có trình độ học vấn cao sẽ tạo cho họ khả năng tiếp thu, vận dụng nhanh chóng hiệu quả những tiến bộ khoa học và công nghệ. Mặt khác, hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào cách nghĩ, cách làm của người

trong những mối quan tâm của Đảng - Nhà nước là chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo nâng cao dân trí. Dưới tác động đó, cơ cấu nguồn nhân lực công ty đã có sự chuyển dịch theo hướng từng bước nâng cao trình độ học vấn, chất lượng nguồn nhân lực đã được cải thiện đáng kể.

Bảng 6.

Năm Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

Học vấn Số lượng Nam Tỷ lệ (%) Nữ Tỷ lệ (%) Số lượng Nam Tỷ lệ (%) Nữ Tỷ lệ (%) Số lượng Nam Tỷ lệ (%) Nữ Tỷ lệ (%) Dưới PTTH 30 16 2.5 14 2.2 25 13 2.0 12 1.8 24 12 1.9 12 1.9 PTTH Cấp III 275 162 25.2 113 17.6 271 160 24.5 111 20.0 210 120 18.6 90 13.9 Trung cấp 167 110 17.1 57 8.9 180 117 17.9 63 10.7 220 139 21.5 81 12.5 Đại học / Caođẳng 170 113 17.6 57 8.9 176 118 18.1 58 8.8 192 128 19.8 64 9.91 Tổng 642 401 62.4 241 37.6 652 408 52.3 244 47.7 646 399 61.8 247 38.2

Theo số liệu bảng trên, chúng ta dễ dàng nhận ra không chỉ tăng về số lượng lao động mà chất lượng nguồn nhân lực cũng đã từng bước được cải thiện, số lao động có trình độ học vấn cao ngày càng tăng. Trong đó có sự tăng lên rõ rệt là số lao động có trình độ học vấn Cao đẳng/Đại học. Năm 2001 có 170 lao động, trong đó lao động nam chiếm 113 người (17.6%), nữ giới là 57 người (8.9%) so với tổng 642 người. Năm 2002 tỉ lệ lao động tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng tăng 176 lao động, trong đó nam chiếm 118 người (18.1%), nữ giới là 58 người chiếm (8.8%) tăng hơn năm 2001 là một người, tỉ lệ này được thể hiện rõ hơn năm 2003 số lao động tốt nghiệp bậc Đại học/ Cao đẳng tăng lên 22 người so với năm 2001, nam chiếm (19.8%) với 128 người tăng (2.2%) so với năm 2001, nữ chiếm (9.1%) tăng (0.2%) so với năm 2001.

Trong khi đó lao động có trình độ học vấn dưới PTTH, tốt nghiệp PTTH có xu hướng giảm, nhất là lao động ở bậc PTTH từ 162 người chiếm( 25.1%) năm 2001 giảm xuống còn 120 người chiếm (18.6%) năm 2003 đối với nam giới, tỉ lệ này ở lao động nữ giới cũng giảm từ (17.6%) năm 2001 xuống (13.9%) năm 2003. Số lao động chưa tốt nghiệp PTTH giảm xuống phần lớn số lao động này rơi vào những lao động có độ tuổi 50 trở lên và số lao động này chủ yếu làm những công việc như đứng bán hàng, làm tạp vụ, vệ sinh cơ quan.

Số lao động tốt nghiệp Trung cấp tăng từ (17.1%) năm 2001 lên (21.5%) năm 2003 đối với nam giới và tỉ lệ lao động nữ tốt nghiệp bậc học này cũng tăng từ (8.9%) năm 2001 lên (12.5%) năm 2003.

Nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực của Công ty đã đươc cải thiện một cách rõ rệt, xu hướng trong những năm tới số lao động có trình độ học vấn cao sẽ tăng lên ở cả số lao động nam giới và nữ giới.

2.3.4.1.Cơ cấu trình độ học vấn trong bộ phận gián tiếp. ( khối văn phòng Công ty)

Bảng 7

Năm Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

Bộ Phận Tổng ĐH/CĐ Tr.Cấp PTTH Tổng ĐH/CĐ Tr.Cấp PTTH Tổng ĐH/CĐ Tr.Cấp PTTH GĐ, PGĐ, CT Công đoàn cơ sở 5 5=8.6% 0 0 4 4=7% 0 0 4 4=6.8% 0 0 Phòng Tổ chức hành chính 21 18=31% 3=5.2% 0 22 19=33.3% 3=5.2% 0 24 23=40% 1=1.7% 0 Phòng Kế toán 13 13=22.4% 0 0 12 12=21.1% 0 0 12 12=20.4% 0 0 Phòng Kinh doanh 8 8=13.8% 0 0 10 9=15.8% 1=1.8% 0 11 11=18.6% 0 0 Phòng Quản lý kỹ thuật 11 11=19% 0 0 9 9=15.8% 0 0 8 8=13.6% 0 0 Tổng 58 55=94.8% 3=5.2% 0 57 53=93% 4=7% 0 59 58=98.3% 1=1.7% 0

Qua bảng trên cho thấy tại các phòng Tổ chức Hành chính, phòng Kế toán, phòng Kinh doanh, phòng Quản lý kỹ thuật tỉ lệ tốt nghiệp Cao đẳng/ Đại học rất cao năm 2001 là 94.8%, năm 2002 giảm xuống là 93% và tăng lên 98.3% trong năm 2003. Đó là tỷ lệ rất cao trong cơ cấu nguồn nhân lực của cán bộ công nhân viên chức thuộc khối văn phòng Công ty. Trong khi đó lao động tốt nghiệp Trung cấp chỉ chiếm 5.2% năm 2001 và giảm xuống 1.6% năm 2003 chủ yếu ở phòng Tổ chức. Phòng Kinh doanh chỉ có một người tốt nghiệp bậc Trung cấp chiếm 1.8%. Không có lao động tốt nghiệp PTTH. Qua đó cho thấy, xu hướng chung là học vấn càng cao thì "chỗ" làm là ở các phòng - ban ngành. Và vì vậy sự khác nhau giữa lao động chân tay lao động trực tiếp và lao động gián tiếp trở nên khá cách biệt.

Một phần của tài liệu KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (Trang 33 - 38)