II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1 Chuẩn bị của giáo viên:
Bài 50: VI KHUẨN
I. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:
1. Kiến thức:
- Phân biệt được các dạng vi khuẩn trong tự nhiên.
- Nắm được các đặc điểm chính của vi khuẩn về: kích thước, cấu tạo, dinh dưỡng và phân bố.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thích môn học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh Các dạng vi khuẩn
- Đọc bài trước ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp dùng lời - Phương pháp trực quan
- Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
41.Ổn định lớp : 42.Kiểm tra bài cũ :
2.1. Đa dạng của thực vật là gì? Nguyên nhân gì khiến cho đa dạng thực vật ở
Việt Nam giảm sút?
Yêu cầu: Tính đa dạng của thực vật là sự phong phú về các loài, các cá thể
của loài và môi trường sống của chúng.
Nguyên nhân: nhiều loài cây có giá trị kinh tế đã bị khai thác bừa bãi, cùng với sự tàn phá tràn lan các khu rừng để phục vụ nhu cầu đời sống.
2.2. Thế nào là thực vật quý hiếm?
Yêu cầu: Thực vật quý hiếm là những loài thực vật có giá trị và có xu hướng
ngày càng ít đi do bị khai thác quá mức.
2.3. Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam?Yêu cầu: Yêu cầu:
- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật
- Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, các khu bảo tồn… để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm.
- Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt
- Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.
3. Bài mới : VI KHUẨN3.45 . Mở bài