1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh Sơ đồ phát triển của thực vật H 44.1 SGK tr.142
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc bài trước ở nhà.
- Ôn lại tóm tắt đặc điểm chính các ngành thực vật đã học.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp dùng lời - Phương pháp trực quan
- Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
27.Ổn định lớp : 28.Kiểm tra bài cũ :
2.1. Thế nào là Phân loại thực vật ? Nêu các bậc phân loại thực vật từ cao đến
thấp.
Yêu cầu : Phân loại thực vật là việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau
giữa các dạng thực vật để phân chia chúng thành các bậc phân loại.
Các bậc phân loại thực vật từ cao đến thấp: Ngành – Lớp - Bộ - Họ - Chi – Loài
2.2. Kể những ngành thực vật đã học và nêu đặc điểm chính của mổi ngành
đó.
Yêu cầu :
Thực vật bậc thấp có
Các ngành tảo: Chưa có thân, lá, rễ; sống ở nước là chủ yếu
Thực vật bậc cao có
Ngành Rêu: Rễ giả, lá nhỏ hẹp, có bào tử; sống ở nơi ẩm ướt
Ngành Dương xỉ: Rễ thật, lá đa dạng; sống ở các nơi khác nhau; có bào tử Ngành Hạt trần: Rễ thật, lá đa dạng; sống ở các nơi khác nhau; có hạt; có nón Ngành Hạt kín: Rễ thật, lá đa dạng; sống ở các nơi khác nhau; có hạt; có hoa, quả
3. Bài mới : SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIỚI THỰC VẬT3.31 . Mở bài 3.31 . Mở bài
3.32 . Hoạt động chính:
Hoạt động 1: Quá trình xuất hiện và phát triển của giới Thực vật
Mục tiêu: Xác định được tổ tiên chung của giới Thực vật và mối quan hệ về nguồn gốc giữa các nhóm thực vật. Hiểu được điều kiện môi trường có liên quan đến sự xuất hiện các nhóm thực vật mới thích nghi hơn
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát tranh 44.1 và và đọc kĩ câu a đến g sắp xếp lại trật tự các câu cho đúng - GV cho HS công bố đáp án của bản thân để cả lớp cùng nghe và bổ sung
Đáp án: a, d, b, g, c, e.
- HS quan sát tranh 44.1 và và đọc kĩ câu a đến g sắp xếp lại trật tự các câu cho đúng .
- HS công bố đáp án của bản thân để cả lớp cùng nghe và bổ sung
- GV yêu cầu HS thảo luận:
1.Tổ tiên của thực vật là gì? Xuất hiện như thế nào ?
2. Giới thực vật đã tiến hoá như nào về đặc điểm cấu tạo và sinh sản ?
3. Nhận xét gì về sự xuất hiện các nhóm thực vật mới với điều kiện môi trường thay đổi ?
Lưu ý: GV có thể gợi ý khi HS
gặp khó khăn ở câu 2 và 3:
- Vì sao thực vật lên cạn? Chúng có cấu tạo như thế nào để thích nghi với điều kiện sống mới? -Các nhóm thực vật đã phát triển hoàn thiện dần như thế nào ? - Khi điều kiện sống thay đổi thực vật có những biến đổi gì để thích nghi với điều kiện sống ? - GV cho HS trả lời lớp bổ sung
- HS thảo luận -> trả lời đạt: 1. Tổ tiên chung của thực vật là cơ thể sống đầu tiên có cấu tạo rất đơn giản, xuất hiện ở nước.
2. Giới thực vật phát triển từ đơn giản -> phức tạp.
Ví dụ: Sự hoàn thiện của một số cơ quan: rễ giả -> rễ thật; thân chưa phân nhánh -> phân nhánh; sinh sản bằng bào tử -> sinh sản bằng hạt.
3. Khi điều kiện môi trường thay đổi, thực vật có những biến đổi thích nghi với điều kiện sống mới.
Ví dụ: Thực vật chuyển từ nước lên cạn, thực vật xuất hiện rễ, thân, lá. - HS ghi bài. Kết luận: Tổ tiên chung của thực vật là cơ thể sống đầu tin. Thực vật từ khi xuất hiện đã không ngừng phát triển theo chiều hướng từ đơn giản đến phức tạp,chúng có cùng nguồn gốc và có quan hệ họ hàng.
Hoạt động 2: Các giai đoạn phát triển của giới Thực vật
Mục tiêu : Thấy được 3 giai đạn phát triển của thực vật liên quan đến điều kiện sống
Hoạt động của GV Hoạt động của
HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát hình 44.1 tìm thông tin trả lời các câu hỏi sau:
1.Ba giai đoạn phát triển của thực vật là gì? - GV cho HS trả lời câu hỏi, lớp bổ sung - GV phân tích tóm tắt 3 giai đoạn phát triển của thực vật liên quan đến điều kiện sống:
* Giai đoạn 1: đại dương là chủ yếu -> tảo có cấu tạo đơn giản thích nghi với môi trường nước.
* Giai đoạn 2: các lục địa mới xuất hiện -> thực vật lên cạn, có rễ, thân, lá thích nghi ở cạn
* Giai đoạn 3: khí hậu khô hơn, mặt trời chiếu sáng liên tục -> thực vật Hạt kín có - HS trả lời các câu hỏi đạt: *Giai đoạn 1: xuất hiện thực vật ở nước *Giai đoạn 2: Các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện *Giai đoạn 3: Sự xuất hiện và chiếm ưu thế thực vật hạt kín - HS lắng nghe Kết luận: *Giai đoạn 1: xuất hiện thực vật ở nước *Giai đoạn 2: Các thực vật ở cạn lần lượt xuất
đặc điểm tiến hóa hơn hẳn: Noãn được bảo vệ trong bầu.
Các đặc điểm cấu tạo và sinh sản hoàn thiện dần thích nghi với điều kiện sống thay đổi. hiện *Giai đoạn 3: Sự xuất hiện và chiếm ưu thế thực vật hạt kín
V. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
Sử dụng câu hỏi SGK tr.143.
VI. DẶN DÒ:
- Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK
- Tìm hiểu thông tin về nguồn gốc các loại cây trồng.
Ngµy ...Th¸ng...N¨m 2010 Ký duyÖt cña BGH
Tuần 29 Ngày soạn: :…./…./ 2010 Tiết 55 Ngày dạy: :…./…./ 2010
Bài 45: NGUỒN GỐC CÂY TRỒNG
I. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:
1. Kiến thức:
- Xác định được các dạng cây trồng ngày nay là kết quả của quá trình chọn lọc từ những cây dại do bàn tay con người tiến hành.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa cây dại và cây trồng và giải thích lí do khác nhau
- Nêu được những biện pháp chính nhằm cải tạo cây trồng
- Thấy được khả năng to lớn của con người trong việc cải tạo thực vật
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, thực hành
3. Thái độ: