Phân tích tình hình chi phí của Công ty qua 3 năm (2008 – 2010)

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản thừa thiên huế (Trang 34 - 38)

Chi phí là những khoản hao phí phát sinh gắn liền với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo cách hiểu của công tác hoạch toán, chi phí là khoản tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế nhằm mục đích mang lại lợi nhuận. Mỗi một sự tăng hay giảm của nhân tố chi phí đều dẫn đến sự tăng, giảm của doanh thu và lợi nhuận. Do đó, khi tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhà phân tích thường phân tích chỉ tiêu chi phí trong mối quan hệ:

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí.

Việc phân tích chi phí sẽ góp phần giúp cho doanh nghiệp xác định được mối quan hệ biện chứng trên, giúp doanh nghiệp xác định được mức tăng, giảm của chi phí. Đồng thời thông qua kết quả phân tích đó, doanh nghiệp sẽ tìm ra được những biện pháp phù hợp để hạn chế sự gia tăng của các loại chi phí. Điều này đồng nghĩa với việc tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Công ty cổ phần thủy sản Thừa Thiên Huế với chế độ kế toán đang áp dụng là nhật ký chứng từ: Chỉ tiêu Tổng chi phí của Công ty được tập hợp từ: Giá vốn hàng bán, Chi phí tài chính, chi phí quản lý kinh doanh bao gồm (chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp). Các số liệu về tình hình chi phí của Công ty qua 3 năm 2008 -2010 được thể hiện ở bảng sau.

Bảng 2.5. Tình hình chi phí của Công ty qua 3 năm 2008 – 2010 Đơn vị tính : VND Chỉ tiêu 2008 2009 2010 +/- % +/- % 1. Giá vốn hàng bán 13.944.255.655 13.162.620.179 9.975.474.756 (781.635.476) (5,61) (3.187.145.423) (24,21) 2. Chi phí từ HĐ tài chính 170.505.210 219.065.472 226.602.132 48.560.262 28,48 7.536.660 3,44 3.Chi phí BH -QLDN 569.841.321 596.598.468 634.984.681 26.757.147 4.70 38.386.213 6,43 4. Tổng chi phí 14.684.602.186 13.978.284.119 10.837.061.569 (706.318.067) (4,81) (3.141.222.550) (22,47)

Từ bảng 2.5, ta thấy chỉ tiêu Chi phí từ hoạt động tài chính và chỉ tiêu Chi phí quản lý kinh doanh của Công ty chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu Tổng chi phí. Thể hiện của điều này là: Chỉ tiêu Giá vốn hàng bán chiếm 95% so với Tổng chi phí của Công ty, trong khi đó 2 chỉ tiêu Chi phí từ hoạt động tài chính và Chi phí quản lý kinh doanh chỉ chiếm lần lượt là 1% và 4%.

Giai đoạn 2008 – 2010, 2 chỉ tiêu chi phí trên có xu hướng biến động tăng, ngược lại, chỉ tiêu Tổng chi phí của Công ty lại liên tục giảm qua các năm. Từ năm 2008, Tổng chi phí của Công ty đã bắt đầu giảm nhẹ, và giảm mạnh nhất là giai đoạn năm 2009 - 2010.

Cụ thể là:

 Tổng chi phí năm 2009 là 13.978.284.119 đồng giảm 4,81 % so với năm 2008, tương ứng với mức tuyệt đối là -706.318.067 đồng.

Trong đó:

− Giá vốn hàng bán năm 2009 giảm 5,61 % so với năm 2008. Vì thế đã làm cho Tổng chi phí giảm 5,32 %, tương ứng với giảm 781.635.476 đồng.

− Chi phí từ hoạt động tài chính tăng 28,48 % so với năm 2008, đã làm cho Tổng chi phí tăng 0,33%, tương ứng với mức tuyệt đối là: 48.560.262 đồng.

− Chi phí quản lý kinh doanh năm 2009 tăng 4,70% so với năm 2008. Vì thế đã làm cho Tổng chi phí tăng 0,18 %, tương ứng với mức tuyệt đối là: 26.757.147 đồng.

 Tổng chi phí năm 2010 là 10.837.061.569 đồng giảm 22,47 %so với năm 2009, tương ứng với mức tuyệt đối là -3.141.222.550 đồng.

Trong đó:

− Giá vốn hàng bán năm 2010 giảm 24,21 % so với năm 2009. Vì thế đã làm cho Tổng chi phí giảm 22,80 %, tương ứng với giảm 3.187.145.423 đồng.

− Chi phí từ hoạt động tài chính tăng 3,44 % so với năm 2009, đã làm cho Tổng chi phí tăng 0,05 %, tương ứng với mức tuyệt đối là: 7.536.660 đồng.

− Chi phí quản lý kinh doanh năm 2010 tăng 6,43 % so với năm 2009. Vì thế đã làm cho Tổng chi phí tăng 0,27 %, tương ứng với mức tuyệt đối là: 38.386.213 đồng.

Nhận xét:

 Chi phí từ hoạt động tài chính giai đoạn 2008 – 2010 liên tục tăng với các mức tương ứng là 28,48 % và 3,44 %. Sự biến động tăng này không tác động nhiều đến sự biến động của Tổng chi phí, vì trong cơ cấu chi phí chung, Chi phí từ hoạt động tài chính chỉ chiếm 1%. Đây là phần chi phí phát sinh do các khoản vay của Công ty tại ngân hàng nhằm mục đích duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo trì máy móc và trang thiết bị. Như vậy, sự gia tăng của chỉ tiêu này qua các năm cũng là điều hoàn toàn hợp lí.

 Cũng như Chi phí từ hoạt động tài chính, chỉ tiêu Chi phí quản lý kinh doanh có xu hướng tăng trong giai đoạn 2008 – 2010 với các mức tăng lần lượt là 4,70 % và 6,43 %. Đây là phần chi phí phát sinh bao gồm các khoản như: chi phí quản lý, tiền lương, bảo hiểm, chi phí vận chuyển, chi phí điện - nước - điện thoại, chi phí sửa chữa,.v.v.. So sánh chung, sự biến động của chỉ tiêu này liên tục tăng trong khi đó mức sản xuất và tiêu thụ hàng hoá của công ty lại giảm mỗi năm. Từ đó phần nào cho ta thấy công tác quản lý chi phí hoạt động của Công ty vẫn còn chưa tốt, còn nhiều lãng phí dẫn đến sự biến động ngược chiều so với sự biến động của doanh thu. Đây là điểm yếu mà Công ty cần quan tâm và khắc phục trong thời gian sắp đến nhằm tối ưu hóa các khoản mục chi phí hoạt động của mình.

 Giá vốn hàng bán giai đoạn 2008 – 2010 liên tục giảm với các mức tương ứng là -5,61% và -24,21 %. Sự biến động này đã làm cho Tổng chi phí của Công ty không ngừng giảm từ năm 2008 cho đến nay. Nguyên nhân chính là do mức sản xuất hàng hóa của Công ty chịu ảnh hưởng lớn của sự khan hiếm nguồn nguyên liệu đầu vào dẫn đến các khoản mục chi phí nguyên vật liệu, chi phí giá vốn thành phẩm và giá vốn hàng đã bán điều giảm qua các năm. Nếu so sánh chỉ tiêu chi phí trong mối quan hệ với chỉ tiêu doanh thu, thì ta thấy mức biến động giảm của chỉ tiêu giá vốn hàng bán vượt trội hơn so với chỉ tiêu doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Đây là một thành tích chủ quan của doanh nghiệp có được từ việc quản lý tốt trong công tác sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đã quản lý tốt yếu tố giá thành và giá bán sản phẩm của mình trong giai đoạn 2008 – 20010.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản thừa thiên huế (Trang 34 - 38)