Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận tiêu thụ của Công ty qua 3 năm (2008 – 2010)

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản thừa thiên huế (Trang 41 - 47)

Công ty qua 3 năm (2008 – 2010)

Lợi nhuận tiêu thụ là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế mà doanh nghiệp đạt được từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là chỉ tiêu được xác định cho những sản phẩm mà doanh nghiệp đã tiêu thụ và đã thu tiền hoặc người mua chấp nhận trả. Hay nói cách khác, lợi nhuận tiêu thụ chính là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đó.

Để phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tình hình lợi nhuận tiêu thụ, Chuyên đề tiến hành xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm hàng hóa, nhân tố kết cấu mặt hàng, giá bán đơn vị, giá vốn hàng bán đơn vị và nhân tố chi phí ngoài sản xuất đơn vị (Bao gồm: chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp) đến sự biến động của chỉ tiêu lợi nhuận tiêu thụ qua từng giai đoạn.

 Giai đoạn 2008 – 2009

Từ số liệu ở bảng 2.7, ta có mức độ lãi lỗ đơn vị của từng sản phẩm và tổng lợi nhuận qua 2 năm là:

 Năm 2008: o l0A = 60,00 – 54,88 – 2,31 = + 2,82 (Nghìn đồng). o l0B =130,0 – 122,52 – 5,00 = +2,48 (Nghìn đồng). o l0C = 45,00 – 42,17 – 1,73 = + 1,10 (Nghìn đồng). o l0D = 35,00 – 34,39 – 1,35 = – 0,74 (Nghìn đồng). L0 = [69.371× (+ 2,82) + 7.739 × ( + 2,48) + 142.941× (+ 1,10) + 91.912 × (– 0,74)] = 303.545,69 (Nghìn đồng).  Năm 2009: o l1A = 60,00 – 53,05 – 2,44 = + 4,51 (Nghìn đồng). o l1B =155,0 – 143,48 – 6,30 = +5,22 (Nghìn đồng). o l1C = 48,00 – 43,02 – 1,95 = + 3,03 (Nghìn đồng). o l1D = 40,00 – 36,15 – 1,62 = + 2,23 (Nghìn đồng). L1 = [70.461 × (+ 4,51) + 4.587 × (+ 5,22) +128.258 × (+ 3,03) + 89.863 × ( + 2,23 )] = 930.270,76 (Nghìn đồng).

Bảng 2.7. Bảng phân tích lợi nhuận tiêu thụ của Công ty qua 3 năm 2008 – 2010

Chỉ tiêu Khối lượng tiêu thụ

(Kg) Giá bán đơn vị (1000 đ) Giá vốn đơn vị (1000 đ) Chi phí ngoài sản xuất đơn vị (1000 đ) Sản phẩm MãSP 2008 2009 2010 2008 2009 2010 2008 2009 2010 2008 2009 2010 1. Cá fillet A 69.371 70.461 49.223 60,00 60,00 65,00 54,88 53,05 53,81 2,31 2,44 3,55 2. Tôm tươi B 7.739 4.587 3.910 130,00 155,00 180,00 122,52 143,48 163,29 5,00 6,30 9,84 3. Hàng đông C 142.941 128.258 93.488 45,00 48,00 50,00 42,17 43,02 42,41 1,73 1,95 2,73 4. Cá biển các loại D 91.912 89.863 67.461 35,00 40,00 45,00 34,39 36,15 40,37 1,35 1,62 2,46

Tỉ lệ phần trăm thực hiện khối lượng tiêu thụ năm 2009: 13.740.729,05

Tt = ×100 = 92,73 %.

14.817.642,66  Đối tượng phân tích:

∆L = L1 – L0 = 930.270,76 – 303.545,69 = + 626.725,08 (Nghìn đồng).  Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:

(1) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm hàng hóa (Q):

∆LQ = [303.545,69 × 92,73 % – 303.545,69]

= 281.484,66 – 303.545,69 = – 22.061,03 (Nghìn đồng).

(2) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm (K) đến lợi nhuận:

∆LK = [70.461 × (+ 2,82) + 4.587 × (+ 2,48) +128.258 × (+ 1,10)

+ 89.863 × (– 0,74)] – 281.484,66 = + 2.703,43 (Nghìn đồng).

(3) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố lãi lỗ đơn vị (l)đến lợi nhuận:

∆ L(l) = 930.270,76 – 284.188,08 = + 646.082,68 (Nghìn đồng). Trong đó, nhân tố lãi lỗ đơn vị sản phẩm (l) chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố:

(a) Ảnh hưởng của nhân tố giá bán đơn vị (P).

∆ lp = [4.587 × (+ 25) +128.258 × (+ 3) + 89.863 × (+ 5)] = + 948.760,36 (Nghìn đồng).

(b) Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán đơn vị (Gv).

∆ lGv = – [70.461 × (– 1,82) + 4.587 × (+ 20,96) +128.258

× (+ 0,85) + 89.863 × (1,76)] = – 234.505,72 (Nghìn đồng).

(c) Ảnh hưởng của nhân tố chi phí ngoài sản xuất đơn vị (cn).

∆ lcn = – [70.461 × (+ 0,13) + 4.587 × (+ 1,30) + 128.258 × (+ 0,22) + 89.863 × (+ 0,28)] = – 68.171,96 (Nghìn đồng).  Tổng hợp sự ảnh hưởng của các nhân tố.

∆L = [(– 22.061,03) + (+ 2.703,43) + (+ 948.760,36)

 Nhận xét:

Từ bảng số liệu và kết quả phân tích trên, nếu ta so sánh giữa năm 2009 và năm 2008, thì lợi nhuận tiêu thụ của 4 chủng loại sản phẩm của Công ty đã tăng 626.725,08 nghìn đồng. Việc tăng lợi nhuận đó sẽ phản ánh thành tích chủ quan của Công ty đối với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn này. Tuy nhiên, để có cơ sở đánh giá chính xác hơn về tình hình lợi nhuận và đánh giá về những thành tích hay nhược điểm chủ quan của doanh nghiệp, điều cần thiết là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đó.

Kết quả từ phân tích ảnh hưởng các nhân tố đã cho thấy: Nhân tố khối lượng tiêu thụ của 4 loại sản phẩm năm 2009 giảm 7,27 %, vì thế đã làm cho lợi nhuận tiêu thụ năm 2009 giảm 22.061,03 nghìn đồng so với năm 2008. Đây chính là nhược điểm chủ quan của Công ty, bởi con đường tốt nhất để nâng cao lợi nhuận chính là phải gia tăng nhanh khối lượng sản xuất và khối lượng tiêu thụ, nhưng đối với giai đoạn này Công ty vẫn chưa quản lý thật tốt tiến độ sản xuất và tiêu thụ hàng hóa của mình. Vì vậy tỉ lệ phần trăm thực hiện khối lượng tiêu thụ năm 2009 của Công ty chỉ đạt 92,73 % so với năm 2008.

Nhân tố tiếp theo ảnh hưởng đến sự biến động của lợi nhuận tiêu thụ đó là nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ. Việc thay đổi kết cấu sản phẩm của Công ty trong năm 2009 đã giúp cho lợi nhuận tiêu thụ tăng 2.703,43 nghìn đồng so với năm 2008. Điều này có thể nói cơ cấu sản xuất năm 2009 của doanh nghiệp là phù hợp hơn so với năm 2008. Công ty cần duy trì kết cấu sản phẩm này để sử dụng tối ưu nguồn lực sản xuất của mình.

Nhân tố thứ 3 ảnh hưởng đến chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp đó là nhân tố lãi lỗ đơn vị, nhân tố này giúp đã giúp cho lợi nhuận tiêu thụ năm 2009 tăng 646.082,68 nghìn đồng so với năm 2008. Cụ thể hơn là do nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm năm 2009 tăng so với năm 2008 làm cho lợi nhuận tăng 948.760,36 nghìn đồng. Đây là yếu tố khách quan từ sự biến động giá của thị trường và sự gia tăng lạm phát của nền kinh tế tạo ra, không phải là yếu tố chủ quan của doanh nghiệp mang lại.

và chi phí ngoài sản xuất đơn vị của doanh nghiệp đều làm cho lợi nhuận tiêu thụ giảm (lần lượt là giảm 234.505,72 và 68.171,96 nghìn đồng). Kết quả này phản ánh nhược điểm chủ quan của Công ty, phản ánh những nhược điểm trong công tác quản lý chi phí sản xuất và một phần nào đó là sự yếu kém trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.

Nhìn chung, bên cạnh những thành tích chủ quan thì kết quả phân tích còn phản ánh nhược điểm chủ quan của Công ty trong công tác quản lý chi phí, giá thành và hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, để có thể cải thiện khuyết điểm này và hoàn thành tốt nhiệm vụ doanh thu và lợi nhuận tiêu thụ, doanh nghiệp cần cải thiện yếu tố chất lượng trong công tác quản lý sản xuất cũng như công tác xúc tiến bán hàng…

Kế tiếp, Chuyên đề tiếp tục phân tích chỉ tiêu lợi nhuận tiêu thụ giai đoạn 2.  Giai đoạn 2009 – 2010

Từ số liệu ở bảng 2.7, ta có mức độ lãi lỗ đơn vị của từng sản phẩm và tổng lợi nhuận qua 2 năm là:

 Năm 2009: o L0A = 60,00 – 53,05 – 2,44 = + 4,51 (Nghìn đồng). o l0B =155,0 – 143,48 – 6,30 = +5,22 (Nghìn đồng). o l0C = 48,00 – 43,02 – 1,95 = + 3,03 (Nghìn đồng). o l0D = 40,00 – 36,15 – 1,62 = + 2,23 (Nghìn đồng). L0 = [70.461 × (+ 4,51) + 4.587 × (+ 5,22) +128.258 × (+ 3,03) + 89.863 × ( + 2,23 )] = 930.270,76 (Nghìn đồng).  Năm 2010: o l1A = 65,00 – 53,81 – 3,55 = + 7,64 (Nghìn đồng). o l1B =155,0 – 143,48 – 6,30 = +6,87 (Nghìn đồng). o l1C = 48,00 – 43,02 – 1,95 = + 4,85 (Nghìn đồng). o l1D = 40,00 – 36,15 – 1,62 = + 2,17 (Nghìn đồng). L1 = [49.223 × (+ 7,64) + 3.910 × (+ 6,87) +93.488 × (+ 4,85) + 67.461 × ( + 2,17 )] = 1.002.949,76 (Nghìn đồng). Tỉ lệ phần trăm thực hiện khối lượng tiêu thụ năm 2010:

10,745,267.16

Tt = ×100 = 73,15 %.

14,689,489.41  Đối tượng phân tích:

∆L = L1 – L0 = 1.002.949,76 – 930.270,76 = + 72.679,00 (Nghìn đồng).  Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:

(1) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm hàng hóa (Q):

∆LQ = [930.270,76 × 73,15 % – 930.270,76]

= 680.487,09 – 930.270,76 = – 249.783,68 (Nghìn đồng).

(2) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm (K) đến lợi nhuận:

∆LK = [49.233 × (+ 7,64) + 3.910 × (+ 6,87) + 93.488 × (+ 4,85)

+ 67.461 × (+ 2,17)] – 680.487,09 = – 4.719,73 (Nghìn đồng).

(3) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố lãi lỗ đơn vị (l)đến lợi nhuận:

∆ L(l) = 1.002.949,76 – 675.767,36 = + 327.182,41 (Nghìn đồng). Trong đó nhân tố lãi lỗ đơn vị sản phẩm (l) chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố:

(a) Ảnh hưởng của nhân tố giá bán đơn vị (P).

∆ lp = [49.233 × (+ 5,00) + 3.910 × (+ 25,00) + 93.488 × (+ 2,00) + 67.461 × (+ 5,00)] = + 868.142,04 (Nghìn đồng).

(b) Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán đơn vị (Gv).

∆ lGv = – [49.233 × (+ 0,75) + 3.910 × (+ 19,81) + 93.488 × (– 0,61) + 67.461 × (+ 4,22)] = – 342.382,90 (Nghìn đồng).

(c) Ảnh hưởng của nhân tố chi phí ngoài sản xuất đơn vị (cn).

∆ lcn = – [49.233 × (+ 1,12) + 3.910 × (+ 3,55) + 93.488 × (+ 0,78) + 67.461 × (+ 0,84)] = – 198.576,73 (Nghìn đồng).  Tổng hợp sự ảnh hưởng của các nhân tố.

∆L = [(–249.783,68) + (– 4.719,73) + (+ 868.142,04)

+ (– 342.382,90) + (– 198.576,73)] = + 72.679,00 (Nghìn đồng).  Nhận xét:

Từ kết quả phân tích, ta thấy lợi nhuận tiêu thụ của 4 chủng loại sản phẩm đã tăng 72.679,00 nghìn đồng so với năm 2009. Tuy nhiên, sự gia tăng đó chỉ bằng 11,60% so với giai đoạn 2008 – 2009 , điều này thể hiện sự biến động tăng của lợi nhuận tiêu thụ đang có xu hướng giảm dần từ năm 2008 cho đến nay. Vấn đề này được giải thích với kết quả phân tích ảnh hưởng các nhân tố ở trên.

Cụ thể là:

Nhân tố khối lượng tiêu thụ của 4 loại sản phẩm năm 2010 giảm 26,85 %, vì thế đã làm cho lợi nhuận tiêu thụ năm 2010 giảm 249.783,68 nghìn đồng so với năm 2009. Tại năm 2010, tỉ lệ phần trăm thực hiện khối lượng tiêu thụ của Công ty chỉ đạt 73,15 % so với năm 2009.

Nhân tố tiếp theo ảnh hưởng đến sự biến động của lợi nhuận tiêu thụ đó là nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ. Việc thay đổi kết cấu sản phẩm của Công ty trong năm 2010 đã làm cho lợi nhuận tiêu thụ giảm 4.719,73 nghìn đồng so với năm 2009. Điều này thể hiện cơ cấu sản xuất năm 2010 của Công ty không phù hợp hơn so với năm 2009.

Nhân tố thứ 3 ảnh hưởng đến chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp đó là nhân tố lãi lỗ đơn vị, nhân tố này đã giúp cho lợi nhuận tiêu thụ năm 2010 tăng 327.182,41 nghìn đồng so với năm 2009. Cụ thể hơn là do: nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm năm 2010 tăng so với năm 2009 làm cho lợi nhuận tăng 868.142,04 nghìn đồng, nhân tố giá vốn hàng bán đơn vị làm cho lợi nhuận tiêu thụ giảm 342.382,90 nghìn đồng và nhân tố chi phí ngoài sản xuất đơn vị của doanh nghiệp làm cho lợi nhuận tiêu thụ giảm 198.576,73 nghìn đồng.

Nhìn chung, lợi nhuận tiêu thụ của Công ty tăng phần lớn là do sự tăng lên của giá bán đơn vị sản phẩm. Các nhân tố khối lượng tiêu thụ, kết cấu sản phẩm, giá vốn hàng bán và chi phí ngoài sản xuất điều làm cho lợi nhuận tiêu thụ giảm. Đây chính là nhược điểm lớn nhất mà Công ty cần phải quan tâm và tìm biên pháp khắc phục trong thời gian sắp đến.

Để có thể đánh giá đầy đủ hơn về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Chuyên đề sẽ phân tích một số chỉ tiêu về tài chính giai đoạn 2008 – 2010.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản thừa thiên huế (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w