4. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi (%)
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 KẾT LUẬN
Qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần thủy sản Thừa Thiên Huế ta thấy: Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2008 – 2010 đang có dấu hiệu giảm sút.
Chỉ tiêu tổng doanh thu của Công ty liên tục giảm qua 3 năm. Năm 2008 tổng doanh thu của Công ty đạt gần 14,82 tỷ đồng. Đến năm 2009, chỉ tiêu này còn 14,72 tỷ đồng và sang năm 2010, tổng doanh thu của Công ty giảm xuống chỉ còn 11,71 tỷ đồng. Công tác quản lý và tổ chức hoạt động bán hàng của Công ty vẫn còn chưa tốt. Nguồn vốn của Công ty bị khách hàng chiếm dụng khá lâu (84,5 ngày) và chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty liên tục tăng, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty thấp. Trong năm 2010, với 1 đồng vốn được sử dụng Công ty chỉ có thể tạo ra 2,03 đồng doanh thu (giảm 4,28 lần so với năm 2008). Điều đó phần nào được giải thích là do doanh thu thuần của Công ty liên tục giảm qua các năm, trong khi đó nguồn vốn huy động thêm của Công ty lại gia tăng, dẫn đến tình trạng nhàn rỗi của nguồn vốn. Đó chính là mặt hạn chế, điểm yếu của Công ty trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Tuy nhiên, nếu đánh giá dưới góc độ hiệu quả mà Công ty đã đạt được, ta có thể nhận xét rằng: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2008 - 2010 đang có dấu hiệu tăng trưởng.
Chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty liên tục tăng qua 3 năm. Năm 2008, tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty chỉ đạt 133,04 triệu đồng. Đến năm 2009, chỉ tiêu này tăng lên đến 722,91 triệu đồng và tiếp tục tăng lên 776,69 triệu đồng ở năm 2010. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi của Công ty đều cao hơn so với mức trung bình chung của ngành. Trong năm 2010, với 100 đồng vốn sở hữu Công ty có thể thu được 39,06 đồng lợi nhuận. Vòng quay vốn cố định năm 2010 của Công ty lên đến 10,51 vòng và các chỉ tiêu khả năng thanh toán của Công ty khá cao. Đó chính là điểm mạnh, thành quả chủ quan mà Công ty có đạt được.
3.1 KIẾN NGHỊ
−
− Nhà nước, cần tiếp tục xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng và thông thoáng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh.
−
− Hỗ trợ ngân sách cho hoạt động kiểm tra của cơ quan Nhà nước, giảm bớt gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp. Ngoài ra, cũng sẽ có những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp hội viên áp dụng thực sự hiệu quả các hệ thống đảm bảo an toàn thực phẩm như HACCP, SSOP, GMP.
−
− Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại hổ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu thị trường và cung cấp thông tin.
−
− Tổ chức nhiều cuộc giao lưu, triển lãm và các buổi hội chợ để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp tại địa phương, trong nước đến người tiêu dùng của ngoài tỉnh và trên thế giới.
−
− Nghiên cứu và quy hoạch cụ thể cho ngành nuôi trồng để đáp ứng tối đa nhu cầu nguyên liệu cho các doanh nghiệp thủy sản.
Đối với Công ty
−
− Xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên có năng lực cao nắm bắt và phản ứng nhanh trước sự thay đổi của thị trường.
−
− Kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng khâu đầu vào và đầu ra của sản phẩm. −
− Nâng cao chất lượng sản phẩm, quản lý tốt dư lượng chất kháng sinh trong hàng hóa, tạo uy tín đối với đối tác và khách hàng.
−
− Xây dựng thương hiệu chung cho một số sản phẩm và tập trung nguồn lực để đẩy mạnh công tác quảng bá phát triển thị trường.
−
− Tăng cường hoạt động marketing quảng bá thương hiệu, tạo mối quan hệ tốt với khách hàng, mở rộng thị phần ở các thị trường tiềm năng khác nhằm gia tăng doanh thu cho Công ty.
−
− Xây dựng chính sách tiếp thị sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất. −
− Xây dựng website riêng của Công ty để có thể giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng nhanh chóng hơn.