II. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh:
2. Phương pháp so sánh
3.4. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh
Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, mục tiêu cuối cùng là tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ảnh hiệu quả của toàn bộ quá trình
hoạt động kinh doanh của đơn vị, nó được xác định bằng chênh lệch giữa phần giá trị đơn vị thực hiện được trong kỳ và toàn bộ chi phí tương xứng để tạo nên giá trị đó, nó được thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh của đơn vị trong một kỳ kế toán. Khi đơn vị hoạt động càng có hiệu quả thì lợi nhuận thu được càng nhiều. Nhưng có thể sẽ sai lầm nếu chỉ căn cứ vào sự tăng lên hay giảm đi của lợi nhuận mà đánh giá hoạt động của đơn vị là tốt hay xấu, mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với phần giá trị đã thực hiện được, với tài sản, với vốn chủ sở hữu bỏ ra… thì mới có thể đánh giá được chính xác hơn hiệu quả của toàn bộ hoạt động cũng như từng mặt hoạt động.
3.4.1. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
3.4.1.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Bảng 5: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty qua 3 năm
Năm
2008 2009 2010 1. Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 11.030,39 13.445,68 8.557,96 2. Doanh thu thuần Triệu đồng 345.057,25 332.429,54 443.941,63
3. ROS=(1)/(2) % 3,19 4,04 1,93
Qua bảng trên cho ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2008 là 3,19% nghĩa là cứ một đồng doanh thu mà Công ty bỏ ra thì Công ty thu về được 0,0319 đồng lợi nhuận. Qua năm 2009 thì chỉ tiêu này tăng lên 4,04% tương ứng tăng 0,85% so với năm 2008, nguyên nhân của sự gia tăng tỷ suất lợi nhuận vào năm 2009 là do lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng, trong khi đó doanh thu giảm, các khoản mục chi phí giảm mạnh, dẫn đến lợi nhuận của Công ty tăng. Đến năm 2010 thì chỉ tiêu này giảm còn 1,93%, tương ứng giảm so với năm 2009 2,11%, nghĩa là cứ một đồng doanh thu chỉ thu về được 0,0193 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân của sự giảm mạnh này là do lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm trong khi đó doanh thu lại tăng mạnh, các khoản mục chi phí gia tăng quá lớn. Đây là một kết quả chưa tốt mặc dù vậy nhưng công ty vẫn kinh doanh có hiệu quả, vẫn duy trì được lợi nhuận của mình. Với kết quả như thế, đòi hỏi công ty cần phải phát huy hơn nữa để tạo lợi nhuận tốt hơn cho những kỳ kinh doanh sau.
Tóm lại nguyên nhân chính dẫn đến chỉ tiêu này của Công ty giảm mạnh vào năm 2010 đó là do chi phí của Công ty phải bỏ ra quá lớn dẫn đến lợi nhuận giảm, trong khi đó doanh thu vẫn tăng đều qua các năm. Chính vì vậy Công ty cần phải có những biện pháp tốt trong công tác quản lý chi phí, để làm giảm chi phí một cách thấp nhất từ đó có thể nâng cao lợi nhuận.
3.4.1.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh và sức sản xuất của một đồng vốn
Bảng 6: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
Năm
2008 2009 2010 1. Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 11.030,39 13.445,68 8.557,96
2. Doanh thu thuần Triệu đồng 345.057,25 332.429,54 443.941,63
3. Vốn kinh doanh Triệu đồng 89.209,44 126.843,14 146.359,86
4. Tỷ suất lợi nhuận trên
vốn kinh doanh: (1)/(3) % 12,34 10,60 5,85 5. Sức sản xuất một đồng
vốn: (2)/(3) Lần 3,87 2,62 3,03
Qua bảng trên cho ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của Công ty có xu hướng giảm qua 3 năm, cụ thể năm 2008 tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh là 12,34%, năm 2009 là 10,60%, năm 2010 là 5,85%. Điều này nói lên rằng Công ty sử dụng nguồn vốn kinh chưa hiệu quả, nguyên nhân là do vốn kinh doanh có tốc độ tăng nhanh trong khi đó lợi nhuận có tốc độ giảm mạnh.
Công ty đã có sự cố gắng rất nhiều trong việc sử dụng và quản lý vốn kinh doanh của mình. Tuy nhiên, hiệu quả thu được chưa tốt, công ty cần phải chủ động nguồn vốn hơn trong những chu kỳ kinh doanh kế tiếp.
Năm 2008 cứ một đồng vốn kinh doanh tạo ra được 3,87 đồng doanh thu, năm 2009 cứ một đồng vốn kinh doanh thì tạo ra được 2,62 đồng doanh thu, năm 2010 cứ một đồng vốn kinh doanh tạo ra được 3,03 đồng doanh thu. Mặc dù vậy sức sản xuất của một đồng vốn kinh doanh của Công ty vẫn chưa cao so với các doanh nghiệp cạnh tranh cùng ngành nghề. Chính vì vậy Công ty cần phải nâng cao sức sản xuất của một đồng vốn trong các năm kế tiếp.
3.4.1.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Bảng 7: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm
1. Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 11.030,39 13.445,68 8.557,96
2. Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 32.385,81 54.301,62 60.413,43
3. ROE: (1)/(2) % 34,06 24,76 14,17
Tỷ số (ROE) là tỷ số đo lường khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty trong 3 năm có xu hướng giảm. Năm 2004 ROE của Công ty rất cao đạt 34,06% nghĩa là cứ 100 đồng vốn bỏ ra Công ty sẽ thu về được 34,06 đồng lợi nhuận. Đến năm 2009 thì ROE của Công ty giảm còn 24,76%, nghĩa là cứ bỏ ra 100 đồng vốn thì thu về được 24,76 đồng lợi nhuận. Và năm 2010 thì ROE giảm mạnh chỉ còn 14,17%, điều này là do lợi nhuận của Công ty năm 2010 giảm mạnh, mặc dù vốn đầu tư vẫn tăng.
Chỉ số này biểu thị khả năng đạt được mức doanh lợi trên mức đầu tư vào công ty. Chính vì vậy Công ty cần phải quan tâm đến chỉ tiêu này nhiều hơn để có thể kêu gọi đầu tư, liên doanh liên kết. Nếu chỉ tiêu này mà có xu hướng giảm mạnh thì tỷ lệ đầu tư vào Công ty sẽ thấp hơn.