II. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh:
2. Phương pháp so sánh
3.4.2. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn
Bảng 8: Hiệu quả sử dụng vốn
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm
2008 2009 2010 1. Doanh thu thuần Triệu đồng 345.057,25 332.429,54 443.941,63
2. Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 11.030,39 13.445,68 8.557,96
3. Tổng tài sản Triệu đồng 89.209,44 126.843,14 146.359,86
4.Vòng quay tổng tài
sản: (1)/(3) Vòng 3,86 2,62 3,03 5. Tỷ suất lợi nhuận trên
tổng tài sản ROA: (2)/(3) % 12,36 10,60 5,85
Qua bảng trên ta thấy vòng quay tổng tài sản có xu hướng biến động không đều, vòng quay tổng tài sản cao nhất là năm 2008, năm 2009 giảm 1,24 vòng so với năm 2008 và năm 2010 tăng 0,41 vòng so với năm 2009. Tuy nhiên sự biến động này là không nhiều, điều này chứng tỏ Công ty sử dụng hợp lý toàn bộ tài sản hiện có. Năm 2010 vòng quay tổng tài sản đạt 3,03 vòng, điều này chứng tỏ năm 2010 Công ty sử dụng vốn có hiệu quả hơn so với năm 2009. Tuy vậy qua 3 năm thì tình hình chung là cứ 1 đồng vốn bỏ ra thì Công ty thu về hơn 1 đồng lợi nhuận.
So với năm 2004 thì 2 năm 2005 và 2006, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của công ty giảm rất nhiều hay khả năng sinh lợi của vốn đầu tư càng thấp. Năm 2004 biểu hiện
khả năng sinh lời tốt, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cao nhất trong 3 năm, cho thấy việc sử dụng tài sản có hiệu quả. Hai năm tiếp theo, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản giảm, biểu hiện khả năng sinh lời giảm. Nguyên nhân là do công ty sử dụng nguồn vốn lưu động mua sắm tài sản cố định, xây dựng nhà xưởng... Trong giai đoạn này, công ty đang chú trọng mở rộng quy mô, xây dựng mới nhiều công trình... nên chưa phát huy hiệu quả sử dụng tài sản và chưa tạo nhiều lợi nhuận cho công ty.
3.4.3. Hiệu quả sử dụng chi phí
Bảng 9: Hiệu quả sử dụng chi phí
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm
2008 2009 2010 1. Doanh thu thuần Triệu đồng 345.057,25 332.429,54 443.941,63
2. Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 11.030,39 13.445,68 8.557,96
3. Tổng chi phí Triệu đồng 489.778,5 326.244,9 438.815,3
4. Hiệu suất sử dụng chi
phí: (1)/(3) Lần 0,70 1,02 1,01 5. Doanh lợi trên chi phí
kinh doanh: (2)/(3) % 2,25 4,12 1,95
Qua bảng trên cho thấy hiệu suất sử dụng chi phí có xu hướng tăng lên qua 3 năm. Năm 2008 cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu về được 0,70 đồng doanh thu, năm 2009 cứ bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu về được 1,02 đồng doanh thu, và năm 2010 cứ bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu về được 1,01 đồng doanh thu. Điều này chứng tỏ Công ty đã phát huy hiệu quả sử dụng chi phí qua mỗi năm. Mặc dù vậy Công ty cần có biện pháp làm giảm chi phí một cách tối đa và làm tăng doanh thu cao hơn nữa trong các kỳ kinh doanh tiếp theo.
Qua 3 năm doanh lợi trên chi phí biến đổi không đều, điều này là do tổng chi phí qua 3 năm có sự biến đổi không đồng đều, năm 2008 doanh lợi trên chi phí là 2,25%, đến năm 2009 tăng lên 4,12% và vào năm 2010 thì doanh lợi trên chi phí giảm xuống còn 1,95%.
3.5. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán3.5.1. Phân tích tình hình công nợ của công ty 3.5.1. Phân tích tình hình công nợ của công ty
Bảng 10: Vòng luân chuyển các khoản phải thu
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm
2008 2009 2010 1. Doanh thu thuần Triệu đồng 345.057,25 332.429,54 443.941,63
2. Số dư bình quân các
khoản phải thu Triệu đồng 20.485,88 39.544,94 46.560,16 3. Vòng quay các khoản
phải thu: (1)/(2) Vòng 16,84 8,41 9,53
Qua 3 năm số vòng quay các khoản phải thu có xu hướng giảm, điều này chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là chậm. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu là cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của các khoản phải thu. Qua 3 năm thì số dư bình quân các khoản phải thu có xu hướng tăng dẫn đến việc tiền hàng của Công ty bị chiếm dụng khá lâu, việc này ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn của Công ty. Năm 2009 số vòng quay các khoản phải thu của Công ty giảm 8,43 vòng, cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu chậm. Năm 2010 vòng quay các khoản phải thu của Công ty có tăng nhưnq không đáng kể, tăng 1,12 vòng, điều này là tốt đối với Công ty,cho thấy Công ty đã từng bước nâng cao khả năng thu hồi các khoản phải thu.
3.5.1.2. Kỳ thu tiền bình quân
Bảng 11: Kỳ thu tiền bình quân
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm
2008 2009 2010 1. Các khoản phải thu bình quân Triệu đồng 20.485,88 39.544,94 46.560,16
2. Doanh thu Triệu đồng 345.064,44 332.434,28 443.948,85
3.Doanh thu bình quân 1 ngày
(2)/365 Triệu đồng 945,38 910,78 1.216,29 4. Kỳ thu tiền bình quân (1)/(3) Ngày 22 43 38
Năm 2009 kỳ thu tiền bình quân tăng 21 ngày so với năm 2008, điều này chứng tỏ Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn khá lâu. Vì vậy công ty cần phải yêu cầu khách hàng thanh toán tiền hàng càng sớm càng tốt. Công ty mà thu hồi được tiền hàng sớm thì hiệu quả sử dụng vốn sẽ tăng cao. Năm 2010 thì kỳ thu tiền bình quân giảm 5
ngày so với năm 2009, điều này cho thấy việc thu hồi nợ của Công ty đã được cải thiện một phần nào đó rồi.
3.5.1.3. Tỷ lệ tự tài trợ và tỷ lệ nợ
Bảng 12: Tỷ lệ tài trợ và tự tài trợ
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm
2008 2009 2010 1. Nguồn vốn chủ sở hữu Triệu đồng 32.385,81 54.301,62 60.413,43
2. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 89.209,44 126.843,14 146.359,86
3. Nợ phải trả Triệu đồng 56.823,64 72.541,53 85.946,42
4. Tỷ lệ tự tài trợ (1)/(2) Lần 0,36 0,43 0,41
5. Tỷ lệ nợ (3)/(2) Lần 0,64 0,57 0,59
Tỷ lệ tự tài trợ ở Công ty Cổ phần Hương Thuỷ có xu hướng tăng lên qua 3 năm. Năm 2008 tỷ lệ tự tài trợ là 0,36 lần, nghĩa là trong 1 đồng vốn hoạt động thì có 0,36 đồng vốn chủ sở hữu. Năm 2019 tỷ lệ tự tài trợ là 0,43 lần, thì cứ trong 1 đồng vốn kinh doanh có 0,43 đồng vốn chủ sở hữu và năm 2010 là 0,41 đồng.
Qua 3 năm tỷ lệ nợ của Công ty ít biến động, năm 2008 tỷ lệ nợ là 0,64 lần, năm 2009 giảm xuống còn 0,57 lần, và năm 2010 là 0,59 lần. Tỷ lệ nợ cao là một biểu hiện xấu cho các chủ nợ nhưng là thuận lợi cho công ty. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng mang lại sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng thuận lợi hay khó khăn tùy thuộc vào khả năng sinh lời của đồng vốn sử dụng. Nếu công ty sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả thì nó sẽ sinh lời rất cao, ngược lại nếu bị rủi ro thì rất nguy hiểm. Với tỷ lệ nợ như vậy thì công ty cũng có thể gặp khó khăn trong việc huy động vốn khi có nhu cầu.
3.5.2. Khả năng thanh toán
Bảng 13: Khả năng thanh toán
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm
2008 2009 2010 1. Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 41.503,85 64.779,86 69.662,67
2. Hàng tồn kho Triệu đồng 13.553,03 12.982,95 21.182,78
3. Nợ ngắn hạn Triệu đồng 45.403,76 64.252,29 74.076,08
4. Khả năg thanh toán
hiện thời (1)/(2) Lần 3,06 4,98 3,29 5. Khả năng thanh toán
Tỷ lệ thanh toán hiện thời là thước đo có thể trả nợ của công ty, nó chỉ ra phạm vi, qui mô và các yêu cầu của chủ nợ được trang trải bằng các tài sản lưu động có thể chuyển đổi bằng tiền trong thời hạn phù hợp với hạn trả.
Chỉ tiêu này là thước đo khả năng trả nợ của công ty. Nó thể hiện khả năng trả ngay những món nợ tới hạn theo yêu cầu của chủ nợ. Phần tài sản của công ty dùng để trả những
khoản nợ tới hạn là các khoản tiền như tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu…
Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn năm 200 là 4,98 lần, nghĩa là nghĩa là có 4,98 đồng tài sản lưu động tính cho 1 đồng nợ ngắn hạn phải trả, so với năm 2008 thì cao hơn 1,92 lần, so với năm 2010 thì cao hơn 1,69 lần. Như vậy, trong 3 năm thì năm 2009 là năm mà Công ty có khả năng thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. Nhưng tỷ lệ thanh toán hiện 3 năm của Công ty quá cao cho nên Công ty khó có thể quản lý được các tài sản lưu động của mình.
Qua 3 năm thì tỷ lệ thanh toán nhanh biến động không đều và năm nào cũng thấp hơn tỷ lệ thanh toán hiện hành. Nguyên nhân là do công ty bị khách hàng chiếm dụng một lượng vốn khá lớn và hàng tồn kho có giá trị tương đối cao. Với tỷ số thanh toán thấp như vậy thì thật đáng lo ngại cho công ty trong việc thanh toán nợ.
Chương IV
Một số biện pháp nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hương Thuỷ
Qua phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hương thuỷ, nhìn chung Công ty đã đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó Công ty vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại là ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty. Để khắc phục những vấn đề còn hạn chế, cũng như phát huy được những mặt tích cực góp phần tăng lợi nhuận của công ty, sau đây xin đưa ra một số giải pháp để giải quyết vấn đề.
4.1. Tăng doanh thu
Qua phân tích cho ta thấy rằng doanh thu của Công ty biến động không đồng đều qua 3 năm. Năm 2009 giảm so với năm 2008 nhưng năm 2010 thì doanh thu lại tăng mạnh so với năm 2009. Điều này cho thấy doanh thu của Công ty chịu ảnh hưởng chủ yếu của sản lượng hàng bán ra. Là một doanh nghiệp thương mại nên hàng hoá của Công ty chủ yếu là lấy từ nhà cung cấp, cho nên doanh thu của Công ty cũng phụ thuộc vào chất lượng hàng hoá mà nhà cung cấp bán cho Công ty. Chính vì vậy Công ty cần phải chú tâm đến việc yêu cầu nhà cung cấp bán cho doanh nghiệp mình hàng hoá đảm bảo đầy đủ yêu cầu về chất lượng.
Công ty cần phải bán hàng đúng với chất lượng mà thị trường yêu cầu, nâng cao năng lực phục vụ khách hàng. Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, nhưng phải đảm bảo về mặt chất lượng hàng hoá.
Giới thiệu sản phẩm mà Công ty đang bán đến với khách hàng nhiều hơn nữa. Thiết lập một trang Web riêng của Công ty, và trên đó đưa hình ảnh doanh nghiệp và các sản phẩm mà Công ty đang kinh doanh lên, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tham khảo, và qua đó khách hàng có thể đặt hàng trực tiếp qua trang Web này, tạo thêm một phần doanh thu bán hàng cho Công ty.
4.2. Tiết kiệm chi phí
Chi phí của Công ty có xu hướng tăng qua 3 năm, đó là một điều không tốt làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Giá vốn hàng bán là một khoản mục chi phí ảnh
hưởng rất lớn đến chi phí cua Công ty, Chính vì vậy Công ty cần phải lựa chọn nhà cung cấp có giá thành thấp nhất nhưng vẫn phải đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và kỹ thuật của sản phẩm. Tăng cường công tác quản lý chi phí, xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên một cách chuyên nghiệp, phong cách làm việc hiện đại, phát triễn nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực trẻ có trình độ cao, không ngừng nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên. Mặt khác cần quan tâm đến tình hình hoạt động bên trong của công ty mối quan hệ tốt đẹp giữa cấp trên và cấp dưới và tạo ra sự công bằng giữa công nhân viên trong Công ty, khen thưởng và xử phạt hợp lý, để tạo ra không khí làm việc tốt góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
Xây dựng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, nhằm giảm chi phí bán hàng của Công ty. Có hệ thống kênh phân phối ngắn gọn đến tận tùng đối tượng khách hàng. Đổi mới bộ máy quản lý trong Công ty, bộ máy quản lý càng đơn giản càng tốt. Nâng cao ý thức tiết kiệm tài sản của Công ty trong từng cán bộ công nhân viên, tiết kiệm chi phí điện nước, điện thoại,…
4.3. Tăng lợi nhuận
Đối với bất kỳ một đơn vị sản xuất kinh doanh nào, lợi nhuận chính là mục đích cuối cùng mà họ phải đạt được. Lợi nhuận của công ty qua 3 năm đều giảm. Do đó cần phải có các biện pháp nâng cao lợi nhuận của Công ty:
- Tăng doanh số bán hàng bằng cách có nhiều chương trình khuyến mãi hay khuyến khích nhân viên bán hàng, bán càng nhiều thì có thêm tỷ lệ hoa hồng thích hợp.
- Phân bố cơ cấu hàng hoá một cách hợp lý. - Kiểm soát biến động tỷ giá hối đoái.
- Thiết lập một kênh thu mua hàng hoá cho riêng mình, lấy hàng hoá từ những nhà cung cấp có uy tín, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường sự phục vụ đối với khách hàng . - Điều chỉnh giá bán một cách phù hợp với thị trường.
4.4. Một số giải pháp khác
- Không nên dự trữ tiền mặt quá ít vì sẽ không đảm bảo khả năng chi tiêu và giải quyết những nhu cầu cần thiết.
tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu nhưng phải đảm bảo mối quan hệ tốt với khách hàng và giữ chân khách hàng.
- Tăng suất sinh lợi của tài sản, và vòng quay của tổng tài sản, từ đó ngày càng làm tăng lợi nhuận cuả Công ty.
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Các doanh nghiệp hiện nay đang kinh doanh trong một môi trường đầy biến động. Yêu cầu của khách hàng về những mặt hàng mà Công ty kinh doanh là hết sức khắc khe. Nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều. Chính vì vậy Doanh nghiệp cần phải có những chiến lược phì hợp để có thể đương đầu với những trở ngại mà doanh nghiệp gặp phải. Công ty Cổ phần Hương Thuỷ cũng vậy, là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu của đời sống nên có nhiều đối thủ cạnh tranh. Khách hàng của Công ty ngày càng nhiều, da dạng, chính vì vậy Công ty đã luôn có những cố gắng trong việc đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của khách hàng, có những chiến lược giúp doanh nghiệp ngày càng phát triễn. Bên cạnh đó Công ty cũng gặp phải một số khó khăn trong kinh doanh, như: lạm phát, biến động của giá cả vật liệu, biến động của tình hình xăng dầu thế giới. Cho nên Công ty cần phải nghiên cứu kỹ tình hình thị trường trong nước cũng như những biến động của thị trường thế giới, để từ đó có những giải pháp cho phù hợp với tình hình kinh doanh chung.
II. Kiến nghị
1. Đối với cơ quan có thẩm quyền
Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy doanh nghiệp phát triễn, mỗi khi có sự biến động trong nền kinh tế thì Nhà nước can thiệp ngay để có thể ổn định tình hình của thị trường. Do đó tôi xin có một số kiến nghị sau đối với cơ quan Nhà nước ở địa bàn tỉnh:
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triễn và kinh doanh ngành nghề đã đăng ký với cơ quan Nhà nước.
- Có trách nhiệm ổn định giá cả thị trường, nghiêm khắc phạt những doanh nghiệp đầu cơ trục lợi ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác.
- Có chính sách tạo điều kiện để doanh nghiệp thu hút vốn đầu từ từ bên ngoài vào địa bàn tỉnh.
- Tạo môi trường cạnh tranh công bằng đối với mọi doanh nghiệp.