Trong quá trình cơ giới hóa nông nghiệp, đặc biệt là cơ giới hóa khâu làm đất thì vấn đề chăm sóc, cung ứng phụ tùng, sửa chữa và bảo quản máy móc, công cụ sản xuất là hết sức cần thiết. Nó ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng làm đất. Mục đích chính chăm sóc là giữ gìn máy luôn luôn ở tình trạng kỹ thuật ổn định trong suốt thời gian sử dụng. Việc chăm sóc kỹ thuật tiến hành theo kíp hoặc ca vào lúc đầu thời gian làm việc và vào cuối kíp. Khi hết thời vụ, tiến hành chăm sóc sau vụ, gồm cả việc chuẩn bị máy trước khi vào bảo quản. Việc chăm sóc kỹ thuật hàn kíp cho máy làm đất được tiến hành song song với chăm sóc kỹ thuật cho máy kéo.
Trong quá trình hoạt động, người điều khiển phải thường xuyên kiểm tra máy móc, nếu phát hiện hỏng hóc phải dừng hoạt động ngay để có biện pháp sửa chữa kịp thời, tránh hư hỏng nặng.
- Ở mỗi địa phương nên thành lập xưởng sửa chữa máy móc, mỗi thôn phải có ít nhất một xưởng sửa chữa để đáp ứng nhu cầu sửa chữa máy nông nghiệp trong địa phương và các vùng lân cận.
- Toàn huyện nên có một số hộ kinh doanh các loại vật tư, phụ tùng máy kéo và máy nông nghiệp để kịp thời phục vụ cho các hộ sử dụng máy làm đất.
- Thường xuyên theo giỏi sự hoạt động của các xưởng sửa chữa để kiểm tra chất lượng công việc, cần có các chính sách bồi dưỡng, đào tạo công nhân trong các lĩnh vực cơ khí nông nghiệp.