- Các cán bộ quản lý kỹ thuật từ xã đến huyện phải có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao. Phải có chính sách ưu đãi với đội ngũ cán bộ có trình độ lỹ thuật tốt, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho các cán bộ địa phương để họ nắm bắt các kỹ thuật mới, công nghệ mới, từ đó áp dụng cơ giới hóa có hiệu quả lớn vào địa phương họ đang quản lý.
- Các ban ngành liên quan cần nắm rõ tình hình trang bị sử dụng máy móc nông nghiệp, nhất là máy làm đất nhằm hướng dẫn cho bà con nông
dan biết và trang bị với quy mô, đặc điểm ruộng đất của từng vùng, từng địa phương. Cán bộ kỹ thuật phải thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện , tập huấn cho nông dân biết cách sử dụng, bảo quản hợp lý các loại máy móc để họ biết và dụng các loại máy đó với công suất tối đa, tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, chi phí nhiên liệu, từng bước hạ thành giá phẩm. Tập huấn các biện pháp phòng tránh các tai nạn xảy ra trong quá trình vận hành các náy móc cho người lao động.
- Từ xã đến huyện phải có lịch sản xuất rõ ràng và đặc biệt quan trọng là khâu làm đất sản xuất lúa để đảm bảo thời vụ, chủ động được nguồn nước tưới tiêu cho sản xuất.
- Mở rộng địa bàn hoạt động cho các chủ máy sang một số vùng lân cận, nâng cao hệ số thời gian làm việc của máy bằng cách kết hợp máy cày với các máy xay xác, máy chế biến thức ăn chăn nuôi.
- Nắm rõ tình hình hoạt động và số lượng các xưởng sửa chữa để có biện pháp khắc phục kịp thời khi có sự cố hoặc hư hỏng máy móc bất thường, đảm bảo cho máy làm việc an toàn, phát huy hiệu quả và không ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất lúa.
- Phòng nông nghiệp cần tăng cường hỗ trợ cán bộ khuyến nông, khuyến nông cho các xã nhằm cung cấp kịp thời kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp, cung cấp thông tin về các loại máy móc, thông báo những loại máy móc có trên thế giới phù hợp với điều kiện sản xuất của nước ta hiện nay, những loại máy nào không đảm bảo kỹ thuật hoặc lạc hậu để nông dân biết mà có kế hoạch mua sắm.