NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CƠ GIỚI HÓA KHÂU LÀM

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP kỹ THUẬT để PHÁT TRIỂNCƠ GIỚI hóa KHÂU làm đất TRỒNG cây lúa NƯỚCCỦA HUYỆN PHONG điền, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 49)

KHÂU LÀM ĐẤT CÂY LÚA NƯỚC TRONG ĐỊA BÀN HUYỆN. 4.7.1. Giải pháp về chính sách.

4.7.1.1 Chính sách đất đai.

Chính sách đất đai của nhà nước trong những năm vừa qua đã đảm bảo cho nông dân đều có đất để cày cấy. Đất đai được chia theo số nhân khẩu trong gia đình. Chính sách đó có ưu điểm là phân chia ruộng đất cho đến từng hộ gia đình nhưng mà việc áp dung cơ giới hóa vào sản xuất có nhiều hạn chế. Phần lớn ruộng đất bị manh mún do phân chia nhỏ lẻ, nó chỉ áp dụng phương pháp thủ công hoặc nửa thủ công, nửa cơ giới. Để khắc phục những hạn chế trên nhà nước ta đã có những biện pháp dồn điền đổi thửa 20 năm một lần nhằm hạn chế chia nhỏ ruộng đất nhưng mà hiệu quả chưa được cao vì vậy cần phải đưa ra những biện pháp kịp thời và hiệu quả hơn nửa để tăng được khả năng áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản xuất.

Biện pháp “dồn điền đổi thửa” đã được huyện áp dụng rộng rãi trên toàn địa bàn huyện với mục tiêu:

- Giảm số lượng thửa cho mỗi hộ, tăng diện tích thửa, phấn đấu mỗi hộ chỉ còn 1 – 2 thửa, trường hợp đặc biệt 3 thửa trên mỗi hộ, diện tích thửa 500m2 trở lên.

- Thành lập quỹ công ích khoảng 5% được quy thành từng vùng tập trung

- Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng, quy hoạch lại đồng ruộng, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh.

- Chuyển đổi vùng lúa năng suất thấp sang canh tác các lĩnh vực khác có hiệu quả hơn như nuôi trồn thủy, hải sản, trồng rau màu…

4.7.1.2. Chính sách lao động việc làm.

Có thể nói vấn đề công nghiệp hóa nông nghiệp ở nước ta hiện nay vẫn đang trong tình trang mâu thuẩn giữa yêu cầu hiện đại hóa với lượng lao động dư thừa quá lớn ở nông thôn. Nếu không giải quyết được mâu thuẩn này thì dù chủ trương có đúng đắn cũng không đi vào thực tế được. Lấy ví dụ, nếu lao động thủ công thì cần 300 công/ ha, nhưng nếu làm bằng máy thì chỉ cần 50 lao động sống, như vậy 250 công còn lại thì không có việc làm.

Đây là nguyên nhân chính giải thích vì sao nhiều hoạt động nông thôn ở nước ta hiện nay vẫn chấp nhận phương án làm ăn “ lấy công làm lãi’. Cho nên chừng nào chưa tạo được việc làm phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn thì cơ giới hóa nông nghiệp nói chung và cơ giới hóa làm đất lúa nói riêng khó phát triển. Vì vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn lúc này không chỉ đơn thuần không chỉ là cơ giới hóa mà quan trọng hơn là phải đẩy mạnh, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ ở nông thôn để chuyển đổi cơ cấu lao động sang phi nông nghiệp hoặc nông nghiệp nhưng chăn nuôi là chính. Có thể tóm, tắt các giải pháp như sau:

- Giải quyết nhanh các lao động dư thừa khi áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp.

- Đẩy mạnh hoạt động thương mại, dịch vụ, phát triển các ngành nghề sản xuất truyền thống.

- Tăng cường đào tạo công nhân để giải quyết tình trạng thừa thầy, thiếu thợ, giúp họ tìm được việc ở các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp.

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động sang các nước đang thiếu lao động.

4.7.1.3. Xây dựng giao thông.

Giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay của nước ta là thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước phát triển vững chắc theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để đặt nền móng cho sự phát triển chung cho đất nước thì đòi hỏi phải có một cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt. Trong đó mạng lưới giao thông nói chung và giao thông đường bộ nói riêng giữ một vị trí hết sức quan trọng. Cùng với các loại hình giao thông vận tải, giao thông đường bộ chiếm một tỉ lệ lớn và rất cần thiết, nó là cầu nối huyết mạch và là phương tiện để vận chuyển hàng hóa, giao lưu văn hóa, kinh tế giữa các nước trong khu vực và các quốc gia trên thế giới.

Xuất phát từ những tính chất quan trọng của hệ thống giao thông, bên cạnh việc xây dựng giao thông trong khu dân cư, đô thị thì việc xây dựng giao thông nội đồng là cực kỳ quan trọng và rất cần thiết nếu chúng ta muốn cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp. Không thể đưa các loại máy móc vào đồng ruộng để canh tác nếu hệ thống giao thông không đảm bảo, từ các máy làm đất đến các máy thu hoạch và phương tiện vận chuyển lúa.

Do đó, phải quan tâm chú trọng xây dựng một hệ thống giao thông nói chung và giao thông nội đồng nói riêng phải thật hoàn chỉnh, đồng bộ để có thể áp dụng các loại máy móc, thiết bị sản xuất hiện đại vào phục vụ sản xuất nông nghiệp một cách hiệu quả và khoa học.

4.7.1.4. Xây dựng hệ thống thủy lợi.

Hệ thống thủy lợi có ảnh hưởng lớn đến việc canh tác nông nghiệp nói chung và càng ảnh hưởng lớn hơn khi đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất.

Nó đóng vai trò vừa tưới vừa tiêu khi cần thiết. Do đó, xây dựng hệ thống thủy lợi có quy mô là vô cùng quan trọng.

Nhìn chung, hệ thống kênh mương của huyện Phong Điền đã được quan tâm và xây dựng đúng mức. Nhiều nhánh sông và hồ chứa cung cấp nước cho nông nghiệp đã được khai thác, xây dựng và hoạt động có hiệu quả rõ rệt. Các xã trong huyện đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng hệ thống kênh mương theo quy hoạch cụ thể. Kênh mương chính phần lớn đã được bê tông hóa. Việc xây dựng các kênh mương đúng kỹ thuật là rất cần thiết. Kích thước của mương tưới và mương tiêu 1, 2, 3 được xác định căn cứ vào địa hình, chất đất và yêu cầu lượng nước cần tưới tiêu. Hiện nay khoảng cách mương cấp 3 vùng đồng bằng là 100 – 200 m, vùng trung du là 50 – 100 m. Kích thước của bờ thửa, bờ khoảng, bờ vùng, bờ mặt đê mương phải đủ lớn cộng với đường giao thông trên đồng lúa phải đáp ứng được hoạt động và sự đi lại của máy móc.

Bên cạnh đó những cái đã làm được cần phát huy, một số hạn chế vẫn còn tồn tại. Tuy hiện nay hầu hết các xã trên địa bàn đã được đầu tư xây dựng nhưng vẫn còn tồn tại vấn đề kinh phí xây dựng còn hạn chế, làm giảm tiến độ thi công. Bên cạnh đó , một số một số loại súc vật như trâu, bò của người dân chăn thả tự do, Phong Điền là huyện thường xuyên xảy ra lũ lụt đặc biệt là các xã Phong Bình, Phong Chương và các xã Ngũ Điền đã làm sạt lỡ nhiều đoạn kênh mương làm ảnh hưởng đến tốc độ cơ giới hóa sản xuất. Yêu cầu đặc ra là các hợp tác xã có nội quy về vấn đề chăn thả gia súc, các cơ quan có thẩm quyền đầu tư xây dựng cần thiết kế xây dựng kênh mương để hạn chế tối đa những thiệt hại do lũ lụt gây ra.

4.7.2. Giải pháp về kinh tế.

- Cần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công lao động ở nông thôn trên cở sở thực hiện tốt các chủ trương, phát triển nông nghiệp song song với các ngành lâm, ngư nghiệp. Thực hiện các chính sách cho vay vốn phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm và thu nhập cho người dân. Phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương nghiệp ở nông thôn. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tự mua sắm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là việc trang bị các loại máy móc làm đất trồng cây lúa nước.

- Giải quyết vấn đề tiêu thụ nông sản, thực hiện cơ chế lưu thông thật sự thông thoáng trên thị trường trong nước, tạo cho một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, đặc biệt là cây lúa có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Thực thi các chính sách hỗ trợ nông dân và các doanh nghiệp để phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Phát triển mạnh các hình thức kinh tế hợp tác, đổi mới hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp tạo các nguồn vốn với lãi suất thấp cho các xã viên vay hoặc bán các loại máy móc sản xuất theo hình thức trả góp.

- Tranh thủ các dự án trong nước và nước ngoài về việc hỗ trợ nguồn vốn, hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân địa phương.

- Mở rộng hướng sản xuất theo hướng chăm nuôi theo quy mô lớn các loại gia súc, gia cầm để tiêu thụ các loại lương thực, thức ăn tại chỗ.

Các giải pháp kinh tế ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp đến cơ giới hóa khâu làm đất, do vậy việc thực hiện triệt để các giải pháp đó là cực kỳ cần thiết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.7.3.Giải pháp kỹ thuật.

4.7.3.1. Kỹ thuật làm đất.

Kỹ thuật làm đất đóng vai trò rất quan trọng, nó quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm là đất sau khi cày làm việc. Vì vậy phải tùy

vào điều kiện cụ thể của mỗi loại đất mà áp dụng các loại công cụ, máy móc làm đất cho phù hợp.

Bảng 4.12: Phương pháp, tình tự và công cụ máy móc làm đất.

Phương pháp làm đất Tình tự Công cụ máy móc

Làm khô Cày khô Cày Bừa khô Bừa, phay Làm khô kết hợp làm

nước

Cày khô Cày

Bừa nước Bừa, phay, bánh lồng Làm nước Cày nước Cày, phay, bánh lồng Bừa nước Bừa, phay, bánh lồng

( Nguồn: Nguyễn Điền . Cơ giới hóa sản xuất lúa ở Việt Nam )

Phương pháp làm đất khô thuận lợi là có sử dụng các kiểu máy động lực và máy làm đất của các cây trồng cạn, nên việc trang bị cũng như sử dụng máy đều đơn giản hơn. Nhưng làm đất khô có nhược điểm là chi phí năng lượng để làm đất và làm nhỏ đất cao. Phương pháp này có công thức như sau:

- Cày khô + Bừa khô. - Cày khô + Phay khô. - Cày khô + Lồng nước.

Phương pháp làm đất khô kết hợp với làm đất nước chỉ sử dụng được công cụ máy móc cày đất ruộng khô còn khi làm nhỏ đất ở ruộng nước phải trang bị thêm máy móc khác nên việc trang bị sử dụng máy móc phức tạp hơn, nhưng chi phí làm nhỏ đất cũng giảm đi đáng kể.

- Cày khô + Bừa nước. - Cày khô + Phay nước. - Cày khô + Lồng nước.

Phương pháp làm đất ruộng nước: Trong phạm vi giới hạn của đề tài ta chỉ quan tâm đến phương pháp làm đất kiểu này. Đây là phương pháp đòi hỏi trang bị các loại máy động lực cải tiến và một số má làm đất ( Cày, bừa, phay, bánh lồng ) để làm ở ruộng nước. Như vậy việc trang bị và sử dụng có phức tạp hơn, nhưng lại có ưu điểm là chi phí năng lượng để làm

đất ở ruộng nước giảm rõ rệt so với làm đất ở ruộng khô. Công thức ruộng nước như sau:

- Cày nước + Bừa nước. - Cày nước + Phay nước. - Cày nước + Lồng nước.

- Phay nước một lần – Ngâm – Phay nước lần 2. - Lồng nước một lần – Ngâm – Lồng nước lần 2.

Khi tiến hành làm đất cần chú ý với những vùng đất ngập nước sâu, nền yếu hoặc không có nền. Trong địa bàn huyện Phong Điền thì đặc biệt xã Phong Bình là địa phương có nhiều ruộng bàu ngập nước hơn 50cm nên gây nhiều khó khăn khi sử dụng máy móc.

Biện pháp đặt ra là sử dụng máy lồng, khi di chuyển trên ruộng, bánh lồng là bộ phận di động của máy kéo vừa là máy công tác để làm đất. Do trọng lượng máy kéo, bánh lồng lún sâu vào trong bùn, khi máy kéo di chuyển, các thanh sắc chữ L đánh nhuyễn bùn, vùi lấp cỏ dại xuống. Nếu không sử dụng bánh lồng thì ta tăng cường bề rộng của bánh xe để giảm áp lực của bánh xe trên đất. Cũng có thể lắp thêm các bánh phụ vào bánh xe chủ động hoặc lắp các bánh phao.

4.7.3.2. Kỹ thuật chọn máy làm đất.

Phương pháp chọn máy canh tác thường dựa vào điều kiện canh tác như làm ruộng khô hay nước, địa hình và kích thước thửa ruộng như thế nào để có phương án chọn máy cho phù hợp. Do yêu cầu thời vụ nên vụ Hè Thu yêu cầu số lượng máy làm đất nhiều hơn vụ Đông Xuân, vì vậy ta phải bố trí số lượng máy cho phù hợp.

Bảng 4.13: Hệ thống và số lưọng máy giới hóa canh tác 100ha lúa nước cấy trong vụ lúa Xuân, lúa mùa.

Tên máy Mã hiệu Đơn vị tính Số lượng máy Vụ mùa Vụ Xuân 1. Máy động lực BS – 12, YZ – 12 , ĐP – 12, Kubota L – 2000 Cái Máy kéo nhỏ 2 bánh ( 12 – 16 cv ) 5,55 6,52 2. Máy công tác

Cày 2 thân Cày GN661 Cái 0,74 3,72 Phay đất PA – 0,6 Cái 3,38 3,61 Bánh lồng hoặc bánh

sắt

BL – 12 Bộ 4,75 4,72

( Nguồn: Nguyễn Điền – Cơ giới hóa sản xuất láu ở Việt Nam )

Trong thời gian vừa qua, chính sach đất đại của huyện Phong Điền đã được giải quyết, đặc biệt là chính sách “ Dồn điền đổi thửa ” đã được thực hiện thành công do đó viêc đưa các loại máy canh tác cở lớn vào sản xuất nông nghiệp, thay thế cho một số loại máy canh tác cũ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.14: Hệ thống và số lượng máy loại lớn canh tác 100 ha lúa nước trong một vụ.

Tên máy Mã hiệu máy Đơn

vị tính Số lượng máy ứng cới các công thức CT1 CT2 CT3 1. Động lực Máy kéo bánh bơm cỡ

50 – 60 mã lực

MTZ – 50/52 Zetot 6711

Cái 0,85 1,25 0,983 Máy kéo nhỏ 2 bánh ĐP – 12, BS – 12 Cái 0,74 0,74 0,74

2. Máy canh tác

Cày ruộng nước 5 thân CK – 5 – 25 Cái 0,634 0,634 Bừa ruộng nước BRN – 2,4 Cái 1,034

Phay ruộng nước PB – 1,6 Cái 0,893 Bánh lồng BL – MTZ Bộ 0, 576

CT1: Công thức 1: Cày + Lồng đất. CT2: Công thức 2: Cày + Bừa đất. CT3: Công thức 3: Phay đất trực tiếp.

( Nguồn: Nguyễn Điền. Cơ giới hóa sản xuất lúa ở Việt Nam )

4.7.4. Giải pháp chăm sóc, sửa chữa, bảo quản và cung ứng vật tư,phụ tùng. phụ tùng.

Trong quá trình cơ giới hóa nông nghiệp, đặc biệt là cơ giới hóa khâu làm đất thì vấn đề chăm sóc, cung ứng phụ tùng, sửa chữa và bảo quản máy móc, công cụ sản xuất là hết sức cần thiết. Nó ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng làm đất. Mục đích chính chăm sóc là giữ gìn máy luôn luôn ở tình trạng kỹ thuật ổn định trong suốt thời gian sử dụng. Việc chăm sóc kỹ thuật tiến hành theo kíp hoặc ca vào lúc đầu thời gian làm việc và vào cuối kíp. Khi hết thời vụ, tiến hành chăm sóc sau vụ, gồm cả việc chuẩn bị máy trước khi vào bảo quản. Việc chăm sóc kỹ thuật hàn kíp cho máy làm đất được tiến hành song song với chăm sóc kỹ thuật cho máy kéo.

Trong quá trình hoạt động, người điều khiển phải thường xuyên kiểm tra máy móc, nếu phát hiện hỏng hóc phải dừng hoạt động ngay để có biện pháp sửa chữa kịp thời, tránh hư hỏng nặng.

- Ở mỗi địa phương nên thành lập xưởng sửa chữa máy móc, mỗi thôn phải có ít nhất một xưởng sửa chữa để đáp ứng nhu cầu sửa chữa máy nông nghiệp trong địa phương và các vùng lân cận.

- Toàn huyện nên có một số hộ kinh doanh các loại vật tư, phụ tùng máy kéo và máy nông nghiệp để kịp thời phục vụ cho các hộ sử dụng máy làm đất.

- Thường xuyên theo giỏi sự hoạt động của các xưởng sửa chữa để kiểm tra chất lượng công việc, cần có các chính sách bồi dưỡng, đào tạo công nhân trong các lĩnh vực cơ khí nông nghiệp.

4.7.5. Giải pháp quản lý.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP kỹ THUẬT để PHÁT TRIỂNCƠ GIỚI hóa KHÂU làm đất TRỒNG cây lúa NƯỚCCỦA HUYỆN PHONG điền, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 49)