ĐIỀUKIỆN TỰ NHIÊN

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP kỹ THUẬT để PHÁT TRIỂNCƠ GIỚI hóa KHÂU làm đất TRỒNG cây lúa NƯỚCCỦA HUYỆN PHONG điền, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 28)

4.1.1. Vị trí địa lý:

Huyện Phong Điền là một trong những huyện đồng bằng ven biển, nằm về phía bắc của Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế 30km, có tọa độ địa lý từ 16035’41”- 160 57’ vĩ độ bắc, 107021’41” kinh độ đông.

- Phía tây bắc giáp với Hải Lăng Quảng Trị - Phía đông bắc giáp với biển đông

- Phía đông nam giáp với huyện Quảng Điền,huyện Hương Trà - Phía nam giáp với huyện A Lươi

4.1.2. Khí tượng thủy văn:

* Nhiệt độ không khí:

Huyện Phong Điền thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Do gần biển nên dao động nhiệt độ rất lớn.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,70C

- Nhiệt độ cao nhất là 29,80C

- Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là 29,10C

- Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 13,40C • Độ ẩm không khí: - Độ ẩm trung bình hàng năm: 85% - Độ ẩm lớn nhất ( tháng 12 ): 90% - Độ ẩm nhỏ nhất ( tháng 7 ): 75,1% • Lượng mưa:

- Lượng mưa nhỏ nhất 1.625mm/năm

- Lượng mưa lớn nhất 4.410 mm/năm

Mùa mưa trùng với mùa gió bão, thường xuyên xảy ra từ tháng 9 đến tháng 12, số ngày mưa và lượng mưa lớn nhất.

4.1.3. Địa hình:

Huyện Phong Điền một vị trí địa lý khá thuận lợi, là một huyện cực bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế, huyện có đường Quốc Lộ 1A và đường sắc Bắc – Nam đi qua và có 2 ga là Phò Trạch và Hiền Sĩ. Tương lai có tuyến cam lộ Túy Loan đi qua phia tây của huyện . Tuyến đường ven biển Đông dọc theo bờ biển dọc theo các xã ngũ Điền. Tuyến đường 71 nối huyện với huyện A Lưới cho phép huyện Phong Điền giao mở rộng giao lưu hàng hóa và mở rộng giao lưu kinh tế với của cả nước, hội nhập khu vực và quốc tế

- Huyện có địa hình gồm cả đồng bằng, gò đồi miền núi, đầm phá ven biển thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.

+ Phần đồng bằng của huyện là một dải đất dài trải dài trên quốc lộ 49B, được bồi tụ phú sa của sông Ô Lâu và các nhánh của nó. Địa hình thấp dần về phía Đông theo hường chảy của dòng nước, do gần biển, vùng đồng bằng lại thấp trủng, khí hậu lại thường xuyên biến đổi nên thường xuyên xảy ra lũ lụt.

+ Phần đầm phá ven biển thuận lợi cho việc nôi trồng thủy sản đặc biệt là tôm nước lợ.

+ Phần đồi núi nằm ở Phía Bắc của huyện có diện tích rộng lớn thuận lợi cho việc trồng rừng, cao su…

4.2.KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MỨC SỐNG CỦA DÂN CƯ 4.2.1. Kinh tế:

Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã khởi xướng công cuộc đổi mới đất nước. Từ đó cho đến nay nền kinh tế của cả nước chuyển biến rất đáng kể. Trong nhiều năm qua, nền kinh tế của nước ta đang trên đà phát triển , hội nhập, mở cửa, giao lưu trong và ngoài nước nên đã cải thiện cho

đời sống nhân dân, thu nhập đầu người tăng lên, do đó giảm được hộ đói , nghèo trong cả nước nói chung và huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng . So sánh một số lĩnh vực cho thấy.

1. Trồng trọt:

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm: 15.132 ha/15.000 ha kế hoạch, trong đó: Cây lúa: 9.889 ha, ngô: 70 ha, sắn: 1.950 ha, lạc: 1.348 ha, khoai: 1.050 ha, rau: 375 ha, đậu: 400 ha, cây trồng khác 50 ha. Trong đó:

a. Cây lương thực có hạt:

- Cây lúa:

+ Diện tích: Tổng diện tích đã gieo cấy: 9.889 ha, trong đó: Vụ Đông Xuân 2008-2009: 4.946 ha, vụ Hè Thu 2009: 4.943 ha.

+ Năng suất: Năng suất bình quân cả năm trước khi có đợt lũ 03/9 là 51,5 tạ/ha, tăng 0,5 tạ/ha so với kế hoạch, giảm 1,1 tạ/ha so với năm 2008. Trong đó: Vụ Đông Xuân: 53,2 tạ/ha; vụ Hè Thu: 49,8 tạ/ha.

Sau đợt lũ toàn huyện có 800 ha bị thiệt hại, kết quả là năng xuất vụ Hè Thu chỉ đạt khoảng 46,5 tạ/ha, làm giảm năng suất bình quân cả năm xuống còn 49,85 tạ/ha.

+ Sản lượng: Sản lượng thăm đồng cả năm: 50.929 tấn, trong đó: vụ Đông Xuân: 26.313 tấn, vụ Hè Thu: 24.616 tấn. Sản lượng còn lại sau đợt lũ 03/9 là 49.298 tấn, trong đó: vụ Đông Xuân: 26.313 tấn, vụ Hè Thu: 22.985 tấn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cây ngô: Diện tích 70 ha. Năng suất đạt 27 tạ/ha, sản lượng: 189 tấn.

b. Cây công nghiệp ngắn ngày:

- Cây lạc: Diện tích: 1.348 ha, đạt 89,8% kế hoạch, năng suất bình quân đạt 21,5 tạ/ha, sản lượng 2.906 tấn, trong đó: Vụ Đông Xuân 2008- 2009: 1.282 ha, năng suất bình quân đạt trên 22 tạ/ha, sản lượng: 2.820 tấn; vụ Hè Thu 2009: 66 ha, năng suất bình quân 14 tạ/ha, sản lượng: 86 tấn.

- Cây sắn: Diện tích 1.950 ha, đạt 100% so với kế hoạch, trong đó: sắn CN: 1.750 ha. Năng suất bình quân trên 220 tạ/ha, sản lượng: 42.870 tấn.

c. Các cây trồng khác:

- Rau các loại: Diện tích: 375 ha, năng suất 80 tạ/ha, sản lượng: 3.000 tấn.

- Đậu các loại: Diện tích 400 ha, năng suất bình quân 07 tạ/ha, sản lượng: 280 tấn.

- Khoai các loại: Diện tích 1.050 ha, gồm: khoai lang: 1.000 ha; các loại khoai khác: 50 ha. Sản lượng bình quân: 4.725 tấn.

- Cây ăn quả: Toàn huyện hiện có 310,95 ha cây ăn quả các loại, trong đó: bưởi Thanh trà: 259,4 ha (diện tích cho thu hoạch là 65 ha, gồm: Thị trấn: 25 ha, Phong Thu: 35 ha, rãi rác ở các xã khác 05 ha).

- Cây Mía đường: Diện tích là 20 ha, năng suất đạt 290 tạ/ha.

- Cây Hoa sen: Diện tích: 30 ha, chủ yếu ở các xã: Phong An, Thị trấn, Phong Thu, Phong Bình, Phong Chương. Năng suất bình quân trên 12 tạ/ha, sản lượng: 36 tấn.

- Cây Cao su:

Tổng diện tích cao su toàn huyện: 1.447,74 ha/742 hộ, gồm: + Diện tích cao su thời kỳ khai thác cơ bản: 713,04 ha

+ Diện tích cây đưa vào khai thác: 734,70 ha

Sản lượng mủ đông khai thác đến nay trên 1.225 tấn, dự kiến đến cuối năm là 1.500 tấn, doanh thu trên 15 tỷ đồng.

- Cây Thông: Diện tích là 1.800 ha, diện tích đưa vào khai thác là 900 ha, sản lượng khai thác 300 tấn, doanh thu khoảng 3,1 tỷ đồng.

2. Chăn nuôi - Thú y:

*Tổng đàn gia súc: ( hiện nay số liệu thống kê đến ngày 01/10/2009 chưa có nên lấy số liệu điều tra của các xã và mạng lưới thú y tháng 9/2009)

- Đàn bò: 2795 con, tăng 4% so cùng kỳ năm trước, trong đó: bò lai sind 441 con, đạt 15,7% so với tổng đàn, tăng 1,5% so với tổng đàn cùng kỳ năm trước.

- Đàn lợn: 34.643 con, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Đàn lợn nạc 2.378 con, đạt 6,8% tổng đàn; đàn lợn nái 8.411con, tăng 19% so cùng kỳ năm trước.

- Đàn Dê: 353 con.

- Đàn gia cầm: 291.000 con, tăng 38 % so với cùng kỳ năm trước.

*Công tác tiêm phòng: Kết quả tiêm phòng gia súc, gia cầm đến ngày 20/10 đạt như sau: Vắc xin Tụ huyết trùng trâu, bò: đạt 82%, LMLM trâu bò đạt trên 78,7%, vắc xin LMLM tiêm phòng cho đàn lợn nái đạt 95%.

- Vắc xin Tụ huyết trùng, dịch tả lợn và Phó thương hàn lợn: đạt 82,2%. - Vắc xin cúm gia cầm đạt 78,6% kế hoạch,

- Vắc xin lợn Tai xanh đạt 63,25% kế hoạch,

Hiện nay, đang tiếp tục triển khai tiêm phòng bổ sung vắc xin cúm gia cầm LMLM gia súc lần 2 năm 2009 và tiêm phòng thí điểm vắc xin lợn tai xanh cho đàn lợn nái.

Bảng 4.1: Số lượng một số gia súc, gia cầm qua các năm.

Đơn vị: Con

Năm Trâu Lợn Gia cầm

2003 7133 2293 37183 356400 2004 7671 2797 39414 324872 2005 8080 3002 42743 164773 2006 10333 3792 42233 243796 2007 10387 3908 43053 279781 2008 7102 2496 31864 263600 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

( Nguồn: Phòng thống kê huyện Phong Điền )

Trong số đó gia súc chủ yếu là trâu được dùng vào việc cày kéo, phần nhỏ còn lại chủ yếu là nuôi để lấy thịt. Trong huyện đã có nhiều hộ gia đình đã nuôi nhiều gia cầm và trở thành nguồn thu nhập chính của họ,

gia cầm chủ yếu là gà và vịt, số nhỏ khác là cút. Một số nuôi chủ yếu là lấy thịt, còn lại nuôi lấy trứng là chính.

3. Thủy sản:

a. Nuôi trồng: Đến 20/10/2009, diện tích nuôi toàn huyện là 607 ha, đạt 98% so với kế hoạch. Sản lượng khoảng 3.148 tấn, đạt 100% kế hoạch, gồm: 2.230 tấn tôm và 916 tấn cá, trong đó:

- Nuôi tôm nước lợ là: 234,95 ha, sản lượng 2.232 tấn, cụ thể là: + Nuôi tôm trên cát ven biển: Diện tích nuôi 230 ha. Năng suất bình quân: 9,7 tấn/ha, sản lượng ước đạt 2.230 tấn . Hiện đang tiếp tục thả nuôi và chăm sóc.

+ Nuôi tôm đầm phá: Diện tích nuôi: 4,95ha, giảm so với năm trước là 15,05 ha, năng suất 0,4 tấn/ha, sản lượng 2 tấn.

- Nuôi cá nước ngọt: Diện tích nuôi 372 ha, năng suất 02 tấn/ha và 480 lồng, năng suất cá lồng bình quân 360kg/lồng. Sản lượng ước đạt 916 tấn;

b. Khai thác, đánh bắt thuỷ sản: Sản lượng khai thác 1.520 tấn, đạt 101% so với kế hoạch. Trong đó khai thác biển 1.170 tấn, khai thác sông đầm 350 tấn.

4. Lâm nghiệp:

- Kế hoạch trồng rừng năm 2009 là 1.100 ha (diện tích trồng mới: 780 ha, diện tích khai thác trồng lại: 320 ha). Trong đó: Rừng kinh tế: 800 ha; rừng phòng hộ: 200 ha; rừng đặc dụng: 100 ha.

Đến nay, đã đo đạc, thiết kế, phân lô: 1.530 ha/1.100 ha. Trong đó: Rừng kinh tế: 1.010 ha (Dự án WB3: 500 ha; Công ty TNHH Lâm nghiệp Phong Điền: 60 ha; Công ty 1-5: 450 ha); rùng phòng hộ: 390 ha (Ban quản lý TRPH Sông Bồ: 200 ha; Ban quản lý TRPH vùng cát: 190 ha) và rừng đặc dụng: 130 ha (Khu BTTN Phong Điền: 130 ha). Đến nay, diện tích đã phát dọn thực bì: 1.280 ha, đào hố: 860 ha và trồng: 545 ha. Diện tích đất rừng đã cấp giấy CNQSDĐ: 127,53 ha (Phong An: 50,03 ha và Phong Thu: 68,5 ha). Giải ngân vốn dự án WB3: Đến nay, tổng số tiền đã giải ngân

trồng rừng WB3 là: 8,507 tỷ đồng, trong đó: Thu nợ: 1,449 tỷ đồng, Dư nợ: 7,058 tỷ đồng.

- Trong năm UBND huyện đã tiến hành điều chỉnh, bổ sung quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn huyện đến năm 2015.

Bảng 4.2: Diện tích chăm sóc và trồng rừng. Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Diện tích rừng tập trung 500 1435 1300 1300 1100 Trồng rừng phân tán 802 162 167 171,4 169 Diện tích chăm sóc rừng 600 450 830 850 450 5. Thủy lợi:

- Công tác tưới, tiêu: Tổng diện tích tưới cả năm: 8.910 ha, đạt 90,1%; tiêu cả năm: 8.209 ha, đạt 92,1%. Trong đó: diện tích tưới vụ Đông Xuân là 4.495 ha (đạt 91%), tiêu là 4.127 ha (đạt 83%); tưới vụ Hè Thu: 4.415 ha (đạt 89%), tiêu: 4.028 ha (đạt 83%).

- Công tác khắc phục thiệt hại do lụt bão năm 2008: Đã chỉ đạo công tác khắc phục thiệt hại các công trình thủy lợi sau mùa bão lụt để phục vụ sản xuất Đông Xuân 2008-2009, các đơn vị đã huy động nguồn lực tại chỗ để khắc phục các trạm bơm, hồ đập, nhất là các tuyến đê bao, đê nội đồng, hệ thống kênh mương, ước khối lượng thực hiện 6.400 m3 đất đào đắp.

- Công tác chống úng: Chỉ đạo công tác chống úng đầu vụ Đông Xuân 2008-2009 ở các xã vùng Ngũ Điền, Phong Hòa, Phong Bình và Phong Chương với tổng diên tích 1.570 ha, đã huy động 46 máy bơm điện và 76 máy bơm dầu, chi phí chống úng 412 triệu đồng. Đặc biệt, đợt mưa lớn ngày 30/4 và 1/5/2009 làm ngập úng gần 1.200 ha lúa sắp thu hoạch ở các xã vùng hạ lưu sông ÔLâu, nhất là Điền Hương, Điền Môn và Điền Lộc. Đã huy động 51 máy bơm dầu, 46 máy bơm điện, khối lượng đất đắp

gần 1.400 m3, bao tải 1.700 bao, phên khại 800m2. Ước tổng chi phí chống úng là: 185,9 triệu đồng.

- Về KCHKM: Năm 2009, toàn huyện đã thực hiện được 59,257 km, giá trị thực hiện khoảng 21,446 tỷ đồng (trong đó: nguồn ngân sách 58,537 km, giá trị 21,091 tỷ đồng; các dự án 0,72 km, giá trị 0,355 tỷ đồng (Dự án Phần Lan, dự án bãi ngang,…). Đã nghiệm thu và đưa vào sử dụng 54/62 công trình, những công trình còn lại sẽ hoàn tất và nghiệm thu trong tháng 10/2009.

- Các công trình xây dựng cơ bản về thủy lợi: Năm 2009, đã xây dựng 09 công trình thủy lợi bao gồm: 03 hồ đập, 04 trạm bơm và 02 đê, kè. Trong đó: xây mới 04 công trình và nâng cấp 05 công trình. Tổng giá trị thực hiện là: 66,36 tỷ đồng.

6. Quản lý kinh tế nông nghiệp:

- Hiện nay, toàn huyện có 42 hợp tác xã nông nghiệp và 48 đội độc lập hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ nông nghiệp. Có 01 hợp tác xã thành lập mới ( Hợp tác xã Hoà Viện-Phong Bình ). Nhìn chung, các hợp tác xã nông nghiệp đã có những chuyển biến tích cực, phát triển ngành nghề kinh doanh-dịch vụ,... Các hợp tác xã đã chuẩn bị Đại hội tổng kết nhiệm kỳ và Đại hội tổng kết năm.

- Phát triển kinh tế trang trại: Hiện nay toàn huyện có 149 trang trại hoạt động sản xuất trên các lĩnh vực: chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản và trang trại tổng hợp, trong đó: có 09 trang trại nuôi trồng thủy sản, 40 trang trại Cao su, 05 trang trại trồng rừng và 95 trang trại tổng hợp.

7. Công tác chuyển giao khoa học kỹ thật:

Thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2009, được sự đầu tư hỗ trợ của các Chương trình, dự án và nguồn lực của địa phương, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp&PTNT huyện phối hợp với UBND các xã, thị trấn, các ban ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện công tác chuyển giao KHKT đến tận hộ nông dân, cụ thể:

- Thực hiện hoạt động sản xuất lạc chất lượng cao tại 02 xã: Phong Sơn và Phong Xuân, trong đó: Cổ Bi, Tây Sơn-Phong Sơn: 1,5 ha/23 hộ; Điền Lộc-Phong Xuân: 2,5 ha/48 hộ;

- Triển khai trồng 08 ha bưởi Thanh Trà ở Phong Sơn (từ nguồn hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia);

- Đã cấp 2.200 còn gà giống và thực hiện mô hình nuôi gà an toàn sinh học cho 11 hộ ở Phong Sơn.

- Thực hiện mô hình bò ở Phong Mỹ, nuôi lợn rừng ở Phong Sơn, Phong An, Thị trấn,... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật:

- Chỉ đạo tổ chức 20 lớp tập huấn cho 750 lượt người nông dân tham gia, trong đó: Có 16 lớp tập huấn/lượt 640 người về kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; 02 lớp/60 lượt người về công tác phòng trừ dịch bệnh nuôi tôm trên cát; 02 lớp/50 lượt người về trồng và chăm sóc cây ăn quả (bưởi Thanh Trà).

- Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến lâm - Khuyến ngư tỉnh, Dự án FFPS II,… tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho cán bộ khuyến nông từ huyện đến cơ sở.

4.2.2. Xã hội.

4.2.2.1. Dân số và lao động.

a. Dân số.

Theo số liệu thống kê huyện Phong Điền năm 2009, dân số của huyện là 107.384 người. Trong đó:

- Nam chiếm: 53.865 người - Nữ chiếm: 53.519 ngườ

Phong Điền là huyện có dân số trẻ. Trong thời gian vừa qua tỷ suất

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP kỹ THUẬT để PHÁT TRIỂNCƠ GIỚI hóa KHÂU làm đất TRỒNG cây lúa NƯỚCCỦA HUYỆN PHONG điền, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 28)