Chính sách đất đai

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP kỹ THUẬT để PHÁT TRIỂNCƠ GIỚI hóa KHÂU làm đất TRỒNG cây lúa NƯỚCCỦA HUYỆN PHONG điền, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 49 - 51)

Chính sách đất đai của nhà nước trong những năm vừa qua đã đảm bảo cho nông dân đều có đất để cày cấy. Đất đai được chia theo số nhân khẩu trong gia đình. Chính sách đó có ưu điểm là phân chia ruộng đất cho đến từng hộ gia đình nhưng mà việc áp dung cơ giới hóa vào sản xuất có nhiều hạn chế. Phần lớn ruộng đất bị manh mún do phân chia nhỏ lẻ, nó chỉ áp dụng phương pháp thủ công hoặc nửa thủ công, nửa cơ giới. Để khắc phục những hạn chế trên nhà nước ta đã có những biện pháp dồn điền đổi thửa 20 năm một lần nhằm hạn chế chia nhỏ ruộng đất nhưng mà hiệu quả chưa được cao vì vậy cần phải đưa ra những biện pháp kịp thời và hiệu quả hơn nửa để tăng được khả năng áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản xuất.

Biện pháp “dồn điền đổi thửa” đã được huyện áp dụng rộng rãi trên toàn địa bàn huyện với mục tiêu:

- Giảm số lượng thửa cho mỗi hộ, tăng diện tích thửa, phấn đấu mỗi hộ chỉ còn 1 – 2 thửa, trường hợp đặc biệt 3 thửa trên mỗi hộ, diện tích thửa 500m2 trở lên.

- Thành lập quỹ công ích khoảng 5% được quy thành từng vùng tập trung

- Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng, quy hoạch lại đồng ruộng, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh.

- Chuyển đổi vùng lúa năng suất thấp sang canh tác các lĩnh vực khác có hiệu quả hơn như nuôi trồn thủy, hải sản, trồng rau màu…

4.7.1.2. Chính sách lao động việc làm.

Có thể nói vấn đề công nghiệp hóa nông nghiệp ở nước ta hiện nay vẫn đang trong tình trang mâu thuẩn giữa yêu cầu hiện đại hóa với lượng lao động dư thừa quá lớn ở nông thôn. Nếu không giải quyết được mâu thuẩn này thì dù chủ trương có đúng đắn cũng không đi vào thực tế được. Lấy ví dụ, nếu lao động thủ công thì cần 300 công/ ha, nhưng nếu làm bằng máy thì chỉ cần 50 lao động sống, như vậy 250 công còn lại thì không có việc làm.

Đây là nguyên nhân chính giải thích vì sao nhiều hoạt động nông thôn ở nước ta hiện nay vẫn chấp nhận phương án làm ăn “ lấy công làm lãi’. Cho nên chừng nào chưa tạo được việc làm phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn thì cơ giới hóa nông nghiệp nói chung và cơ giới hóa làm đất lúa nói riêng khó phát triển. Vì vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn lúc này không chỉ đơn thuần không chỉ là cơ giới hóa mà quan trọng hơn là phải đẩy mạnh, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ ở nông thôn để chuyển đổi cơ cấu lao động sang phi nông nghiệp hoặc nông nghiệp nhưng chăn nuôi là chính. Có thể tóm, tắt các giải pháp như sau:

- Giải quyết nhanh các lao động dư thừa khi áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp.

- Đẩy mạnh hoạt động thương mại, dịch vụ, phát triển các ngành nghề sản xuất truyền thống.

- Tăng cường đào tạo công nhân để giải quyết tình trạng thừa thầy, thiếu thợ, giúp họ tìm được việc ở các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp.

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động sang các nước đang thiếu lao động.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP kỹ THUẬT để PHÁT TRIỂNCƠ GIỚI hóa KHÂU làm đất TRỒNG cây lúa NƯỚCCỦA HUYỆN PHONG điền, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 49 - 51)