2.3.1.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ vay vốn
Lao động là yếu tố đầu vào quan trọng của mọi quá trình sản xuất, không có một quá trình sản xuất nào diễn ra mà không có sự tham gia của lao động. Lao động là nhân tố quan trọng nhất trong việc tạo ra của cải vật chất xã hội thông qua việc kết hợp các yếu tố: Đất đai, TLSX, vốn... Cùng với quá trình CNH, HĐH đất nước ta hiện nay trên
tất cả các lĩnh vực thì sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là vấn đề giải quyết việc làm cho người dân nông thôn.
Qua điều tra 60 hộ tại xã Hiệp Thuận thì có 47 hộ thuần nông (chiếm 78.33%) và 13 hộ nông kiêm (chiếm 21.67%). Tổng số nhân khẩu của các hộ thuần nông điều tra là 199 khẩu (chiếm 76.54), hộ nông kiêm là 61 khẩu (chiếm 23.46). Tỷ lệ nam nữ trong cơ cấu nhân khẩu của các hộ cũng khác nhau. Hộ thuần nông, nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ (nam chiếm 53.27%, nữ chiếm 46.73%), tương tự hộ nông kiêm cũng có tỷ lệ nam cao hơn nữ (nam chiếm 54.10%, nữ chiếm 45.90%).
Bình quân chung, tỷ lệ nam là 53.46%, nữ là 46.54%. Như vậy trong cơ cấu nhân khẩu của các hộ điều tra, tỷ lệ nam cao hơn nữ, điều này được giải thích do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, hoặc là muốn có con trai để “nối dõi tông đường”. Trong nhiều năm qua, chính quyền địa phương cũng đã có nhiều cố gắng trong việc thay đổi nhận thức của người dân về vấn đề trên, tuy nhiên kết quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế.
Bình quân mỗi hộ thuần nông có 4.23 nhân khẩu, hộ nông kiêm có 4.69 nhân khẩu. Như vậy số nhân khẩu của hộ nông kiêm thường cao hơn của hộ thuần nông, tuy nhiên sự chênh lệch này là không đáng kể. Tổng số lao động của hộ thuần nông là 140 lao động, bình quân mỗi hộ có 2.98 lao động. Do số lượng các hộ nông kiêm trong xã chiếm tỷ lệ không cao, nên số lao động cũng có phần hạn chế. Trong 13 hộ nông kiêm điều tra thì có tổng số 46 lao động, bình quân mỗi hộ có 3.54 lao động. Như vậy số nhân khẩu, lao động bình quân trên hộ của hộ nông kiêm thường cao hơn hộ thuần nông. Nguyên nhân được giải thích như sau, thông thường những hộ có số nhân khẩu, lao động lớn thường đòi hỏi hộ phải có một nguồn thu nhập nhất định để nuôi sống gia đình, điều này đã buộc họ phải mở rộng sản xuất, đa dạng hóa các ngành nghề để tăng thêm thu nhập cho gia đình.
.Chỉ tiêu độ tuổi trung bình của chủ hộ, trình độ văn hóa chủ hộ cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế của hộ. Thông thường, chủ hộ trẻ tuổi, có trình độ học vấn cao sẽ có khả năng tiếp thu khoa học- công nghệ, kỹ thuật mới tốt hơn, có sự năng động, mạnh dạn trong đổi mới, áp dụng cái mới… từ đó sẽ giúp kinh tế hộ có những sự đột phá trong phát triển. Từ kết quả điều tra, nhìn chung các chủ hộ đều có độ tuổi khá cao. Chủ hộ thuần nông có độ tuổi bình quân cao hơn chủ hộ nông kiêm (thuần nông: 40 tuổi, nông kiêm: 36 tuổi). Về trình độ học vấn, nhìn chung chủ hộ nông kiêm có trình độ học vấn cao hơn.
Bảng 3 : Tình hình lao động và nhân khẩu của các hộ điều tra CHỈ TIÊU ĐVT Hộ thuần nông Hộ nông kiêm Bình quân chung 1. Tổng số hộ điều tra Hộ 47.00 13.00 -
2. Tổng số nhân khẩu Khẩu 199.00 61.00 -
Trong đó: Nam % 53.27 54.10 53.46
Nữ % 46.73 45.90 46.54
3. Nhân khẩu bình quân/hộ Khẩu 4.23 4.69 4.33
4. Tổng lao động Lao động 140.00 46.00 -
4. Lao động bình quân/hộ Lao động 2.98 3.54 3.10
5. Độ tuổi trung bình chủ hộ Tuổi 40.00 36.00 39.25
6. Trình độ văn hóa chủ hộ - Mù chữ - Cấp I - Cấp II - Cấp III % % % % 10.63 57.45 19.15 12.77 7.69 30.77 46.16 15.38 10.00 51.67 25.00 13.33
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)
Đa phần chủ hộ thuần nông đều có trình độ văn hóa khá thấp (mù chữ: 10.63%, cấp I: 57.45%, cấp II: 19.15%, cấp III: 12.77%), chủ hộ nông kiêm nhìn chung có trình độ học vấn cao hơn hộ thuần nông (mù chữ: 7.69%, cấp I: 30.77%, cấp II: 46.16%, cấp III: 15.38%) đây là một thuận lợi rất lớn trong việc phát triển kinh tế hộ.
2.3.1.2. Tình hình đất đai của các hộ vay vốn
Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được. Trong bối cảnh dân số ngày càng tăng, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp thì việc sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn đất đai hiện có đang là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Qua bảng số liệu ta có thể thấy tổng diện tích đất bình quân trên hộ giữa hộ thuần nông và hộ nông kiêm có sự khác biệt. Diện tích đất bình quân trên hộ của hộ thuần
nông cao hơn diện tích đất bình quân của hộ nông kiêm (hộ thuần nông bình quân 38,049.16 m2/hộ, hộ nông kiêm bình quân 14,063.15 m2/hộ). Diện tích đất bình quân trên hộ của hộ thuần nông cao hơn chủ yếu là do diện tích đất nông nghiệp cao hơn, đất
nhà ở và vườn tạp giữa hộ thuần nông và nông kiêm không có sự khác biệt lớn, bình quân hộ thuần nông có 366.73 m2, hộ nông kiêm có 368.09 m2.
Bảng 4: Tình hình đất đai của các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Bình quân chung Thuần nông Nông kiêm
Tổng số hộ điều tra hộ - 47.00 13.00 Tổng diện tích bình quân/hộ m2 32,852.19 38,049.16 14,063.15 Đất ở và vườn tạp bình quân/hộ m2 367.50 368.09 365.38 Đất trồng cây hằng năm bình quân/hộ m2 2,045.83 2,015.96 2,153.85
Đất trồng cây ăn quả bình
quân/hộ m2 33.33 42.55 0.00
Đất mặt nước NTTS bình
quân/hộ m2 31.67 40.43 0.00
Đất lâm nghiệp bình quân/hộ m2 30,333.33 35,531.91 11,538.46
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009).
Trong cơ cấu đất đai của các hộ, đất lâm nghiệp chiếm phần lớn, bình quân mỗi hộ thuần nông có 35,531.91 m2 đất lâm nghiệp, hộ nông kiêm có 11,538.46 m2. Như vậy có sự chênh lệch lớn về diện tích đất lâm nghiệp giữa hộ thuần nông và hộ nông kiêm. Với sinh kế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, các hộ thuần nông có sự đầu tư lớn hơn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, điều đó lý giải tại sao diện tích đất nông nghiệp của các hộ này đều cao hơn hộ nông kiêm.
Đối với đất trồng cây ăn quả và đất mặt nước NTTS, hộ nông kiêm vẫn có diện tích cao hơn (bình quân mỗi hộ có 42.55 m2 đất trồng cây ăn quả và 40.43 m2 đất mặt nước NTTS). Trong số 13 hộ nông kiêm điều tra thì không có hộ nào có hai loại đất này.
2.3.1.3. Tình hình tư liệu sản xuất của các hộ vay vốn
Tư liệu sản xuất là yếu tố vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất, là nhân tố cơ bản để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, năng suất ruộng đất cũng như năng suất lao động.
Tại xã Hiệp Thuận, tư liệu sản xuất của các nông hộ khá đa dạng, có thể kể tên một số tư liệu sản xuất chính như sau: Trâu bò cày kéo, lợn nái, máy tuốt lúa, máy xay xát, máy bơm nước… Chúng ta có thể hiểu hơn về tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ nông dân qua bảng sau:
Bảng 5: Tình hình tư liệu sản xuất của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Bình quân chung Hộ thuần nông Hộ nông kiêm
1. Trâu bò cày kéo Con 1.02 1.06 0.85
2. Lợn nái Con 0.90 1.00 0.54
3. Máy tuốt lúa Cái 0.13 0.13 0.15
4. Máy xay xát Cái 0.05 0.00 0.25
5. Bình thuốc sâu Cái 0.33 0.30 0.46
6. Máy gặt Cái 0.02 0.02 0.00
7. Máy bơm nước Cái 0.27 0.26 0.31
8. Tư liệu sản xuất khác Triệu đồng 0.63 0.33 1.73
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)
Tùy theo ngành nghề sản xuất mà các hộ trang bị cho mình những tư liệu sản xuất khác nhau, nhưng nhìn chung trâu bò cày kéo là tư liệu sản xuất phổ biến nhất. Với phương châm “con trâu là đầu cơ nghiệp”, hầu như hộ nào cũng có từ 1 đến 2 con trâu hoặc bò dùng vào việc cày kéo, kết hợp với sinh sản. Với đặc trưng phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông, trong khi địa hình tại địa bàn xã hầu như rất khó áp dụng khoa học- kỹ thuật, cũng như sử dụng máy móc vào sản xuất, đặc biệt là các máy có kích thước lớn. Vì vậy trâu bò vẫn được sử dụng để cày kéo. Đây cũng chính là một trong những khó khăn của địa phương trong việc tiến hành đầu tư thâm canh trên quy mô lớn.
Sau trâu bò cày kéo, thì lợn nái là tư liệu sản xuất phổ biến tiếp theo. Bình quân mỗi hộ thuần nông có 1.00 con lợn nái, hộ nông kiêm có 0.54 con. Trên địa bàn xã lợn được nuôi khá phổ biến, hầu như nhà nào cũng nuôi lợn, tuy nhiên số lượng lợn nuôi không nhiều. Thông thường mỗi hộ thường nuôi 1 đến 2 con lợn nái, và 3 đến 5 con lợn thịt.
Máy bơm nước, máy tuốt lúa, máy gặt, máy xay xát là những tư liệu phổ biến tiếp theo, tùy theo ngành nghề sản xuất của từng hộ mà có sự trang bị tư liệu sản xuất khác nhau. Máy bơm nước được dùng chủ yếu ở các hộ có hoạt động sản xuất lâm nghiệp, được dùng ở các hộ trồng rau… Máy tuốt lúa thì tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà có thể trang bị hoặc không. Thông thường trên một thôn chỉ có một vài máy tuốt lúa, các máy này sẽ được cho thuê khi mùa vụ đến. Tại địa phương phổ biến vẫn là máy tuốt lúa thủ công, dùng chân để đạp, điều này đã làm giảm đáng kể năng suất lao động, hiệu quả sản xuất.
Tư liệu sản xuất khác bao gồm các tư liệu như: Cày, cuốc, xẻng… các tư liệu này có giá trị không lớn, tuy nhiên không thể thiếu được trong quá trình sản xuất của các nông hộ. Bình quân hộ tổng giá trị tư liệu sản xuất khác của hộ thuần nông là 0.33 triệu đồng, hộ nông kiêm là 1.73 triệu đồng.
Nhìn chung, do có sự khác nhau về sinh kế, về lĩnh vực sản xuất nên tình hình trang bị tư liệu sản xuất của hộ thuần nông và hộ nông kiêm có sự khác biệt. Đối với hộ nông kiêm, ngoài các tư liệu sản xuất phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, còn có các tư liệu phục vụ cho phát triển ngành nghề, như máy xay xát, máy tuốt lúa…
2.3.1.4. Tình hình nhà ở của các hộ vay vốn
Ông bà ta thường có câu “an cư thì mới lập nghiệp”. Chính vì vậy nhà ở của các hộ cũng là một những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn vay của các hộ. Bởi vì nhà cửa thường là tài sản được đem ra thế chấp để vay vốn của các nông hộ. Đồng thời nhà cửa có kiên cố thì mới tạo được sự yên tâm cho đầu tư sản xuất của các nông hộ. Tình hình nhà ở của các hộ điều tra như sau:
Bảng 6: Tình hình nhà ở của các hộ
ĐVT: Nhà
Loại nhà Hộ thuần nông Hộ nông kiêm Tổng hộ điều tra
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Kiên cố 37.00 78.72 12.00 92.31 49.00 81.67
Bán kiên cố 8.00 17.02 1.00 7.69 9.00 15.00
Tạm bợ 2.00 4.26 0.00 0.00 2.00 3.33
Tổng 47.00 100.00 13.00 100.00 60.00 100.00
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)
Nhìn chung, đa phần các hộ đều có nhà cửa kiên cố, ở hộ thuần nông, hộ có nhà kiên cố chiếm 78.72%, còn ở hộ nông kiêm, hộ có nhà cửa kiên cố chiếm 92.31%. Đây cũng là thuận lợi cho việc vay vốn cũng như sử dụng vốn của các nông hộ. Với những ngôi nhà kiên cố các nông hộ có thể thế chấp để vay tiền phục vụ cho các phương án sản xuất kinh doanh.
Hiện nay trên địa bàn xã Hiệp Thuận vẫn còn nhà bán kiên cố cũng như nhà tạm bợ. Trong số 47 hộ thuần nông điều tra thì có 8 hộ nhà bán kiên cố (chiếm 17.02%) và 2 hộ nhà cửa tạm bơ (chiếm 4.26%). Đối với hộ nông kiêm hầu như đã không còn tình trạng nhà tạm. Trong 13 hộ nông kiêm điều tra chỉ có 1 hộ nhà bán kiên cố (chiếm
Trong thời gian qua, bằng nhiều chương trình hỗ trợ, công tác xóa nhà tạm của xã đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Hầu hết các hộ đều có nhà kiên cố, đây cũng là một điều kiện cho việc phát triển kinh tế xã nói chung, cũng như kinh tế hộ nói riêng.