KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Khóa luận khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại xã hiệp thuận huyện hiệp đức, quảng nam (Trang 65 - 66)

1. Trồng trọt GO

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I KẾT LUẬN

I. KẾT LUẬN

Trong khuôn khổ đề tài “Thực trạng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử

dụng vốn vay của các hộ nông dân tại xã Hiệp Thuận, huyện Hiệp Đức, Quảng Nam”, luận văn của tôi đã hoàn thành được nhiệm vụ đó là nghiên cứu rõ thực trạng

cho vay của các tổ chức tín dụng đến các hộ nông dân có nhu cầu vay vốn, tìm hiểu được những khó khăn trong quan hệ vay vốn giữa các tổ chức này với bà con nông dân, từ đó đưa ra giải pháp giúp các tổ chức tín dụng hoạt động tốt hơn, cũng như giúp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn của các nông hộ. Đồng thời, luận văn cũng tìm hiểu thực trạng sử dụng vốn vay của các nông hộ, từ đó rút ra những hạn chế, đề xuất giải pháp giúp các nông hộ sử dụng vốn tốt hơn.

Với số liệu được cung cấp từ các tổ chức tín dụng trên địa bàn, cũng như số liệu điều tra thực tế các nông hộ. Qua quá trình nghiên cứu tôi xin rút ra một số kết luận sau:

 Thứ nhất, thị trường tín dụng nông thôn trên địa bàn xã Hiệp Thuận ngày càng phát triển mạnh mẽ. Các tổ chức tín dụng ngày càng được cũng cố và nâng cao chất lượng phục vụ. Với các hình thức cho vay ngày càng đa dạng, các chương trình cho vay ngày càng được mở rộng và tăng cường. Đã tạo những điều kiện thuận lợi giúp các nông hộ tiếp cận ngày càng tốt hơn với các nguồn vốn vay.

 Thứ hai, lãi suất, lượng tiền cho vay của các tổ chức tín dụng ngày càng hợp lý.Với mức lãi suất vừa mang tính hỗ trợ, vừa khuyến khích phát triển sản xuất, đồng thời vẫn đảm bảo hoạt động của các tổ chức tín dụng đã góp phần tăng cơ hội được vay vốn để đầu tư sản xuất của các nông hộ. Đồng thời, lượng tiền cho vay ngày càng gia tăng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về các nguồn vốn lớn đầu tư thâm canh, phát triển sản xuất của các nông hộ.

 Thứ ba, vốn vay sử dụng sai mục vẫn còn phổ biến. Đời sống các nông hộ còn gặp nhiều khó khăn, mà “tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống”, nhu cầu tiêu dùng lớn đã buộc các hộ san sẽ khoản tiền vay để đầu tư sản xuất với các mục đích, nhu cầu khác. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của các hộ nông dân.

 Thứ tư, tình hình kinh tế xã nhà vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo, với khoản 89.29% số hộ nông nghiệp. Vấn đề đầu tư thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật, máy móc tiên tiến vào sản xuất vẫn còn

nhiều khó khăn. Trong nông nghiệp, trồng trọt vẫn chiếm ưu thế, nhưng trồng trọt lại chủ yếu là độc canh lúa, năng suất cũng như hiệu quả kinh tế chưa cao.

 Thứ năm, với dự án phát triển lâm nghiệp 4 tỉnh miền Trung (WB3) do Ngân hàng Thế Giới tài trợ, đã mở ra những cơ hội làm giàu bền vững cho nhân dân địa phương. Các hộ nông dân được nhận đất rừng, được hướng dẫn kỹ thuật, được vay vốn để đầu tư sản xuất. Sau gần 5 năm thực hiện dự án, kết quả thu được là rất khả quan, kinh tế hộ nói riêng và kinh tế xã nói chung ngày càng phát triển.

Như vậy có thể nói tín dụng nông thôn là động lực để phát triển kinh tế hộ, phát triển nông thôn. Do vậy cần có được sự quan tâm thích đáng của các cấp chính quyền, sự ủng hộ, tham gia tích cực của các đoàn thể chính trị - xã hội, cũng như người dân địa phương.

II. KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Khóa luận khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại xã hiệp thuận huyện hiệp đức, quảng nam (Trang 65 - 66)