- Cần có những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế phù hợp với địa phương qua từng thời kỳ. Nhằm khai thác tối đa các tiềm năng phục vụ cho việc phát triển kinh tế của địa phương.
- Chú trọng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm để các nông hộ có thể yên tâm sản xuất, đồng thời đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, góp phần nâng cao hơn nữa đời sống người dân địa phương.
- Đặc biệt chú trọng hỗ trợ về khoa học- kỹ thuật cho các nông hộ, đây là điều kiện tiên quyết cho việc nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm.
- Cải thiện và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn. Thúc đẩy, hỗ trợ phát triển các ngành nghề phụ, các ngành thủ công truyền thống. Giúp nâng cao thu nhập, giải quyết công ăn việc làm cho các nông hộ.
3. Đối với các hộ nông dân vay vốn
- Cần lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thế, cần có sự lựa chọn kỹ càng trong việc đầu tư sản xuất, đảm bảo khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ, cũng như khả năng sinh lời.
- Cần hạn chế đến mức thấp nhất lượng vốn sử dụng sai mục đích. Cần phải đáp ứng đủ vốn theo từng thời kỳ của hoạt động sản xuất. Tránh tình trạng sản xuất dở dang vì thiếu vốn.
- Cần có trách nhiệm với các khoản vay, trả gốc và lãi đúng hạn để tạo uy tín với các tổ chức tín dụng. Những trường hợp khó khăn có thể xin sự giúp đỡ của các tổ chức tín dụng, đồng thời nhanh chóng tìm giải pháp khắc phục.
- Cần chủ động, tích cực tìm hiểu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa các giống cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất nhằm nâng cao thu nhập, tăng hiệu quả kinh tế, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.