Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Khóa luận khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại xã hiệp thuận huyện hiệp đức, quảng nam (Trang 52 - 57)

2.2.3.1. Mục đích sử dụng vốn vay của các hộ

Ngoài vấn đề làm sao để tiếp cận được nguồn vốn, làm sao để vay được vốn thì các nông hộ còn phải lựa chọn lĩnh vực đầu tư đem lại hiệu quả cao. Tùy theo đặc điểm của từng vùng, từng hộ mà có các lĩnh vực đầu tư khác nhau. Trên địa bàn xã Hiệp Thuận, các lĩnh vực được các nông hộ lựa chọn để đầu tư như: chăn nuôi lợn, trồng trọt, lâm nghiệp… Trong đó lâm nghiệp là hoạt động được đầu tư lớn nhất trong những năm gần đây. Trong 906 triệu đồng các nông hộ vay thì có 236 triệu (chiếm 26.05%) đầu tư cho lâm nghiệp. Các nông hộ vay vốn đầu tư vào phát triển lâm nghiệp chủ yếu là vào

việc mua cây giống, mua phân bón, thuê nhân công… Trong 236 triệu do các nông hộ đầu tư cho lâm nghiệp, thì hộ thuần nông chiếm 226 triệu, hộ nông kiêm chỉ có 10 triệu. Điều này phần nào phản ánh sự quan tâm đến vấn đề phát triển lâm nghiệp của hai nhóm hộ này.

Sau lâm nghiệp, chăn nuôi là lĩnh vực được đầu tư lớn tiếp theo. Trong 60 hộ điều tra thì có 48 hộ đầu tư cho chăn nuôi, với số tiền là 196 triệu đồng (chiếm 21.63%). Hoạt động chăn nuôi của địa phương chủ yếu là quy mô nhỏ, nên số tiền vay đầu tư không nhiều, bình quân mỗi hộ đầu tư khoản 4 triệu đồng trên năm cho hoạt động chăn nuôi lợn. Chủ yếu là chi phí cho con giống, thức ăn, phòng - chữa bệnh cho lợn. Tại địa phương, ngoài chăn nuôi lợn còn có chăn nuôi trâu bò, gà, vịt… Tuy nhiên các hoạt động này tỏ ra không hiệu quả. Chăn nuôi chủ yếu vào nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên, với hình thức chăn thả là chủ yếu. Cho nên kết quả đạt được chưa cao.

Phát triển ngành nghề phụ, kinh doanh - buôn bán cũng là lĩnh vực được các hộ vay vốn đầu tư. Với số hộ đầu tư cho lĩnh vực này là 9 hộ, tổng giá trị đầu tư là 135 triệu đồng, trong đó phát triển ngành nghề phụ là 78 triệu đồng, đầu tư kinh doanh buôn bán là 57 triệu đồng. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu là kinh doanh vật tư nông nghiệp, một số ngành nghề phụ liên quan đến nông nghiệp. Các hộ vay vốn đầu tư cho lĩnh vực này hầu hết là các hộ nông kiêm.

Ngoài các mục đích vay vốn kể trên, thì các nông hộ còn sử dụng vốn vào một số mục đích khác như: xây dựng nhà vệ sinh, hệ thống nước sạch, cho con em ăn học. Với số vốn vay đã đầu tư là 75 triệu đồng (chiếm 8.28%). Nguồn vốn này chủ yếu vay từ chương trình cho vay học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn của NHCSXH.

Quá trình đầu tư, sử dụng vốn của các nông hộ cần lưu ý đến vốn vay sử dụng sai mục đích. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tiếp cận nguồn vốn và giảm hiệu quả sử dụng vốn của các nông hộ. Trong 906 triệu vốn vay thì có 152 triệu sử dụng sai mục đích. Qua quá trình điều tra nhận thấy hầu hết các nông hộ đều dành một phần trong tổng số tiền vay được vào việc tiêu dùng, trả nợ…

Bảng 9: Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ điều tra

Chỉ tiêu Hộ thuần nông Hộ nông kiêm Tổng hộ điều tra

Số tiền (Trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (Trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (Trđ) Tỷ lệ (%) Tổng vốn vay 690.00 100.00 216.00 100.00 906.00 100.00 1. Trồng trọt 95.00 13.77 17.00 7.87 112.00 12.36 2. Chăn nuôi 162.00 23.48 34.00 15.74 196.00 21.63 3. Phát triển ngành nghề 0.00 0.00 78.00 36.11 78.00 8.61

4. Kinh doanh buôn bán 0.00 0.00 57.00 26.39 57.00 6.29

5. Lâm nghiệp 226.00 32.75 10.00 4.63 236.00 26.05

6. Khác 75.00 10.87 0.00 0.00 75.00 8.28

7. Vốn sử dụng sai mục đích 132.00 19.13 20.00 9.26 152.00 16.78

Chính điều này sẽ làm giảm số vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất, từ đó có thể gây ra tình trạng thiếu vốn đầu tư cho các nông hộ.

Từ bảng số liệu ta có thể thấy, hộ thuần nông có tỷ lệ vốn sử dụng sai mục đích la rất cao, khoản 132 triệu (chiếm 19.13%). Điều này được giải thích do phần lớn đời sống của các hộ thuần nồng đều còn nhiều khó khăn, quá nhiều khoản chi tiêu, trong khi các nông hộ lại hạn hẹp về nguồn vốn.

Như vây, việc sử dụng vốn hiệu quả đòi hỏi phải có sự nỗ lực, sự hợp tác giữa người dân và các tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng phải tích cực kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn, kịp thời điều chỉnh những trường hợp sử dụng vốn vay không đúng mục đích. Có như vậy mới nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao đời sống người dân.

2.2.3.2. Kết quả sản xuất của các hộ

Sự phát triển thị trường tín dụng nông thôn trong những năm gần đây, đã tạo ra những điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn vốn của các nông hộ. Tình trạng thiếu vốn sản xuất đã được giảm đáng kể. Nhờ có vốn vay mà các nông hộ có thể đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển ngành nghề dịch vụ, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho các gia đình, góp phần vào sự phát triển chung của nông thôn Việt Nam.

Là một xã nông nghiệp, mặc dù đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng với những sự nổ lực không ngừng, kinh tế xã Hiệp Thuận trong những năm qua đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Các chương trình xóa đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đều cho những kết quả khả quan. Có được những kết quả như vậy một phần cũng do các nông hộ đã sử dụng tốt các nguồn vốn vay cho việc phát triển sản xuất. Để thấy rõ hơn về vấn đề này ta nghiên cứu bảng 10

Nhìn chung, các nông hộ đều đạt kết quả cao trên tất cả các lĩnh vực sản xuất. Trong đó chăn nuôi và trồng trọt là hai lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất (có 60/60 hộ đầu tư vào hai lĩnh vực này). Tuy nhiên, so với các địa phương khác trên huyện thì cả hoạt động trồng trọt và chăn nuôi vẫn còn nhiều hạn chế. Trong trồng trọt, vẫn chủ yếu là độc canh cây lúa, các cây trồng khác như: ngô, khoai, sắn, lạc… có diện tích không đáng kể. Chăn nuôi thì chủ yếu là chăn nuôi lợn thịt, tuy nhiên quy mô đầu tư chưa lớn, kết quả thu được chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Ngoài chăn nuôi lợn, hoạt động chăn nuôi của địa phương còn có chăn nuôi trâu, bò cày kéo, sinh sản, chăn

nuôi gà, vịt… Tuy nhiên, quy mô đầu tư không đáng kể, chưa mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân.

Với sinh kế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, các hộ thuần nông có sự đầu tư lớn hơn cho các hoạt động này, vì vậy so với hộ nông kiêm, hộ thuần nông có VA thu từ trồng trọt, chăn nuôi. NTTS cao hơn. Riêng đối với hoạt động trồng trọt hộ thuần nông có GO thấp hơn hộ nông kiêm, nhưng VA vẫn cao hơn, điều này được lý giải do mức độ sử dụng lao động gia đình vào sản xuất của các nông hộ. So với các hộ nông kiêm, hộ thuần nông sử dụng nhiều lao động gia đình hơn trong hoạt động trồng trọt, chính điều này đã góp phần giảm IC, từ đó gia tăng VA.

Nhóm hộ nông kiêm lại có VA từ ngành nghề phụ cao, các ngành nghề phụ phổ biến tại địa phương như các ngành nghề thủ công, các hoạt động cung cấp dịch vụ, vật tư nông nghiệp… VA từ ngành nghề phụ của hộ nông kiêm là 12 triệu đồng.

Hoạt động NTTS tại địa phương có kết chưa đạt kết quả cao, số nông hộ tham gia đầu tư cho lĩnh vực này còn thấp. Điều này có được giải thích bởi điều kiện tự nhiên của xã không thuận lợi cho việc NTTS. Với địa hình chủ yếu là đồi núi, các diện tích mặt nước NTTS chủ yếu là do các nông hộ tận dụng, cải tạo các ao hồ nhỏ trong tự nhiên.

Ngoài ra, các nông hộ còn có thêm thu nhập từ một số hoạt động khác như: việc khai thác một số sản phẩm từ rừng. Đặc biệt với dự án phát triển lâm nghiệp 4 tỉnh miền Trung (WB3) do Ngân hàng Thế Giới tài trợ, đã góp phần đáng kể trong việc giải quyết công ăn việc làm tại địa phương, cũng như nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân. Tuy nhiên, số nông hộ thực tế tham gia vào hoạt động này vẫn còn hạn chế. Đối với các hoạt động này thì hộ thuân nông có VA cao hơn, bình quân VA từ các hoạt động khác của hộ thuần nông là 3.74 triệu đồng, hộ nông kiêm là 1.15 triệu đồng.

Quá trình phát triển kinh tế trên địa bàn xã mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do các ảnh hưởng tiêu cực của thiên tai, dịch bệnh… hay là do các nhân tố chủ quan từ phía con người. Tuy nhiên, với những cố gắng và nổ lực, kinh tế của xã nói chung và của từng hộ nói riêng trong những năm qua đã thu được nhiều kết quả khả quan. Điều đó đã mở ra những hy vọng vào sự phát triển của kinh tế Hiệp Thuận trong tương lai.

Bảng 10: Kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân vay vốn

Chỉ tiêu ĐVT Hộ thuần nông Hộ nông kiêm Bình quân chung

Một phần của tài liệu Khóa luận khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại xã hiệp thuận huyện hiệp đức, quảng nam (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w