Tình hình tiếp cận nguồn vốn của các hộ nông dân tại địa bàn xã Hiệp Thuận

Một phần của tài liệu Khóa luận khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại xã hiệp thuận huyện hiệp đức, quảng nam (Trang 38 - 52)

Thuận

2.2.2.1. Tổng quan về thị trường tín dụng nông thôn tại địa bàn xã Hiệp Thuận a. Khái quát về các tổ chức tín dụng trên địa bàn

Cùng với sự phát triển chung của tín dụng nông thôn trên cả nước, tín dụng nông thôn tại xã Hiệp Thuận trong những năm qua đã có những bước tiến đáng kể. Hệ thống tín dụng nông thôn của xã có thể phân thành các khu vực sau:

Khu vực chính thức

Tại địa bàn xã Hiệp Thuận, khu vực tín dụng chính thức gồm có Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

 Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hiệp Đức:

Đây là đơn vị cung cấp vốn lớn nhất trên địa bàn huyện Hiệp Đức nói chung, cũng như xã Hiệp Thuận nói riêng. Tiền thân từ Ngân hàng phục vụ người nghèo được thành lập trước đây và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8 năm 2003. Sau 6 năm đi vào hoạt động, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của NHCSXH cấp trên, sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương, cũng như sự phối hợp của các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn huyện, NHCSXH huyện Hiệp Đức đã có những đóng góp lớn lao trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Được thành lập và hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, NHCSXH huyện Hiệp Đức được nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 0%. Trong những năm qua, Ngân hàng đã thực hiện các nghiệp vụ như: Cho vay, huy động vốn, thanh toán, nhận vốn ủy thác cho vay ưu đãi của tổ chức kinh tế xã hội, tổ chức phi chính phủ, chính quyền địa phương đầu tư cho các công trình, các dự án phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

Xác định Hiệp Đức là một huyện miền núi còn nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế xã hội, NHCSXH Hiệp Đức luôn bám sát các chương trình xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhằm triển khai kịp thời các chương trình tín dụng ưu đãi, chủ động xây dựng kế hoạch phân bổ nguồn vốn đến các xã và thị trấn. Đối với địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo cao như xã Hiệp Thuận, NHCSXH Hiệp Đức đã

phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội như: Hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, cũng như ban xóa đói giảm nghèo của xã triển khai chủ trương, chính sách về tín dụng phục vụ cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Đồng thời, Ngân hàng cũng tiến hành hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn và nghiệp vụ cho các tổ tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn xã, cũng như hướng dẫn về các tổ viên về yêu cầu, trình tự, thủ tục vay vốn, yêu cầu các tổ viên nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc giám sát, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn vay.

 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hiệp Đức

Sau NHCSXH, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hiệp Đức là đơn vị cung cấp tín dụng lớn thứ hai trên địa bàn huyện. Trong những năm qua NHNo&PTNT Hiệp Đức đã phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng đã thực hiện đa dạng hóa các loại hình tín dụng, đa dạng hóa phương thức cho vay cũng như huy động, đó là cho vay trực tiếp, cho vay thông qua ngân hàng lưu động, cho vay thông qua các tổ chức chính trị xã hội như: Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội cựu nông dân.

Ngoài trụ sở chính đặt tại thị trấn Tân An, NHNo&PTNT Hiệp Đức còn có phòng giao dịch Việt An (đặt tại xã Bình Lâm). Đây là điều kiện thuận lợi để người dân các xã tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng, cũng như thuận tiện trong việc nắm địa bàn của các cán bộ tín dụng. Công tác thẩm định, kiểm tra, đôn đốc… được thực hiện dễ dàng hơn.

Tại xã Hiệp Thuận, mặc dù không phải là đơn vị cung cấp vốn lớn nhất trên địa bàn, nhưng NHNo&PTNT Hiệp Đức đã góp phần không nhở trong việc cung cấp tín dụng xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội của xã.

Khu vực bán chính thức

Tham gia vào khu vực này có các đoàn thể chính trị xã hội như: Hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, và các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực tín dụng. Các tổ chức này đóng vai trò quan trọng trong việc đưa các công cụ tài chính đến với người dân. Quá trình hoạt động của các tổ chức này trên địa bàn Hiệp Thuận như sau:

 Hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh: Các tổ chức này đóng vai trò là tổ chức trung gian, đứng ra tín chấp cho nông hộ có nhu cầu vay vốn tại NHCSXH. Theo số liệu năm 2009, tổng số vốn giải ngân theo các chương trình cho vay của NHCSXH trên địa bàn xã Hiệp Thuận thông qua các đoàn thể này là trên 6 tỷ đồng. Trong đó, hội phụ nữ xã được NHCSXH ủy thác 4 tỷ đồng, hội nông dân khoản 1.2 tỷ

đồng, hội cựu chiến binh khoản 0.8 tỷ. Trong thời gian qua, chính nhờ sự kiểm tra, đôn đốc, giám sát của các đoàn thể trên mà nguồn vốn vay đã được cung cấp đúng đối tượng, đúng mục đích. Góp phần thực hiện tốt mục tiêu xóa đói giảm nghèo của xã trong thời gian qua.

 Các tổ chức phi chính phủ: Là các tổ chức không thuộc bất cứ quốc gia nào, ra đời với nhiều mục đích khác nhau, thông thường nhằm đẩy mạnh các mục tiêu chính trị, xã hội, bảo vệ môi trường thiên nhiên… Trên địa bàn xã Hiệp Thuận, hiện nay chỉ có tổ chức “Tầm nhìn thế giới” là tổ chức phi chính phủ hoạt động trên lĩnh vực tín dụng. Hoạt động chính của tổ chức này trên địa bàn xã là các hoạt động xóa đói giảm nghèo, nước sạch vệ vệ sinh môi trường. Về tín dụng, kết hợp với hội phụ nữ xã, tổ chức này đã thành lập các tổ vay vốn liên đới. Mặc dù quy mô của các hoạt động này không lớn, nhưng nó cũng góp phần làm phong phú thêm thị trường tín dụng nông thôn trên địa bàn xã.

Khu vực phi chính thức

Khu vực này mặc dù không phải là nguồn cung cấp vốn chính cho các nông hộ trên địa bàn xã Hiệp Thuận, nhưng lại khá đa dạng và phong phú như: Vay tư nhân, vay mượn bà con, bạn bè, mua chịu hàng hóa, phân bón, vật tư nông nghiệp, các tổ chức phường, họ, hụi... Đặc trưng của khu vực này là không chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Trung Ương hay pháp luật liên quan. Khu vực tín dụng này có thể có một hoặc một vài quy tắc vượt ra khỏi khuôn khổ pháp lý hiện hành (mà yếu tố cơ bản nhất là lãi suất). Sự phát triển của khu vực tín dụng này trên địa bàn xã Hiệp Thuận như sau:

 Vay tư nhân ở đây được hiểu là vay của các cá nhân cho vay lấy lãi, với hình thực vay này lãi suất vay cao, không ấn định cự thể. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của tín dụng nông thôn, cũng như sự phát triển của kinh tế xã hội, hình thức vay này hầu như không còn.

 Vay mượn bà con, bạn bè, người quen: Đặc trưng của hình thức vay này là không phải trả lãi, thời gian vay thường ngắn, lượng tiền vay thường nhỏ. Hình thức vay này dựa trên uy tín, mối quan hệ giữa người đi vay và người cho vay. Đây là hình thức vay khá phổ biến ở địa bàn Hiệp Thuận hiện nay.

 Mua nợ: Quá trình sản xuất nông nghiệp thường có chu kỳ sản xuất dài, trong khi vốn sản xuất của các nông hộ thường có hạn. Bởi vậy, để đáp ứng nhu cầu về vật tư nông nghiệp cho hoạt động sản xuất. Các nông hộ trên địa bàn xã thường phải mua nợ các cửa hàng, các nhà buôn tại địa phương. Những khoản nợ này thường được

trả bằng tiền hay sản phẩm nông nghiệp lúc cuối vụ. Mặc dù trên danh nghĩa các cửa hàng, các nhà buôn không lấy lãi, nhưng đối với các khoản mua nợ thời gian dài, giá mua thường được tăng một lượng nhất định, đây cũng có thể xem là khoản lãi mà các nông hộ phải chịu cho việc mua nợ.

 Phường, hụi, họ:

Tại địa bàn Hiệp Thuận hiện nay phổ biến là hình thức hụi, đây là hình thức tập trung vốn bằng cách quy định các hội viện góp vốn lại. Sau đó nguồn vốn này sẽ được cho các thành viên vay, nếu trong nhóm hụi không có ai vay thì mới cho người ngoài. Mức lãi suất, mức cho vay, thời hạn vay do các thành viên bỏ phiếu kín với nhau. Tại xã Hiệp Thuận hiện nay có 3 nhóm hụi lớn.

b. Mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với hộ nông dân vay vốn

Mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với hộ nông dân vay vốn có thể được khái quát ở sơ đồ sau:

Sơ đồ 2 : Mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với hộ nông dân vay vốn trên địa bàn xã Hiệp Thuận

Ghi chú: :Cung ứng vốn

:Trả lãi, trả gốc vốn vay

Chúng ta có thể thấy được mối quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân cung cấp vốn cho các hộ nông dân có sự khác biệt.

Tư nhân (bạn bè, bà con, hụi…) NHNo&PT NT NHCSXH Tổ chức phi chính phủ ĐOÀN THỂ CT – XH

(Hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh)

 Về phía NHNo&PTNT, trên địa bàn huyện, NHNo&PTNT huyện Hiệp Đức cho vay chủ yếu qua hai hình thức là cho vay trực tiếp và cho vay qua các đoàn thể chính trị xã hội như hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh. Tuy nhiên trên địa bàn xã Hiệp Thuận hiện nay mới chỉ áp dụng hình thức vay trực tiếp tại ngân hàng, với số vốn giao dịch còn hạn chế. Trong những năm qua NHNo&PTNT huyện Hiệp Đức đã thực hiện kết hợp, đa dạng hóa các loại hình tín dụng một cách linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng sản xuất.

 Về phía NHCSXH, ngân hàng áp hình thức cho vay gián tiếp thông qua các đoàn thể chính trị- xã hội trên địa bàn như hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, trong đó chủ yếu là qua hội phụ nữ. Các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội trên địa bàn có vai trò làm trung gian trong giao dịch giữa NHCSXH và các hộ có nhu cầu vay vốn. Các tổ chức này đứng ra tín chấp cho các hộ vay, đồng thời cũng tiến hành việc bầu xét, bình chọn các hộ được ưu tiên vay vốn theo các chương trình, cũng như tiến hành kiểm tra, đôn đốc việc sử dụng vốn, trả lãi, trả vốn…

 Tổ chức phi chính phủ, trên địa bàn xã Hiệp Thuận hiện nay chỉ có tổ chức Tầm Nhìn Thế Giới (World Vision) hoạt động trong lĩnh vực cung cấp tín dụng nông thôn. Phối hợp với hội phụ nữ xã, với vai trò cung cấp nguồn vốn ban đầu. Tổ chức này đã xây dựng mô hình cho vay theo “nhóm liên đới”, với đối tượng cho vay ưu tiên là các hộ nghèo trong xã.

 Khu vực tín dụng phi chính thức gồm có các nguồn cho vay như bà con, bạn bè, họ hàng, vay tư nhân cho vay lấy lãi, các nhóm hụi. Với các nguồn vay này, các hộ nông dân giao dịch trực tiếp, với thủ tục nhanh gọn. Tuy nhiên, số vốn vay lại hạn chế và thường phụ thuộc vào quan hệ giữa người đi vay và người cho vay.

2.2.2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh của các tổ chức tín dụng nông thôn trên địa bàn Chúng ta có thể liệt kê các nguồn tín dụng hiện có trên địa bàn xã Hiệp Thuận như sau:

 Thứ nhất, ở khu vực chính thức gồm có ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hiệp Đức, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hiệp Đức.

 Thứ hai, ở khu vực bán chính thức có sự tham gia của hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh xã Hiệp Thuận và tổ chức Tầm nhìn thế giới.

 Thứ ba, ở khu vực phi chính thức với các nguồn vay mượn bà con, bạn bè, vay tư nhân cho vay lấy lãi, các nhóm hụi.

Để xét năng lực cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trên địa bàn xã ta đánh giá các vấn đề sau:

a. Đối tượng được vay vốn:

Trong số các nguồn vay vốn của hộ nông dân xã Hiệp Thuận thì có thể thấy rõ rằng yêu cầu của NHNo&PTNT đối với các đối tượng được vay vốn có phần khắt khe hơn, các hộ có hộ khẩu thường trú trên địa bàn đều có quyền làm đơn xin vay vốn, nhưng đòi hỏi phải có một phương án sản xuất kinh doanh đã được cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn thông qua thì mới có thể tiến hành các bước tiếp theo. Hầu hết các hộ vay vốn đều phải yêu cầu có tài sản thế chấp, hình thức vay tín chấp rất ít. Nhà cửa là tài sản chính được các nông hộ mang ra thế chấp, tuy nhiên do đời sống còn nhiều khó khăn, giá trị thế chấp thường không cao, nên các món vay thường nhỏ, khó đáp ứng nhu cầu đầu tư sản xuất của các hộ.

Đối với Ngân hàng Chính sách Xã hội, tùy theo từng chương trình mà có đối tượng vay khác nhau, nhưng chủ yếu là các hộ nghèo và các hộ cận nghèo. Các chương trình vay của NHCSXH chủ yếu nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, hỗ trợ học sinh- sinh viên có hoàn cảnh khó khăn…

Trong những năm qua, số lượng các chương trình cho vay của NHCSXH không ngừng gia tăng, phạm vi, đối tượng được vay vốn không ngừng được mở rộng, đã tạo những điều kiện thuân lợi cho việc tiếp cận nguồn vốn vay của các hộ nông dân, đặc biệt là hộ nghèo.

Cũng giống như NHCSXH, đối tượng được vay vốn của tổ chức Tầm nhìn Thế Giới theo mô hình nhóm liên đới là các hộ nghèo, các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.

Đối với các hộ cần vốn để giải quyết những khó khăn trước mắt, hoặc không đáp ứng yêu cầu vay của các tổ chức tín dụng tại khu vực chính thức và bán chính thức thì họ sẽ vay mượn của bà con, họ hàng, bạn bè… hoặc vay tư nhân cho vay lấy lãi. Đặc trưng của các nguồn vay này là quy trình thủ tục vay đơn giản, tránh giấy tờ phiền hà. b. Mức vay, thời hạn vay, lãi suất và hình thức vay của các tổ chức tín dụng

Tùy vào các tổ chức tín dụng mà các nông hộ sẽ được vay với mức vay khác nhau, lãi suất, thời hạn và hình thức vay khác nhau. Cụ thể như sau:

 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hiệp Đức:

- Về mức vay, lượng tiền các nông hộ được vay trong mỗi lần vay tùy thuộc vào các nhân tố như: Tổng nguồn vốn hiện có của ngân hàng, nhu cầu vay của hộ nông dân,

nhưng quan trọng nhất vẫn là giá trị tài sản thế chấp, cũng như uy tín của cá nhân, đơn vị đứng ra tín chấp.

- Về thời hạn vay, NHNo&PTNT có ba thời hạn cơ bản đó là vay ngắn hạn (các khoản vay có thời hạn dưới 12 tháng), vay trung hạn (các khoản vay từ 12 tháng đến 60 tháng), vay dài hạn (các khoản vay có thời hạn trên 60 tháng). Tuy nhiên qua 3 năm điều tra tại địa bàn xã Hiệp Thuận, nhận thấy các nông hộ đều vay ngắn hạn và trung hạn. Điều này có thể hiểu là do các nông hộ vay chủ yếu nhằm mục đích sản xuất nông nghiệp, quy mô đầu tư không lớn, thường thu hồi vốn nhanh nên vay dài hạn là không cần thiết.

- Về mức lãi suất, tùy theo từng thời kỳ mà mức lãi suất của NHNo&PTNT có mức lãi suất khác nhau. Nhưng qua 3 năm điều tra, lãi suất giao động trong khoản 1% trên

Một phần của tài liệu Khóa luận khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại xã hiệp thuận huyện hiệp đức, quảng nam (Trang 38 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w